Cây Gai Cua là cây thuốc gì? Có đặc điểm, công dụng sử dụng ra sao?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Gai Cua – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cây Gai Cua – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây Gai Cua có tên khoa học là Argemone mexicana L., thuộc họ Thuốc phiện (Papaveraceae). Cây còn có tên gọi khác là Cà gai, Mùi cua, Lão thử lặc. Toàn thân cây có chứa các chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và nhuận tràng. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về công dụng và cách dùng của dược liệu này qua bài viết dưới đây.

Cây Gai Cua - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 3

Tổng quan về cây Gai Cua

  • Tên gọi khác: Cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai.
  • Tên gọi khoa học: Argemone mexicana L
  • Thuộc họ: Á phiện – Papaveraceae

+ Đặc điểm cây thuốc

  • Thân cây: Cây gai cua là cây thân thảo nhỏ, có chiều cao trung bình khi trưởng thành dao động từ 0,3 – 0,5 mét. Thân cây tròn, nhẵn, phân nhánh, có màu xám lục, bên ngoài mọc nhiều gai nhọn.
  • Lá: Lá cây gai cua mọc so le hai bên thân hoặc trên cành. Lá xẻ thùy sâu, đầu thùy nhọn sắc như gai, không có cuống. Phía dưới gốc lá có bẹ ôm lấy thân. Gân lá màu trắng.
  • Hoa: Cây bắt đầu ra hoa vào khoảng tháng 3 và kéo dài cho đến tháng 5. Hoa màu vàng tươi, mọc đơn độc ở đầu cành. Mỗi hoa có 6 cánh mỏng, 3 lá đài, bên trong có nhiều chỉ nhị ngắn, đỏ ở đầu nhụy.
  • Quả: Cây gai cua cho quả nang. Xung quanh quả có gai dài. Bên trong chứa hạt màu đen, tròn và hơi dẹt. Quả khi chín sẽ tự mở bung vỏ ra và phát tán hạt vào trong đất. Những hạt này sau đó đâm chồi và phát triển thành cây vào năm sau.
Xem thêm:  Lá ổi là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

+ Cây phân bố ở đâu?

Cây gai cua phân bố tập trung ở các nước châu Mỹ có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ngoài ra, các nước khác như Mexico hay Việt Nam cũng tìm thấy loại cây này.

Ở nước ta, cây gai cua thường mọc thành đám ở các khu đất trống, dọc hai bên đường đi, sườn đồi hay ven các chân đê. Loại cây này nhân giống bằng hạt và có khả năng phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt, có ánh sáng.

Cây mọc nhiều ở các tỉnh đồng bằng và khu vực trung du Bắc Bộ. Ở miền Trung Việt Nam cũng có nhưng ít hơn.

+ Bộ phận sử dụng

Cây gai cua sử dụng rễ, quả, lá, hạt và thân để làm thuốc. Các hoạt chất có giá trị dược liệu đều được tìm thấy trong hai bộ phận này.

+ Thu hái – sơ chế

Cây gai cua có thể thu hái quanh năm. Rửa sạch, để dùng tươi hoặc đem phơi ngoài nắng cho thật khô dùng dần.

+ Cách bảo quản thế nào?

Dược liệu khô được đóng bịch hoặc bảo quản trong hũ kín. Tránh để nơi ẩm ướt

+ Các thành phần hóa học của cây của cây gai cua

Mỗi bộ phận của cây đều chứa các hoạt chất khác nhau. Bao gồm:

– Thành phần toàn cây:

  • Norsanguinarin
  • Berberin
  • Alcaloid alocryptopin
  • Nor- chelerithrin,
  • Cryptopin
  • Coptisin
  • Protopin

– Hạt cây:

  • Tinh dầu
  • Các axit béo: oleic, linoleic
  • Sanguinarin
  • Alocryptopin

– Rễ cây: Bao gồm các alcaloid như

  • Protopin
  • Cheleritrin
  • Alocryptopin
  • Berberin
  • Sanguinarin

Xem thêm: Cây Nhân Sâm có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Vị thuốc cây gai cua

+ Tính vị thế nào?, quy kinh

Y học cổ truyền nước ta chưa sử dụng cây gai cua làm thuốc nên không có tài liệu nào ghi nhận về tính vị cũng như khả năng quy kinh của cây gai cua.

+ Tác dụng ra sao? dược lý của cây gai cua

  • Đối với hệ hô hấp: Sử dụng cao chiết với cồn 50° của dược liệu trên động vật thí nghiệm thấy có tác động lên hệ hô hấp.
  • Tác dụng ra sao? kháng khuẩn: Chiết xuất cây gai cua có thể ức chế hoạt động của siêu vi khuẩn Ranikhet.
  • Đối với hệ sinh dục: Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm chất alcaloid isoquinolin chiết xuất từ hạt gai cua trên chó đực. Kết quả sau 60 ngày liên tục cho chó đực sử dụng alcaloid với liều 30 mg/kg/ngày nhận thấy quá trình sinh tinh trùng bị ức chế, số lượng tiền tinh trùng của chó giảm.
  • Tác dụng ra sao? diệt nấm: Gai cua có khả năng tiêu diệt một số chủng nấm phát triển trong hạt của một loại đậu.
Xem thêm:  Bạch Cương Tằm Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

+ Chủ trị:

– Trong y học cổ truyền Ấn Độ: Cây cỏ gai được dùng điều trị các bệnh lý sau:

  • Các bệnh lý về mắt, bệnh da mãn tính
  • Phù
  • Vàng da
  • Táo bón
  • Trị rắn độc cắn
  • Nói ngọng
  • Bệnh lậu

– Tại Nepal:

  • Rễ cây dùng làm thuốc hạ sốt
  • Nhựa cây chữa bệnh đục thủy tinh thể, sát trùng vết thương hở ngoài da
  • Quả xanh chữa bỏng
  • Hạt trị bệnh eczema

– Ở Haiti:

Người dân nước này dùng lá cây để trị ho, cảm cúm

– Tại đảo Martinic:

Nhựa cây dùng để trị các bệnh như:

  • Bệnh ngoài da
  • Chai chân
  • Mụn cơm

+ Liều lượng – cách sử dụng:

Liều dùng cây càng cua được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng bệnh. Dược liệu có thể được sử dụng theo các hình thức sau:

  • Bôi, đắp ngoài da
  • Sắc uống
  • Tán bột uống

+ Độc tính như thế nào

Cây gai cua có độc. Bệnh nhân không được tùy tiện sử dụng bừa bãi, nhất là theo đường uống.

Xem thêm: Cây Hoắc Hương Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây gai cua

Cây Gai Cua - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 4
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây gai cua
  • Chữa viêm nhiễm ngoài da: Lấy dầu chiết tách từ hạt gai cua bôi trực tiếp lên da.
  • Chữa vàng da, phù: Giã nát thân cây, lấy phần nhựa mủ màu vàng bôi lên khu vực tổn thương.
  • Điều trị chứng nói ngọng: Lấy nhựa mủ của thân cây nhỏ vào lưỡi mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1-2 giọt. Dùng liên tục 3 – 4 tháng để thấy được hiệu quả.
  • Điều trị bệnh lậu: Lấy 250g rễ khô của cây càng cua đem sắc với 2 lít nước cho cạn còn 1 lít. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 10 – 15ml. Theo y học cổ truyền Ấn Độ, phụ nữ bị bệnh lậu có thể kết hợp dùng thêm dung dịch nước cốt lá cây gai cua tươi và dịch ép từ lá Aristolochia với tỷ lệ 1:1 làm thuốc bôi vào âm đạo.
  • Giải độc do rắn cắn: Lấy toàn cây giã lấy nước uống , bã dùng đắp bên ngoài vết rắn cắn. Hoặc dùng toàn cây gai cua tán bột mịn, mỗi ngày lấy 10g pha với nước đun sôi để nguội uống trước khi đi ngủ trong 3 ngày liên tiếp.
  • Giảm sốt: Người trưởng thành mỗi lần lấy 15g rễ cây gai cua sắc uống, ngày 2 lần. Trẻ em dưới 15 tuổi dùng liều bằng nửa người lớn.
  • Chữa bệnh đục thủy tinh thể: Lấy nhựa thân cây nhỏ vào mắt mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Chữa vết đứt, tổn thương hở ngoài da: Lấy nhựa cây bôi vào để sát trùng
  • Trị bỏng: Giã nát quả xanh đắp lên khu vực bị bỏng
  • Điều trị bệnh eczema: Lấy hạt cây gai cua giã nát. Sau đó trộn chung với một ít mù tạt bôi lên da.
  • Chữa ho, cảm cúm: Hái lá tươi nấu nước đặc uống để trị ho hoặc cải thiện các dấu hiệu bệnh cảm cúm.
  • Trị chai chân, mụn cơm: Lấy nhựa cây bôi vào chỗ cần điều trị
Xem thêm:  Wasabi là cây gì? Đặc điểm và công dụng ra sao trong hỗ trợ điều trị bệnh?

**Lưu ý: Các bài thuốc từ cây gai cua ở trên được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian của một số nước trên thế. Ở nước ta, loại cây này chưa được dùng làm thuốc. Vì vậy bệnh nhân nên thận trọng hỏi ý kiến các thầy thuốc đông y và những người có kinh nghiệm chuyên môn trước khi áp dụng.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Gai Cua do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Gai Cua là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cây Gai Cua – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Gai Cua – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cây Gai Cua – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm: Cây Mơ Tam Thể Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cây Gai Cua là cây thuốc gì? Có đặc điểm, công dụng sử dụng ra sao?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Sách cây thuốc người Dao Ba Vì

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

ZALO HN
ZALO HCM
HCM: 0385.034.610
HN: 0981.025.987