Cây Dã Hương Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Dã Hương, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cây Dã Hương được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây Dã Hương còn được gọi là cây long não – một loại dược liệu có tính nhiệt, vị cay thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ngoài da, đau nh ức xương khớp hay bệnh trĩ…Bệnh nhân có thể dùng theo đường thoa ngoài hoặc uống trong nhưng cần thận trọng để tránh bị ngộ độc. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dược liệu này qua bài viết dưới đây để sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Cây Dã Hương - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 6

Tổng quan về cây dã hương

  • Tên gọi khác: Dã hương, mai hoa băng phiến, kim cước não, Chương não, triều n4. Dân tộc Dao gọi là cà chăng diẳng, người Tày gọi cây dã hương là Mạy khao chuông.
  • Tên gọi khoa học: Cinnamomum camphora N. et E
  • Thuộc họ: Long não ( Lauraceae )

Những đặc điểm thực vật của cây

Cây dã hương là một loại thực vật cho bóng mát có dạng thân gỗ lớn. Cây sống lâu năm, khi phát triển có thể đạt được chiều cao lên đến 30 mét. Thân trên phân nhiều cành tỏa ra xung quanh. Bao bọc bên ngoài vỏ thân là một lớp vỏ dày, xù xì như bị nứt nẻ. Các cành non vỏ nhẵn, có màu xanh.

Lá đơn màu xanh. Mặt trên xanh hơn mặt dưới. Các lá mọc xen cách dạng so le trên những cành nhỏ. Cuống lá nhỏ, ngắn. Mặt trên lá có nhiều gân gốc chim nổi rõ, trong đó có 1 gân chính ở giữa và các gân phụ đi thành từng cặp đối nhau chạy từ điểm chung ở gân chính là ngoài mép lá. Đầu lá nhọn, gốc lá tròn bầu tương tự như hình mũi mác.

Hoa cây dã hương mọc thành cụm ở đầu cành, mỗi cụm bao gồm nhiều bông hoa nhỏ màu vàng pha lẫn màu xanh. Phía dưới đế đỡ hoa hơi lõm xuống. Có 3 lá đài và bao hoa. Loại cây này có hoa lưỡng tính, tức trên cùng một bông có cả hoa cái lẫn hoa đực.

Quả dã hương màu đen, mọng nước, mọc thành từng chùm. Quả nhỏ, có đường kính chỉ khoảng 10mm.

Cây phân bố ở đâu?

Khu vực Đông Á là nơi đầu tiên phát hiện ra cây dã hương. Cây tập trung chủ yếu ở một số nước như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Dương, ven bờ biển đen của Kavkaz.

Ngày nay, cây dã hương được trồng để lấy bóng mát, xua đuổi muỗi và côn trùng hoặc sản xuất dầu và băng phiến (long não). Ở Việt Nam, cây phát triển nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn…

Bộ phận sử dụng của cây dã hương

Rễ, vỏ thân, lá, quả

Thu hái – Sơ chế

Rễ và vỏ thân của cây dã hương được thu hái suốt 4 mùa trong năm. Các bộ phận này sẽ được đem rửa sạch, để nơi bóng râm cho ráo sạch nước.

Quả cây dã dương được thu hoạch vào đầu đông. Thông thường những cây có tuổi thọ từ 40 – 50 năm sẽ được ưu tiên lựa chọn vì chúng có giá trị dược liệu tốt hơn so với các cây mới phát triển.

Bào chế dược liệu

Các bộ phận của cây sau khi rửa sạch sẽ được đem thái nhỏ để chiết tinh dầu hoặc bào chế lấy dược liệu băng phiến. Có thể lựa chọn 1 trong 3 cách sau:

  • Cách 1: Bào chế băng phiến
Xem thêm:  Mã đề Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

Rễ và cành nhỏ của cây đem thái khúc ngắn, chưng lên thu được băng phiến thô. Nếu tiếp tục đun lửa nhỏ cho đến khi dược liệu thăng hoa sẽ thu được băng phiến tinh chế. Đổ băng phiến vào khuôn có hình dáng tùy ý, băng phiến sẽ khô lại.

  • Cách 2: Bào chế tinh dầu dã hương

Các bộ phận như cành, thân hay rễ được đem băm nhỏ, bỏ vào nồi chưng cất cùng nước để chiết xuất tinh dầu.

  • Cách 3: Bào chế dung dịch cồn ngâm dã hương

Dã hương được đem ngâm chung với cồn 60 độ theo tỷ lệ 1kg dược liệu/ 1 lít cồn. Dung dịch thu được làm thuốc xoa bóp ngoài da.

+ Cách bảo quản thế nào?

Tinh dầu và băng phiến thu được cần bảo quản trong lọ kín, tránh để tiếp xúc với độ ẩm và ánh nắng mặt trời. Không để dược liệu gần tầm tay với của trẻ em.

+ Các thành phần hóa học của cây của cây dã hương

  • Thân gỗ: Chứa 0,5% long não đặc, 2% tinh dầu
  • Trong thân, rễ và lá: Phellandedrene, hợp chất hữu cơ Azullen, Caryophyllen, chất Safrola và nhiều thành phần hóa học khác.
  • Toàn thân cây: Chủ yếu chứa tinh thể băng phiến. Ngoài ra còn có tinh dầu. Tuổi thọ của cây càng cao thì hàm lượng băng phiến và tinh dầu càng nhiều.

Xem thêm:Cây Bạc Hà là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Vị thuốc dã hương

Cây Dã Hương - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 7
Vị thuốc dã hương

+ Tính vị thế nào?

  • Vị cay, hơi đắng
  • Tính nhiệt, ấm

Quy kinh

Dược liệu dã hương có khả năng quy vào các kinh sau:

  • Kinh Phế
  • Kinh Can
  • Kinh Tâm
  • Kinh Vị
  • Kinh Tỳ

+ Tác dụng ra sao? của cây dã hương

– Tính dược theo nghiên cứu hiện đại:

  • Công dụng kháng khuẩn: Thành phần Azullen và một số chất khác trong cây dã hương thể hiện rõ tác dụng kháng khuẩn qua thực nghiệm. Nó giúp ức chế sự phân chia tế bào của vi khuẩn, sát trùng, giảm sưng đau ngoài da.
  • Tác dụng ra sao? trên hệ tiêu hóa: Dùng dược liệu theo đường uống với liều cao gây kích thích dạ dày, buồn nôn, ói mửa. Tuy nhiên nếu dùng với liều lượng vừa đủ thì sẽ dễ chịu hơn cho đường tiêu hóa.
  • Trên hệ thần kinh và hô hấp: Chiết xuất từ cây dã hương giúp kích thích thần kinh, tạo ra cảm giác hưng phấn khi dùng theo đường tiêm dưới da. Đồng thời nó cũng giúp hệ hô hấp khỏe mạnh hơn.
  • Đối với hệ tim mạch: Dược liệu giúp nâng cao chức năng hoạt động của tim mạch ở những bệnh nhân đang gặp các vấn đề liên quan. Tuy nhiên người bình thường sử dụng sẽ không thấy tác dụng rõ rệt.
  • Dược động học: Sử dụng nước sắc cây dã hương hoặc tinh dầu sẽ được cơ thể hấp thu nhanh chóng qua da và niêm mạc. Khi vào trong gan, chúng sẽ bị oxy hóa và bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu.

– Công dụng của cây dã hương theo Đông y

Theo y học cổ truyền, dã hương có tác dụng kháng viêm, thông kinh lạc, trừ đờm, kích thích ra mồ hôi, tiêu đờm, khai khiếu, trừ thấp.

+ Chủ trị:

  • Liệt dương
  • Phong thấp
  • Tích tụ dịch bẩn trong cơ thể
  • Khí hư
  • Lở loét ngoài da
  • Bệnh lỵ
  • Ngứa da
  • Đau nhức xương khớp
  • Viêm họng
  • Ho có đờm
  • Bệnh trĩ
  • Bỏng nhẹ
  • Đau bụng do khí uế sa chứng
  • Hôi nách
  • Bệnh chàm ở chân
  • Sâu răng…

+ Liều lượng sử dụng:

  • Liều dùng theo đường miệng: 0.1 – 0.2 g dưới hình thức rượu ngâm hoặc thuốc tán
  • Dùng ngoài: Sử dụng lượng cồn hoặc tinh dầu vừa đủ căn cứ theo diện tích da cần điều trị.

+ Cách sử dụng: 

  • Uống trong
  • Thoa rửa bên ngoài
  • Xông hơi
  • Nhỏ tai
  • Súc miệng

Độc tính như thế nào

Cây dã hương có chứa độc tính thể hiện rõ nhất theo đường uống. Tùy theo liều lượng sử dụng mà có thể dẫn đến những tác dụng phụ khác nhau:

  • Liều 0,5-1g: Dược liệu có thể gây hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, nôn ói, nói sảng, nóng rát bứt rứt trong người, chóng mặt.
  • Liều > 2g: Người dùng có thể bị co giật, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
  • Liều uống từ 7-15g hoặc 4g dưới dạng tiêm bắp: Gây chết người.
Xem thêm:  Bật mí bài thuốc chữa bệnh kỳ diệu của lá lốt - cây mã đề - cây mần tưới

Xem thêm:Cây Hoắc Hương Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây dã hương

Cây Dã Hương - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 8
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây dã hương

1. Bài thuốc điều trị viêm họng, ho nhiều đờm đặc gây khó thở, thở khò khè

Lấy 1,5g dã hương tán bột cùng với 7g mã xĩ phàn. Thêm một ít cồn và nước ấm vào trong hỗn hợp, hòa tan. Khi sử dụng lấy một cái tăm bông tiệt trùng thấm dịch thuốc bôi trực tiếp vào trong thành họng. Lặp lại bài thuốc này 2 -3 lần trong ngày có tác dụng giảm viêm, long đờm, làm thông thoáng đường hô hấp, giúp người bệnh dễ thở hơn.

2. Điều trị bệnh chàm ở chân có dấu hiệu bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm trùng lở loét

Theo sách Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược chia sẻ, bệnh nhân có thể dùng 2 miếng đậu hũ giã nhuyễn và trộn đều cùng 2g dã hương. Đắp thuốc bên ngoài khu vực bị bệnh chàm mỗi ngày 1 lần.

3. Điều trị viêm loét ngoài da ở những bệnh nhân ị bại liệt hoặc mắc bệnh phải nằm một chỗ lâu ngày

– Bài 1:

Dùng 2g dã hương, 200ml cồn 75% và 2g não sa. Trộn các vị trên với nhau bôi vào khu vực tổn thương. Áp dụng bài thuốc này cho các trường hợp da sắp bị lở loét.

– Bài 2:

Người bệnh cũng dùng dã hương và não sa mỗi vị 2g đem trộn chung với hoàng tố liên (sao mềm). Dùng bôi ngoài khu vực cần điều trị.

4. Điều trị ngứa và lở loét ngoài da cho trẻ nhỏ

Sử dụng dã hương, du tử miên, hoa tiêu liều lượng bằng nhau. Đem các vị dược liệu ở trên nghiền thành bột mịn, cất vào lọ và đậy kín nắp lại để dùng dần. Mỗi lần lấy một ít bột thuốc trộn chung với lượng vaselin vừa đủ tạo thành hỗn hợp thuốc đặc sệt. Bôi một lớp mỏng lên tổn thương trên da bé mỗi ngày 2 lần.

5. Bài thuốc trị sâu răng, có cảm giác đau nhức chân răng

Dùng một phần dã hương, một phần chu sa tán thành bột mịn. Hòa bột thuốc với một chút nước đun sôi để nguội và bôi vào chỗ răng bị sâu hoặc bị đau nhức. Áp dụng đều đặn ngày 2 – 3 lần, sau vài ngày cảm giác khó chịu sẽ thuyên giảm.

6. Điều trị bệnh hôi nách

Lấy 1 củ gừng tươi giã nát, chắt nước cốt. Thêm 0,4g dã hương vào trộn đều cùng nước cốt gừng rồi thoa vào nách. Để thuốc khoảng 10 phút cho ngấm rồi rửa lại với nước sạch. Cố gắng thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày trong vài tuần liên tục để điều tiết hoạt động của tuyến mồ hôi dưới vùng cánh, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giảm bớt mùi hôi khó chịu.

7. Điều trị bệnh bong gân, đau nhức xương khớp

Trộn tinh dầu cây dã hương với dầu tùng tiết theo tỷ lệ 1:1. Thoa thuốc vào khu vực bị đau kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để các hoạt chất ngấm sâu vào bên trong nhằm xoa dịu cơn đau, sửa chữa tổn thương nhanh hơn.

Xem thêm: Cây Mơ Tam Thể Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

8. Tẩy giun kim

Dùng 1g dã hương kết hợp với 6g đại phúc tử (hạt cau) và 3g hắc bạch sửu. Lần lượt tán cả 3 dược liệu thành bột mịn và trộn chung với nhau cho đều. Hằng ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, lấy thuốc hòa với 100ml nước sôi cho tan, đợi một lúc cho thuốc nguội còn hơi âm ấm lấy bơm vào hậu môn bằng cách sử dụng ống tiêm. Áp dụng liên tục khoảng 3 – 5 ngày liền.

9. Điều trị tiêu chảy cho các trường hợp có thể hàn

Xem thêm:  Nhựa Đào Là Gì? Đặc Điểm Nhận Dạng Và Công Dụng Cực Bạn Nên Biết

Chuẩn bị thang thuốc gồm: Dã hương và sinh khương mỗi vị 25g, bất giác hồi hương và quế mỗi vị 10g, đại hoàng 20g, 1 lít rượu trắng. Cho tất cả các dược liệu vào cối giã nhỏ, bỏ vào hũ thủy tinh ngâm với rượu. Mỗi lần lấy 10ml rượu pha loãng với một chút nước để uống. Ngày dùng 2 lần cho đến khi có thể đi cầu lại bình thường.

10. Bài thuốc trị lở ngứa ở hậu môn từ cây dã hương

Sách Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược có chia sẻ bài thuốc điều trị căn bệnh này như sau: Lấy 2g dã hương kết hợp với 2g phèn chua và 20g mang tiêu. Tất cả tán nhuyễn, hòa chung với 600ml nước sôi, quậy đều cho thuốc tan hoàn toàn.

Để thuốc nguội bớt còn hơi âm ấm thì ngâm hậu môn vào mỗi ngày 2 lần. Mỗi lần thực hiện khoảng 10 phút có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn cho khu vực bị bệnh.

11. Điều trị đau bụng cho các trường hợp bị uế khí sa chứng

Áp dụng bài thuốc Chương Não Tán gồm các vị: Cây dã hương, thiên trạch hương và một dược. Sử dụng thuốc với số lượng bằng nhau đem nghiền chung thành một loại bột mịn. Để điều trị bệnh đau bụng cho những người bị uế khí do sa chứng, mỗi lần lấy 0,01g uống với nước trà.

12. Điều trị bệnh lang ben, bệnh hắc lào

Phối hợp 12g dã hương với 10g rễ cây lác và 1 quả chanh tươi. Chanh bổ làm đôi vắt lấy nước cốt. Hai vị dược liệu giã nhuyễn. Trộn cả 3 chung với nhau, quậy lên cho đều và thoa lên vết hắc lào, lang ben ngày 1-2 lần cho đến khi da phục hồi hoàn toàn.

13. Chữa cảm

Lấy lá của cây dã hương đem nấu với 2 lít nước. Đưa nồi nước lại gần người và trùm chăn kín từ đầu đến chân. Từ từ hé nắp vung cho hơi nước bay ra để giải cảm.

Xem thêm:Cẩu Tích (Cây Lông Cu Li) Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Lưu ý khi sử dụng cây dã hương chữa bệnh

Cây Dã Hương - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 9
Lưu ý khi sử dụng cây dã hương chữa bệnh
  •  Do có tính nhiệt và chứa độc, dã hương không được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp sau: Trẻ em, bà bầu, phụ nữ đang cho con bú, người có thể thấp nhiệt, không phải chân hàn.
  • Cây dã hương với cây đại bị có những đặc điểm tương đồng nên nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai cây thuốc này. Theo sách Dược liệu Việt Nam, bột gỗ cây đại bi có màu trắng xanh, thơm nhưng lại hăng hơn so với băng phiến thu được từ cây dã hương.
  • Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân chỉ nên sử dụng cây dã hương chữa bệnh khi được sự chỉ định của thầy thuốc Đông y.

Kỹ thuật trồng :

Trồng cây dã hương không quá khó nhưng cần lưu ý một vài điểm chăm sóc và phòng bệnh để giúp cây luôn sinh trưởng và phát triển tốt.

  • Thời vụ trồng

Vào đầu mùa mưa thích hợp trồng cây, lựa chọn thời điểm này sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Với phần đất trồng không quá kén có thể chọn lớp đất mặt dày, nhiều mùn, ẩm thì sẽ thúc đẩy quá trình phát triển cho cây. Cây phát triển bình thường ở các khu vực đồi núi, đất nghèo dinh dưỡng, đất cằn cỗi hoặc đất bạc màu. Đặc biệt cây có khả năng chịu lạnh giỏi cũng như sương muối. Tuy nhiên thì chịu gió lại kém hơn. Phát triển tốt ở đất sét pha tầng dầy.

Cây Dã Hương - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 10
Cách trồng và chăm sóc Cây Dã Hương
  • Ánh sáng

Thuộc cây ưa sáng, khi còn nhỏ thì che bóng. Thích hợp nhiệt độ trung bình năm 15-20°C, ưa khí hậu ấm và ẩm với sức chịu đựng lượng mưa 1000mm.

Phương pháp trồng cây có thể gieo bằng hạt hoặc giâm cành, chiết.

Trước khi trồng thì nên dùng cuốc bới giữa hố sâu bằng với chiều cao của bầu khoảng 1 tháng. Khi trồng sóc bầu cây đặt cây cho cỗ rễ ngang mặt hố, vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt lại và tưới nước vừa phải để cây có khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng đảm bảo không bị khô héo.

Chăm sóc cây dã hương trong khoảng 3 năm đầu để có đủ nguồn dinh dưỡng cho những năm về sau. Chúng ta nên thường xuyên xới đất xung quanh gốc, kết hợp bón thúc phân NPK mỗi lần.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Dã Hương do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Dã Hương là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cây Dã Hương:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Dã Hương. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cây Dã Hương, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cây Dã Hương Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Sách cây thuốc người Dao Ba Vì

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

ZALO HN
ZALO HCM
HCM: 0385.034.610
HN: 0981.025.987