Bấc Đèn là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Bấc Đèn, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Bấc Đèn được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây cỏ Bấc Đèn có vị ngọt, tính hàn, tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt và lợi tiểu. Nhân dân thường dùng dược liệu này trong bài thuốc trị các chứng bệnh do thấp nhiệt như viêm bàng quang, viêm họng, viêm amidan, nóng sốt. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây cỏ Bấc Đèn, cùng theo dõi nhé!

Bấc Đèn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 7

Tổng quan về cây Bấc Đèn

  • Tên gọi khác: Đăng tâm thảo, Hổ tu thảo, Tịch thảo, Cỏ ất tâm, Xích tu, Bích ngọc thảo, Đăng thảo, Đăng tâm.
  • Tên cây theo khoa học: Juncus effusus
  • Tên dược: Medulla Junci Effusi
  • Thuộc họ: Bấc (danh pháp khoa học: Juncaceae)

Bấc đèn là cây cỏ sống nhiều năm, thường mọc thành từng cụm dày. Thân nhỏ, tròn, cứng và cao khoảng 35 – 100cm. Thân có màu xanh nhạt, đường kính khoảng 1 – 2mm và có vạch dọc ở mặt ngoài.

Lá tiêu giảm nhiều chỉ còn lại một số bẹ ở gốc thân. Hoa có màu vàng nâu, lưỡng tính và mọc ở ngọn. Quả nang, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.

Ruột của cây bấc đèn được sử dụng để làm thuốc, được gọi là Đăng tâm thảo.

Cây cỏ bấc đèn thường mọc ở những nơi ẩm ướt như bờ ruộng, bờ sông suối. Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở các tỉnh nước ta như Hà Nam và Nam Định.

Vào mùa thu, cắt cây cỏ bấc đèn về. Sau đó rạch dọc để lấy lõi riêng, cột thành từng bó rồi đem phơi khô để dùng dần. Dược liệu sau khi phơi khô có màu trắng/ vàng nhạt, dài 90cm, đường kính 0.1 – 0.3cm và không có mùi vị.

Cách bảo quản thế nào? ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Cây cỏ bấc đèn chứa một số thành phần hóa học như methyl pentosan, araban, phlobaphen, xylan,…

Xem thêm: Cây Dầu Giun là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Vị thuốc bấc đèn

Bấc Đèn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 8
Vị thuốc bấc đèn

Vị ngọt, tính hàn.

Quy vào kinh Tiểu trường, Phế và Tâm.

– Tác dụng ra sao? của đăng tâm thảo theo Đông Y:

  • Công dụng: Lợi tiểu trường, giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu thông lâm.
  • Chủ trị: Mất ngủ, thủy thũng, đau họng (hầu tỳ), nhiệt lâm, trẻ em bị khóc đêm, mụn nhọt, viêm họng, ho, sốt cao,…

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Chưa có nghiên cứu.

Đăng tâm thảo được sử dụng ở dạng tán bột hoặc dạng sắc uống, liều dùng tham khảo: 1 – 2g/ ngày.

Bài thuốc trị bệnh từ cây bấc đèn – đăng tâm thảo

Bấc Đèn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 9
Bài thuốc trị bệnh từ cây bấc đèn – đăng tâm thảo

1. Bài thuốc chữa chứng phù thũng, tiểu tiện ít và ăn ngủ kém

  • Chuẩn bị: Lõi cây bấc đèn 8g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 250ml nước để sôi trong vòng 15 phút, sau đó chia nước sắc thành 3 lần uống.
Xem thêm:  Cây Ươi là cây gì? đặc điểm nhận dạng và tác dụng của cây này với sức khỏe

2. Bài thuốc trị miệng khát và tâm phiền

  • Chuẩn bị: Mạch môn và lá tre mỗi vị 12g, bấc đèn 4g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

3. Bài thuốc cầm máu với những trường hợp bị thương nhẹ

  • Chuẩn bị: Đăng tâm thảo.
  • Thực hiện: Giã nhỏ và đắp vào nơi bị thương.

4. Bài thuốc trị tiểu gắt và tiểu đỏ

  • Chuẩn bị: Hoàng bá, biển súc, xa tiền tử mỗi vị 9g, hoạt thạch và mộc thông mỗi vị 6g, bấc đèn 9g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 800ml nước đun nhỏ lửa còn lại 250ml. Chia nước sắc thành 3 lần uống trong ngày, dùng bài thuốc liên tục trong 10 ngày.

5. Bài thuốc trị chứng lậu gây tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu buốt

  • Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh và cỏ bấc đèn mỗi vị 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống.

6. Bài thuốc trị chứng khó ngủ

  • Bài thuốc 1: Đạm trúc diệp 9g và bấc đèn 3g, đem hãm lấy nước uống hằng ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị bấc đèn 2g đem sắc với 400ml nước còn lại 100ml. Liệu trình kéo dài 15 ngày, thực hiện từ 2 – 4 liệu trình cho đến khi bệnh thuyên giảm.

7. Bài thuốc trị các chứng rối loạn tiểu tiện

  • Bài thuốc 1: Phượng vĩ thảo và xa tiền thảo mỗi vị 30g, bấc đèn 10g. Dùng nước cháo sắc với dược liệu lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2: Đông quỳ tử, cam thảo tiêu, chi tử và mộc thông mỗi vị 10g, bấc đèn 3g, hoạt thạch 15g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

8. Bài thuốc trị chứng phù do tim

  • Chuẩn bị: Thổ ngưu tất 50g và bấc đèn 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống.

Xem thêm: Cây Đơn Lá Đỏ là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

9. Bài thuốc trị trẻ nhỏ bị hô mê và nói sảng do sốt cao

  • Chuẩn bị: Chu sa 6g, ngưu hoàng 1g, sơn chi 12g, uất kim 8g, hoàng cầm 12g và sinh hoàng liên 15g, đăng tâm 1 lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Đem đăng tâm sắc riêng, các vị còn lại đem tán thành bột mịn làm hồ. Mỗi lần dùng 1 – 3g uống với nước sắc đăng tâm.

10. Bài thuốc trị chứng thấp nhiệt hạ chú gây nhiệt lâm, huyết lâm

  • Chuẩn bị: Cù mạch, đại hoàng (hơ nóng), mộc thông, xa tiền, biển súc, chích cam thảo, hoạt thạch và sơn chi các vị bằng lượng nhau, nước sắc của cây bấc đèn.
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc sao giòn, tán mịn. Mỗi lần dùng 10 – 15g sắc với nước bấc đèn, ngày dùng 3 lần cho đến khi khỏi.

11. Bài thuốc trị chứng cao lâm (tiểu ra dưỡng chất)

  • Chuẩn bị: Hoạt thạch, hải kim sa mỗi vị 40g, cam thảo 10g, cỏ bấc đèn 10g.
  • Thực hiện: Đem cỏ bấc đèn sắc lấy nước, các vị còn lại tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g thuốc bột uống với nước sắc cỏ bấc đèn, ngày dùng 3 lần.

12. Bài thuốc trị người bồn chồn, phát nóng, chân tay vật vã

  • Chuẩn bị: Búp tre 15 cái, đọt non của cây dứa dại 30g, cỏ bấc đèn 6g và xích tiểu đậu 30g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

13. Bài thuốc trị bệnh viêm amidan và viêm họng mãn tính

  • Chuẩn bị: Phèn chua phi khô 2.5g, mai hoa phiến 1g, cỏ bấc đèn 3g, hoàng bá (đốt thành than) 2g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 3 – 4g thổi vào bên trong cổ họng.

14. Bài thuốc trị thấp nhiệt bàng quang

  • Chuẩn bị: Đăng tâm, xuyên tâm liên, bạch mao căn và xa tiền tử, gia giảm liều lượng theo từng trường hợp.
  • Thực hiện: Sắc uống.

15. Bài thuốc trị tiêu chảy

  • Chuẩn bị: Bạch phục linh, đảng sâm, xa tiền tử, hương nhu và trư linh mỗi vị 12g, cỏ bấc đèn 2g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Xem thêm:  Câu Kỷ Tử Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

16. Bài thuốc trị sỏi tiết niệu và tiểu ra máu

  • Chuẩn bị: Mộc thông, chi tử, cù mạch, xa tiền tử và biển súc mỗi vị 10g, bấc đèn 2g, cam thảo 3g, đại hoàng 6g, hoạt thạch 20g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Xem thêm: Diệp hạ châu là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

17. Bài thuốc trị trẻ em bị hay khó về đêm, cảm sốt do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản

  • Chuẩn bị: Kim ngân hoa 12g, cam thảo 3g, kinh giới tuệ 4g, cát cánh 6g, ngưu bàng tử 8g, hoàng cầm 8g, táo nhân 8g và đăng tâm 2g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

18. Bài thuốc trị viêm màng tiếp hợp cấp

  • Chuẩn bị: Liên kiều 10g, cỏ bấc đèn 4g, kim ngân hoa, thảo quyết minh, cúc hoa, địa hoàng tươi và long đởm thảo mỗi vị 12g, thuyền thoái 2 – 4g.
  • Thực hiện: Sắc uống.

19. Bài thuốc trị mắt đỏ sưng đau do phong nhiệt ứ tại kinh can

  • Chuẩn bị: Xích thược, cúc hoa, sài hồ, tang diệp mỗi vị 12g, bấc đèn 2 – 4g, quyết minh tử 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng từ 1 – 2 thang.

20. Bài thuốc trị tiểu không thông, tiểu bí, nhiệt ở thượng tiêu

  • Chuẩn bị: Cù mạch 1.6g, hổ phách 1.6g, biển súc 2g, xa tiền tử 3g, bấc đèn 0.4g, trư linh 10g, mộc thông 2g, trạch tả 1.6g, phục linh 6g và thông thảo 0.8g.
  • Thực hiện: Trộn đều các dược liệu, mỗi lần dùng 16g sắc lấy nước và dùng khi đói.

21. Bài thuốc trị chứng khí hư bạch đới

  • Chuẩn bị: Phượng vĩ thảo, rau khúc, bấc đèn mỗi vị 12g, bấc đèn 15g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

22. Bài thuốc trị chứng lạnh bụng, chướng hơi, mệt mỏi do nhiễm nấm đường ruột mãn tính

  • Chuẩn bị: Thanh mộc thương, cốc nha và thanh bì mỗi vị 20g, bấc đèn và đinh hương mỗi vị 16g, củ gấu, tam lăng và nghệ đen mỗi vị 160g, khiên ngưu và binh lang mỗi vị 40g.
  • Thực hiện: Tán các vị thành bột sau vo thành hạt, mỗi lần dùng 8 – 12g uống với nước sắc từ gừng tươi.

Kiêng kỵ và Lưu ý khi dùng cỏ bấc đèn

  • Không dùng cho người trúng hàn, thể trạng hư và tiểu tiện không kìm được.
  • Tránh dùng trong thời gian dài.
Bấc Đèn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 10
Những ai không nên dùng Bấc Đèn

Giống như các loại dược liệu khác, Bấc Đèn cũng có tính tương khắc, tương hợp. Những trường hợp không nên dùng Bấc đèn gồm có:

  • Người đang bị chứng phong hàn, cảm mạo.
  • Người bị ngộ độc thực phẩm hoặc ăn không ngon.
  • Người bị sốt rét.
  • Người từng bị dị ứng với các thảo dược, các dược liệu Đông y.
  • Người có kích ứng với một trong các chất hóa học của Bấc đèn như: methyl pentosan, xylan, phlobaphen, araban.
  • Người đang chữa trị theo đơn của bác sĩ.
  • Người đang sử dụng thuốc Tây.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Giống như các loại thực vật khác, khi trồng cây Bấc Đèn bạn phải lưu ý một số yếu tố bắt buộc để đảm bảo sự sống và phát triển của cây. Có thể kể đến điều kiện về đất trồng, ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng cũng như phương pháp thực hiện.

Bấc Đèn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 11
Cách trồng cỏ Bấc Đèn đúng phương pháp

Về đất trồng cỏ Bấc Đèn

Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam đều là các tỉnh có đất phù sa chiếm phần lớn tỷ lệ thổ nhưỡng ở nơi đây. Nhìn vào đặc điểm phân bố cây Bấc Đèn, có thể nhận định loại đất với thành phần dinh dưỡng cao được lắng đọng nơi bờ sông, bãi bồi này thật sự lý tưởng để trồng dược liệu cũng như các loài thực vật khác.

Xem thêm:  Cây Huyết Rồng Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Bấc Đèn có thể sống ở nơi ngập nước sâu đến 10 cm.

Mặc dù vậy, với đặc tính dễ sống, cây Bấc Đèn cũng có thể trồng ở các loại đất khác nhưng phải đảm bảo độ ẩm, nguồn nước để cây có điều kiện phát triển.

Với những loại đất nghèo chất dinh dưỡng, bạn có thể tăng cường cải tạo bằng cách bổ sung phân bón, vôi hoặc các chế phẩm sinh học khác có lợi.

Về ánh sáng, nhiệt độ để trồng cỏ Bấc Đèn

Cây Bấc Đèn là loại thực vật sống quanh năm suốt tháng. Cây có thể sống được ở môi trường nhiệt độ từ 15 – 40 độ.

Vượt quá 40 độ, cây có thể chậm hoặc ngừng phát triển nếu môi trường quá khắc nghiệt. Tuy nhiên, trong một số giai đoạn nhất định, bạn cũng cần lưu ý đảm bảo điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ.

Ví dụ, khi đang gieo hạt hoặc ươm giống thì ánh sáng không được quá gắt. Nên để chậu trong bóng mát hoặc căng bạt tản nhiệt. Nhiệt độ từ 20 – 27 độ là thích hợp để cây sinh trưởng, nảy mầm.

Bấc Đèn - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 12
Cách trồng cỏ Bấc Đèn đúng phương pháp

Khi trồng Bấc Đèn, bạn không cần phải chăm sóc quá nhiều. Phần ruột loài cây này được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Do đó, cần đảm bảo cung cấp lượng nước cho cây đầy đủ để thân cây được phát triển toàn diện, không để đất bị khô.

Về phân bón, giai đoạn đầu bạn có thể lót một lớp phân chuồng hoại mục rất tốt cho sự sinh trưởng của cây. Đến giai đoạn cây phát triển, nếu loại đất bạn trồng có độ chua cao thì nên bổ sung phân lân để cân bằng dinh dưỡng cho đất cũng như đảm bảo cây có bộ rễ khỏe mạnh, tăng khả năng chống chọi sâu bệnh.

Phương pháp thực hiện

Bước 1: Ủ hạt

Trước khi gieo hạt, nên ngâm ủ hạt giống trong khay bông gòn thấm nước ấm (khoảng 40 độ). Đảm bảo bề mặt bông không quá khô hay bị úng nước và ủ trong bóng tối. Thời gian để hạt nảy mầm là khoảng 5 – 10 ngày.

Bước 2: Gieo mầm

Khi hạt đã nảy mầm, bạn sẽ xới một lớp đất mỏng cỡ chừng 5 – 7 cm để gieo hạt mầm. Giai đoạn này cần đảm bảo nhiệt độ thoáng mát từ 20 – 25 độ để cây phát triển thuận lợi. Bề mặt đất phải thường xuyên xịt ẩm.

Bước 3: Chuyển chậu

Sau khi rễ và thân cây đã phát triển cứng cáp, bạn có thể chuyển Bấc Đèn đến một không gian rộng lớn hơn để đảm bảo môi trường cho cây phát triển. Loại đất luôn ẩm và thoát nước tốt là điều kiện lý tưởng cho sự sinh trưởng của loại dược liệu này.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh, cách trồng và chăm sóc Cây Bấc Đèn do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn nên thực hiện các bài thuốc theo hướng dẫn của lương y hoặc đến phòng khám Đông y để được bắt mạch, kê đơn.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Bấc Đèn:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Bấc Đèn. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Bấc Đèn, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm: Bèo Cái Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bạn vừa đọc xong bài viết: Bấc Đèn là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987