Bạch Hạc Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Bạch Hạc, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Bạch Hạc được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây Bạch Hạcthảo dược quý có tác dụng rất nhiều bệnh về da liễu, hô hấp hay bệnh về xương khớp hiệu quả. Để có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng loại cây này, mọi người hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.

Cây bạch hạc trong dân gian gọi là cây Kiến cò hay là Cây lác còn tên khoa học của loại cây này là Rhinacanthus nasutus Kurz, thuộc họ Ô rô – Acanthaceae.

Bạch Hạc - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 7
Bạch hạc là cây gì?

Cây bạch hạc giống cây mọc dại ở rất nhiều tỉnh thành phía bắc nước ta và là một loại thảo dược được ông cha ta sử dụng làm nguyên liệu điều chế các bài thuốc đông y chữa bệnh các bệnh về da liễu hiệu quả như hắc lào, lang ben, vảy nến…

Cây bạch hạc thường mọc ở đâu?

Bạch Hạc - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 8
Cây bạch hạc thường mọc ở đâu?
  • Là một loại cây nhỏ mọc thành bụi, có chiều cao từ 1 – 2m, rễ chùm, thân non.
  • Cây bạch hạc lá dài khoảng 3 – 7 cm, rộng 2 – 4cm, mọc kiểu đối xứng và phiến lá thuôn dài có hình trứng, mặt trên nhẵn và mặt dưới lông mịn.
  • Cây bạch hạc có hoa tương đối nhỏ, có màu trắng, kết chùm và nở rộ vào tháng 8 trong năm. Khi nở hoa có hình dáng giống như con hạc đang bay.
  • Rễ mới đào để lâu sẽ có màu đỏ, lớp vỏ ngoài dễ bong, có vị ngọt và mùi hắc nhẹ và thường dùng để làm thuốc.
  • Cây bạch hạc được thu hái quanh năm, đặc biệt là vào mùa thu đông. Sau khi hái lượm về sẽ tiến hành rửa sạch, phơi khô hoặc sấy và bảo quản để làm thuốc.

Xem thêm: Bạc hà là cây gì? Có đặc điểm và công dụng ra sao? Trồng được không?

Xem thêm:  Bạn có biết bài thuốc từ cây sim - củ nâu - bòng bong - cây muồng trâu

Các thành phần hóa học của cây trong cây bạch hạc

Theo các số liệu nghiên cứu, trong cây bạch hạc có chứa nhiều thành phần hóa học như:

  • Thân cây bạch hạc chứa phần lớn các chất: Saponin, phenols, tanin, vitamines, germanium organic, acide amine.
  • Trong rễ cây bạch hạc có chứa hoạt chất: Lupeol, glycocides, B-sitosterol, Rhinacanthin A, B, C, D, E, F, Q, naphthoquinone, stigmasterol…
  • Hoa chứa flavonoid.
  • Lá chứa anthoyan, kali nitrat, alcaloid, acid chrysophanic.

Tác dụng ra sao? của cây bạch hạc

Chúng ta có thể sử dụng tất cả bộ phận của cây bạch hạc làm thuốc chữa bệnh từ thân, lá, rễ của cây.

  • Kích thích tần số nhu động thực quản giúp cải thiện tình trạng hóc xương ở người bệnh.
  • Lợi tiểu, tiêu viêm.
  • Cây bạch hạc ngăn ngừa và ức chế khuẩn Shigella, khuẩn gram âm – dương, tụ cầu vàng, nấm.
  • Trị bệnh lao phổi thời kỳ đầu.
  • Chữa trị các loại bệnh về da liễu như hắc lào, lang ben, vảy nến…
  • Cây bạch hạc điều trị đau thần kinh tọa, điều trị thoát vị đĩa đệm, bài thuốc chữa thoái hóa cột sống, chữa bệnh viêm khớp, các cơn đau nhức từ mông xuống chân,…
  • Cải thiện tình trạng cao huyết áp ở người cao tuổi.
  • Chữa các bệnh về phong hàn, tê thấp, viêm khớp, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,…

Xem thêm: Cây Sa Nhân Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Cách sử dụng cây bạch hạc trong điều trị bệnh

Trong Đông y, bạch hạc là loại cây có tính bình, vị ngọt nhẹ có tác dụng cực tốt trong giải tỏa thanh nhiệt, chống ngừa, nhuận phế, trừ phong thấp, sát trùng. Rễ cây bạch hạc có mùi hắc nhè nhẹ, vị ngọt như sắn rừng.

Bạch Hạc - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 9
Cách sử dụng cây bạch hạc trong điều trị bệnh

Sau đây là cách sử dụng cây bạch hạc làm các bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả:

Sử dụng bạch hạc chữa bệnh lao phổi thời kỳ đầu

Những đối tượng người bệnh đang có dấu hiệu bệnh lao phổi như ho rát cổ họng, ho có đờm hay ho khan có thể tham khảo bài thuốc từ cây bạch hạc sau

Chuẩn bị:

  • 40g bạch hạc tươi (hoặc 15g bạch hạc khô) và 10g đường phèn.

Thực hiện:

  • Đem cây bạch hạc đi rửa sạch, phơi khô ráo nước.
  • Cho bạch hạc cùng đường phèn vào trong nồi sắc với 500ml nước.
  • Đun sôi đến khi nước trong nồi còn khoảng 200ml nước thì ngừng lại và chắt lấy nước.
  • Chia hỗn hợp thuốc thành 2 phần đều nhau và sử dụng trong ngày.

Cây bạch hạc hỗ trợ cải thiện tình trạng huyết áp cao

Đây là bài thuốc giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao.

Chuẩn bị:

  • 30g các loại rễ cây xấu hổ, lá cây bạch hạc, 40g cỏ mấn trầu, lá vú sữa, 20g rễ nhàu.

Thực hiện:

  • Đem các loại dược thảo trên đi rửa thật sạch, phơi ráo nước.
  • Cho tất cả nguyên vật liệu vào trong nồi sắc với 1 lít nước trong vòng 30 phút.
  • Sau thời gian trên, bỏ ra chắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Sử dụng đều đặn trong vòng 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Xem thêm:  Cây Thuốc Làm Liệt Dương Vĩnh Viễn: Nam Giới Cần Cẩn Trọng

Bài thuốc từ cây bạch hạc trị hắc lào, lang ben

Với những đối tượng bị bệnh hắc lào, eczema hay lang ben lâu năm không khỏi có thể thử bài thuốc sau đây:

Chuẩn bị:

  • 500gr rễ cây bạch hạc, 1 lít rượu trắng.

Thực hiện:

  • Đem rễ cây bạch hạc sau khi thu hoạch đi phơi nắng cho đến khi vỏ bên ngoài bong ra và rễ chuyển sang màu đỏ.
  • Sau đó, đem rễ cây đi thái nhỏ và cho vào một bình thủy tinh sạch ngâm với 1 lít rượu trắng trong vòng 2 tuần.
  • Sử dụng bài thuốc từ cây bạch hạc hàng ngày với tần suất 3 lần/ngày để đạt được kết quả điều trị là tốt nhất. Có thể thêm nước cốt chanh từ vỏ để ngâm cùng để tăng tính hiệu quả thêm cho bài thuốc.

Chữa đau thần kinh tọa bằng bạch hạc

Trong YHCT, cây bạch hạc có tính hàn, giúp giảm đau và cải thiện các triệu chứng đau nhức do một số bệnh lý xương khớp như đau thần kinh tọa, thoái hóa xương khớp…vô cùng hiệu quả.

Để sử dụng bài thuốc này mọi người hãy làm theo cách sau đây:

Chuẩn bị:

  • 15g ráy thục sơn, 15g rễ cây lá lốt, 15g rễ cỏ xước, 10g quế chi, 10g rễ cây bạch hạc cùng một số nguyên liệu khác như vỏ quýt, ngải cứu với hàm lượng vừa phải.

Thực hiện:

  • Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch. Sau đó cho vào nồi sắc lấy thuốc.
  • Đun hỗn hợp trong khoảng thời gian 1 giờ đồng hồ rồi bỏ ra chia đều thành 3 phần bằng nhau.
  • Mỗi ngày bỏ ra sử dụng hết thuốc trong ngày và kiên trì điều đặn 10 – 15 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc chữa bệnh tê thấp, viêm khớp

Bạch Hạc - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 10
Bài thuốc chữa bệnh tê thấp, viêm khớp

Để sử dụng cây bạch hạc chữa các bệnh về xương khớp, mọi người hãy tham khảo cách làm sau đây:

Chuẩn bị:

  • 12g rễ cây bạch hạc, củ kim cang, ý dĩ, cam thảo,16g thổ phục linh, kim ngân hoa, hy thiêm, ké đầu ngựa và 8g quế chi.

Thực hiện:

  • Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch, phơi khô ráo nước, cho vào nồi sắc với 500ml nước lọc.
  • Đun sôi hỗn hợp thuốc đến khi nước thuốc đặc sánh thì tắt bếp và cho ra cốc.
  • Sử dụng hàng ngày sau mỗi bữa ăn từ 1 – 3 tuần sẽ thấy các triệu chứng đau nhức được cải thiện rõ rệt.

Cây bạch hạc chữa ghẻ lở

Bạch Hạc - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 11
Cây bạch hạc chữa ghẻ lở

Một trong những công dụng đặc biệt của cây bạch hạc là giúp điều trị bệnh ghẻ lở hiệu quả. Sau đây là cách thực hiện:

Chuẩn bị:

  • 20g lá cây bạch hạc, rễ cây muồng châu, rượu trắng 100ml

Thực hiện:

  • Đem tất cả nguyên liệu trên đi rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào một bình thủy tinh sạch.
  • Sau đó bỏ rượu vào ngâm cùng hỗn hợp thuốc trên trong vòng 1 tuần thì có thể bỏ ra sử dụng.
  • Sử dụng tăm bông bôi hỗn hợp rượu ngâm vào vị trí bị ghẻ lở từ 2 ngày cho đến 4 ngày sẽ thấy giảm triệu chứng ngứa đi nhanh chóng.

Xem thêm: Cây Muối Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

Xem thêm:  Cây Sa Sâm có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Lưu ý từ các chuyên gia về cây bạch hạc

Bạch Hạc - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 12
Lưu ý từ các chuyên gia về cây bạch hạc

Bạch hạc được khuyến cáo đối với một số đối tượng sau:

  • Bệnh nhân huyết áp thấp.
  • Trẻ em.
  • Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào cụ thể về mức độ tương tác thuốc của bạch hạc. Tuy nhiên, một số thí nghiệm mới đây, các chuyên gia cũng cho biết, lá bạch hạc có khả năng gây nổi mụn, tổn thương da, gây sưng đỏ, bong tróc da, để lại sẹo lâu. Để an toàn hơn, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng

Cây bạch hạc là một loại cây mọc dại có rất nhiều trong tự nhiên ở khu vực phía bắc nước ta, dùng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Chính vì vậy, khi có nhu cầu sử dụng loại cây này làm thuốc chữa bệnh, mọi người có thể tiến hành đến những khu vực dân cư sinh sống để hỏi thăm và thu hái loại cây này.

Nếu không có thời gian đi thu hái có thể mua cây bạch hạc tại một số nhà thuốc đông y uy tín. Tuy nhiên, do tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng của các loại thảo dược này ngày một nhiều thêm nên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên mua ở bên ngoài hay bất cứ đâu mà không có sự uy tín hay tin tưởng.

Bên cạnh đó, trước khi sử dụng cây bạch hạc vào điều trị bệnh thì mọi người cũng cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế để hạn chế rủi ro xảy ra do sử dụng sai cách hoặc không đúng liều lượng.

Rễ cây bạch hạc mua ở đâu?

Người bệnh có thể tìm kiếm loại cây này trong thiên nhiên và đem về chế biến thành những bài thuốc phục vụ cho việc chữa và điều trị bệnh. Nếu không có điều kiện thì có thể mua tại các cơ sở đông y. Tuy nhiên hiện nay tình trạng bán các loại thuốc từ cây bạch hạc diễn ra tràn lan, rất khó để có thể đánh giá được chính xác liệu sản phẩm mình đặt mua có đảm bảo chất lượng hay không.

Bệnh nhân nên tham khảo qua các tư vấn của y bác sỹ trước khi có quyết đinh sử dụng cây Bạch hạc trong việc chữa và điều trị bệnh nhằm hạn chế được thấp nhất những rủi ro khi sử dụng thuốc sai cách và sai phương pháp.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Bạch Hạc do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn nên thực hiện các bài thuốc theo hướng dẫn của lương y hoặc đến phòng khám Đông y để được bắt mạch, kê đơn.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Bạch Hạc:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Bạch Hạc. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Bạch Hạc, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm: Cây Lục Bình Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

Bạn vừa đọc xong bài viết: Bạch Hạc Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987