Cà gai leo Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cà gai leo – Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cà gai leo – Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây cà gai leo là một trong những thảo dược quen thuộc có tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, chữa phong thấp, chảy máu chân răng, say rượu, bệnh lậu… Trong đó công dụng điều trị các bệnh về gan là nổi bật hơn cả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những công dụng chữa bệnh của cà gai leo qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Cà gai leo - Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo 9
Công dụng của cà gai leo với sức khỏe

 

Công dụng của cà gai leo với sức khỏe

Với nhiều tác dụng khác nhau trong điều trị bệnh, cà gai leo được sử dụng phổ biến trong đông y học. Dưới đây là các bài thuốc trị tốt nhất có sử dụng vị thuốc này.

Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống ung thư gan

Chuẩn bị: 30g cà gai leo, 10g dừa cạn và 10g diệp hạ châu

Dùng tất cả nguyên liệu đem sao vàng rồi sắc lên uống.

Uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi các biểu hiện bệnh thuyên giảm.

 Phòng bệnh về gan bằng cà gai leo

Cà gai leo - Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo 10
Loại cây này được dùng chủ yếu để điều trị bệnh về gan

Chuẩn bị nguyên liệu: 30g cà gai leo và 1 lít nước

Bỏ tất cả nguyên liệu vào trong nồi rồi bắc lên nấu cho đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp.

Chia ra uống 3 lần trong ngày

Cây cà gai leo

Cà gai leo có tác dụng trị các bệnh về gan rất hiệu quả

Cà gai leo chữa rắn cắn

Lấy khoảng 30g đến 50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi hòa với khoảng 200ml nước.

Cho người bị rắn cắn uống ngay, dùng 2 lần trong ngày.

Ngày thứ 2 dùng 30g rễ cà gai leo khô đem sao vàng, sắc nước dùng 2 lần trong ngày. Áp dụng từu 3 đến 5 ngày là sẽ khỏi hẳn.

>>> Xem thêm: Cây Bông Ổi Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Chữa phong thấp

Chuẩn bị nguyên liệu: 20g cà gai leo, 20g vỏ chân chim, 20g rễ đau xương, 20g rễ cỏ xước, 20g dây mấu, 20g rễ tầm xuân

Xem thêm:  Cây Thanh Táo có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?

Cho tất cả nguyên liệu đem nấu nước và dùng uống hết trong ngày

Chữa ho, ho gà

Chuẩn bị nguyên liệu: 10g rễ cà gai leo và 30g lá chanh

Cho nguyên liệu vào nồi nước nấu lên để tinh chất tan hết trong nước.

Chia ra uống hết 2 lần trong ngày.

Chữa sưng chân răng

Lấy 4g hạt cà gai leo tán nhỏ cho vào chén đồng cùng 1 ít sáp ong.

Đốt lên và xông khói vào chân răng.

Áp dụng mỗi ngày 1 lần, sau vài ngày sẽ khỏi.

Chữa phong tê thấp, nhức mỏi, đau lưng

Chuẩn bị nguyên liệu: 10g cà gai leo, 10g thổ phục linh, 10g dây gấm, 10g kê huyết đằng, 10g lá lốt

Cho các nguyên liệu trong cùng 1 thang rồi sắc uống trong ngày

Dùng liên tục trong 1 tháng sẽ thấy có cải thiện.

Bài thuốc giải rượu bằng cà gai leo

Cà gai leo - Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo 11
Sử dụng cà dây leo để giải rượu cũng rất hiệu quả

Thông thường dân gian vẫn lưu truyền cách dùng 50g cà gai leo khô hãm với nước như chè xanh rồi cho uống thay nước. Cách này vừa giúp nhanh tỉnh rượu vừa không gây hại cho gan.

Cà gai leo - Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo 12
Kiêng kị khi sử dụng cà gai leo

Chỉ nên dùng với một lượng vừa đủ, phù hợp với việc điều trị bệnh.

Không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi vì lúc này cơ thể còn yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, gan vẫn chưa hoàn thiện để hoàn thành các chức năng của mình.

Phụ nữ đang mang thai cũng cần thận trọng, không được tự ý sử dụng nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên dùng cà gai leo vì có thể ảnh hướng đến tuyến sữa, ảnh hưởng đến dưỡng chất mà bé được cung cấp từ mẹ. Nếu dùng cần có sự cho phép của bác sĩ.

Với những thông tin được chia sẻ có lẽ bạn đã hiểu được phần nào những công dụng mà cà gai leo có thể mang lại. Tuy nhiên, đây là thuốc dân gian nên hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Để đảm bảo an toàn, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ nếu có ý định dùng nguyên liệu này.

Cà gai leo - Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo 13
Thông tin về cà gai leo

Cây cà gai leo là thảo dược thiên nhiên, có tên khoa học là Solanum hainanense – Hance Solanaceae. Cây này còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cà dây leo, cây cà quýnh, cây gai cườm, cây cà lù hay cây cà vạnh. Công dụng chính của cây cà dây leo là hỗ trợ và điều trị những bệnh lý về gan, được xem là thần dược cho các bệnh nhân bệnh gan.

>>> Xem thêm: Cây Sài Đất Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Đặc điểm chính của cây

Cà gai leo là loài cây có tuổi thọ cao, sống nhiều năm theo hình thức leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất. Một cây thường phân nhiều cành nhánh, độ dài trung bình khoảng 1m. Thân cây nhẵn khá nhăn, hóa gỗ, có sự phân chia nhiều cành. Thông thường các cành non sẽ tỏa rộng và có nhiều gai cong hơn các cành lớn tuổi khác.

Lá của cây cà dây leo có hình bầu dục, thường mọc so le. Phiến lá nông, khoảng cách giữa các phiến lá không đều. Bề mặt trên của lá có màu xanh sẫm, bề mặt dưới nhạt hơn và phủ lớp lông tơ màu trắng. Hai mặt lá đều có gai, trong đó số lượng gai ở mặt trên thường nhiều hơn mặt dưới, cuống lá cũng có gai.

Xem thêm:  An Tức Hương có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Hoa cà gai leo nhỏ nhỏ nhưng xinh xinh, có màu tím hoặc trắng. Hoa thường mọc thành xim, một xim gồm từ 2 – 5 hoa, nhị vàng. Khi có quả, quả thường mọng, màu vàng, hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp mắt.

Nơi phân bố chủ yếu

Cà gai leo được biết đến là dòng thực vật mọc hoang, do đó chúng có thể mọc ở nhiều nơi trong tự nhiên. Theo khảo sát ghi nhận, loại cây này phân bố tập trung nhất ở các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ và một số tỉnh phía Nam. Một số tỉnh nổi tiếng với dòng cây này bao gồm: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Thái Bình.

Cà gai leo - Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo 14
Phân biệt cà gai leo với cà dại

Việc nhầm lẫn giữa cà gai leo với cà gai dại thường phổ biến nhất. Điều này dẫn đến việc sử dụng sai dược liệu và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn có thể phân biệt được hai loại cây này, dựa vào các đặc điểm như sau:

Về thân cây: Cây cà gai leo thường thấp hơn cà dại. Chúng cao từ 2 – 3m và mọc thẳng đứng. Trong khi đó, cà gai leo có thân leo nhỏ, mọc bám vào các cây khác hoặc bò trên mặt đất, với độ cao chỉ từ 0.6 – 1m.

Lá cây: Cây cà dại có lá to hơn, với chiều dài  từ 5 – 10cm. Còn lá cà gai leo chỉ dài khoảng 3 – 4m.

Quả: Cà dại thường có quả màu vàng, với đường kính từ 10 – 15mm, lớn hơn quả cà gai leo với độ dài chỉ khoảng 5 – 7mm.

Cà gai leo - Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo 15

Bên cạnh cà gai dại thì cà tàu cũng là loại cây rất dễ nhầm lẫn với cà gai. Bạn có thể phân biệt dựa vào một số đặc điểm như:

Thân cây: Cà tàu có thân và lá màu xanh lục nhạt, có nhiều gai sắc nhọn, phiến lá to rộng gần giống với các loại cà khác. Còn lá cây cà gai leo có hình bầu dục, mọc so le dọc theo thân cây, mặt dưới được phủ một lớp lông nhỏ, còn mặt trên có gai.

Hoa: Cụm hoa tán mọc thành từng chùm từ 3 – 5 cái, nằm ngoài nách lá. Cánh hoa thường có màu xanh lục nhạt hoặc trắng, với 5 cánh rời, rộng khoảng 5 – 7 bông nhỏ, có màu tím nhạt.

Quả: Quả của cây cà tàu có lông tròn, khi chín chúng có màu vàng tươi với đường kính quả từ 2,5 đến 3cm. Quả cà gai leo thì có hình cầu mọng, khi chín màu đỏ tươi trông rất bắt mắt.

Ngoài cây cà dại và cà tàu nêu trên, trong tự nhiên còn có một số loài cà khác, như cà độc dược cũng rất dễ gây nhầm lẫn. Cách phân biệt giống như ở trên. Theo đó, bạn chỉ cần dựa vào những đặc điểm cây cà gai leo mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên để làm chuẩn. Nếu có bất cứ đặc điểm nhận dạng nào không đúng, bạn không nên sử dụng, để tránh nhầm lẫn với một số loại cà dại khác. Điều này rất nguy hiểm, bởi chúng có thể gây ngộ độc.

Xem thêm:  Cà Dại Hoa Trắng có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?

>>> Xem thêm: Bán Hạ Nam Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Phân loại cây cà gai leo

Thông thường khi nhắc đến cà dây leo mọi người thường chỉ nghĩ chúng gồm một loại. Tuy nhiên trên thực tế, cà gai leo gồm nhiều loại khác nhau.

Nếu phân loại theo hoa cà dây leo thì gồm 2 loại:

Cà gai leo hoa trắng: Loại cây này có đặc điểm nổi bật là dây nhỏ, hoa màu trắng xinh xắn. Tác dụng ra sao? chính của loài hoa trắng này là dùng để làm thuốc. Chúng được phân bố khá phổ biến tại các tỉnh miền núi phía Bắc dễ trồng.

Cà gai leo hoa tím: Người dùng thường trồng cà dây leo hoa tím để làm hàng rào, tăng tính thẩm mỹ cho khung cảnh xung quanh. Cà gai dây hoa tím có thân dây lớn hơn loại hoa trắng, có hoa màu tím trông rất đẹp.

Nếu phân loại theo vùng miền thì cà gai leo gồm:

Cà gai leo tại miền Trung: Với khí hậu thất thường của miền trung, cà dây leo tại mảnh đất này thường có thân cây cằn cỗi, màu nâu và cứng cáp.

Cà dây leo tại miền Bắc và miền Nam: Đối với hai vùng miền này thân cây cà dây leo thường màu xanh, bụ bẫm, dễ trồng và dễ chăm sóc hơn.

Cà gai leo - Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo 16
Cà dây leo khô – vị thuốc hiệu quả

Sản phẩm nổi bật nhất đến từ cà dây leo là các bài thuốc. Đây được xem là một loại thảo dược quý, một vị thuốc quý trong Đông y, chữa được nhiều chứng bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về gan. Tất cả các phần của cây cà gai như rễ, cành, lá, quả đều được thu hái, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, có khi dùng tươi để làm thành các vị thuốc quý.

Bên cạnh các bài thuốc Đông y, cà dây leo còn được dùng để tạo thành nhiều sản phẩm khác phục vụ đời sống con người. Một số sản phẩm nổi bật chiết suất cà gai được khách hàng ưa chuộng trên thị trường hiện nay bao gồm: viên nang cà gai leo, trà cà dây leo, cao cà gai leo,…

Những thông tin liên quan đến cà gai leo do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tông hợp và chia sẻ đến các bạn. Mặc dù là dược liệu tốt nhưng sử dụng cà gai leo không đúng cách, không đúng mục đích có thể gây ra tác dụng phụ vô cùng lớn. Vì vậy trước khi sử dụng hãy đảm bảo bạn đã hiểu rõ và nắm được những thông tin quan trọng và lưu ý cần thiết về loại cây này nhé!

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cà gai leo – Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cà gai leo – Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cà gai leo – Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cà gai leo Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Sách cây thuốc người Dao Ba Vì

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

ZALO HN
ZALO HCM
HCM: 0385.034.610
HN: 0981.025.987