Chỉ Xác – Chỉ Thực là cây gì? Đặc điểm và tác dụng ra sao với sức khỏe

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Chỉ Xác – Chỉ Thực, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Chỉ Xác – Chỉ Thực được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Chỉ Xác – Chỉ Thực là hai loại dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng lợi tiêu hóa, tiêu đờm, lợi tiểu rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của các dược liệu này.

  • Tên gọi khác: Trấp, Chấp, Kim quất, Chỉ thiệt, Chanh xác, Khô chanh, Đổng đình, Phá hông chùy
  • Tên cây theo khoa học: Fructus ponciri Immaturi hoặc Fructus citri Aurantii
  • Thuộc họ: Cam – Rutaceae

Tại Việt Nam, Chỉ xác – Chỉ thực thường được bào chế từ quả cây Trấp. Cây Trấp là cây gỗ nhỏ cao khoảng 2 – 10 mét, thân nhẵn, không có gai hoặc gai ngắn, thẳng. Lá cây hình trái xoan, mọc so le, phiến lá dài, góc tròn, đầu tù đôi khi hơi lõm vào, đầu lá hơi có răng cưa, hai mặt lá nhẵn, mặt trên thường bóng.

Chỉ Xác – Chỉ Thực - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 6
Tổng quan về Chỉ Xác – Chỉ Thực

Cụm hoa Trấp thường mọc thành chùm, mỗi chùm thường có 6 – 8 hoa nhỏ. Hoa thường mọc ở các kẽ lá, có màu trắng hoặc vàng nhạt, có 5 lá dài, 5 cánh hoa và 20 nhị. Quả Trấp hình cầu, có núm, vỏ ngoài sần sùi, quả chín có màu vàng nhạt, ruột vàng lục, vị rất chua.

Mùa hoa vào tháng 2 – 4, mùa quả vào tháng 5 – 8.

Quả chín của Trấp được sử dụng để làm dược liệu.

Chỉ xác là vị thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, sau đó lan rộng ra các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam và miền nam Trung Quốc.

Tại Việt Nam, Trấp mọc hoang và được trồng tại nhiều tỉnh ở miền Bắc. Cây thường được tìm thấy ở các tỉnh thành như Hà Nam, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình và một số nơi khác.

Thu hái Trấp vào tháng 9 – 10 khi quả gần chín, có đường kính từ 3 – 5 cm, phơi khô khi trời khô ráo (Chỉ xác). Hoặc có thể hái những quả xanh vào tháng 5 – 6 lúc trời khô ráo, thu nhặt các quả non, rụng dưới gốc cây, bổ đôi, phơi khô (Chỉ thực).

Bào chế dược liệu Chỉ xác – Chỉ thực:

  • Chỉ xác: Quả thu hái về khi chưa chín, ngâm nước cho mềm, bỏ phần thịt quả và hạt bên trong, sau đó thái mỏng, phơi khô, trộn nếp hoặc cám, sao vàng cho đến khi cám cháy đen. Bỏ phần cám chỉ lấy phần Chỉ xác, bảo quản dùng dần. Chỉ xác để càng lâu dược tính càng mạnh, chất lượng càng cao.
  • Chỉ thực: Những quả Trấp có đường kính dưới 1 cm thì để nguyên còn quả trên 1 cm thì bổ đôi theo chiều ngang, rửa sạch, ngâm nước cho mềm, bỏ phần thịt và hạt quả, chỉ lấy phần vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi khô. Sau lại sao với nếp hoặc cám, đến khi cháy đen thì thu phần Chỉ thực, bỏ phần cám, bảo quản dùng dần. Tương tự như Chỉ xác, Chỉ thực để càng lâu năm càng tốt.
Xem thêm:  Cây Lá Móng Tay là cây gì? có đặc điểm nhận dạng tác dụng ra sao?

Chỉ xác và Chỉ thực cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao để không gây nấm mốc dược liệu.

Các thành phần hóa học của cây của Chỉ xác và Chỉ thực chủ yếu là:

  • Tinh dầu
  • Hesperidin
  • Neohesperidin
  • Pectin

Xem thêm: Cây Cối Xay là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Vị thuốc Chỉ xác – Chỉ thực

Chỉ Xác – Chỉ Thực - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 7
Vị thuốc Chỉ xác – Chỉ thực

 

  • Vị cay, đắng (theo Dược Tính Bản Thảo)
  • Tính hơi hàn, vị đắng (theo Trung Dược Thuộc học)
  • Tính hàn, vị đắng (theo Bản Kinh)
  • Tính hơi hàn, không chứa độc, vị chua (theo Biệt Lục)
  • Tính hơi lạnh, có vị đắng (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Tính hơi hàn, vị đắng (theo Trung Dược Thuộc học)
  • Kinh Vị, Tỳ (theo Trung Dược Thuộc học)
  • Kinh Tỳ, Vị (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Kinh Tỳ, Vị (theo Bản Thảo Kinh Sơ)
  • Kinh Tỳ, Can (theo Bản Thảo Tái Tân)
  • Kinh Tỳ Tâm (theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải)

Theo y học hiện đại Chỉ xác – Chỉ thực có một số tác dụng như:

  • Cường tim, tăng huyết áp nhưng không làm tăng nhịp tim. Chỉ thực còn làm tăng lưu lượng máu đến động mạch vành, não, thận tuy nhiên máu ở động mạch đùi sẽ bị giảm.
  • Ức chế cơ trơn của ruột, chống co thắt dạ dày và làm tăng nhu động ruột.
  • Làm tăng hoạt động của tử cung ở cả phụ nữ có thai và chưa có thai.

Theo y học cổ truyền, tác dụng của Chỉ xác – Chỉ thực như sau:

  • Tan đờm, hành khí trệ, dẫn khí đi qua đường đại tiện (theo Trung Dược Thuộc học)
  • Hoa khiếu, tả khí, tả đờm (theo Bản Thảo Diễn Nghĩa)
  • Khai đạo kiên kết, tả vị thực, tiêu đờm tích, thông tiện bí, khứ đình thủy, phá kết hung (theo Dược Phẩm Hóa Nghĩa)
  • Tiêu tích, tả đàm, trừ bỉ tích, hành khí, phá khí (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

Chỉ định điều trị:

  • Chỉ xác: Làm tan các chất kết lưu trong bụng, tiêu đầy trướng, yên dạ dày, tiêu đờm trệ ở ngực, phong nhập và đại tràng.
  • Chỉ thực: Chữa ngực bụng căng tràn, đại tiện không thông, thực tích đàm trệ.

Chỉ xác và Chỉ thực được sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột mịn, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Liều dùng khuyến cáo: 4 – 12 g mỗi ngày.

Xem thêm: Cây Xà Sàng là cây gì? Đặc điểm và tác dụng của cây này là gì?

Bài thuốc sử dụng Chỉ xác – Chỉ thực

Chỉ Xác – Chỉ Thực - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 8
Bài thuốc sử dụng Chỉ xác – Chỉ thực

1. Chữa trẻ nhỏ tiêu ra cơm nước không đều, lỵ lâu ngày không khỏi

Sử dụng 4 – 8 g Chỉ xác tán thành bột mịn, dùng pha với nước, uống mỗi ngày.

Xem thêm:  Cây thuốc trong vườn Chữa giời leo và công dụng chữa bệnh của cây ngải cứu

2. Thuận khí, cầm lỵ

Dùng 96 g Chỉ xác sao, 24 g Cam thảo, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần sử dụng 8 g uống với nước ấm.

3. Chữa chứng khó tiêu ở trẻ nhỏ

Dùng Chỉ xác nướng kết hợp với Cam thảo, mỗi vị 4 g, sắc thành nước, dùng uống.

4. Chữa răng đau nhức

Dùng một lượng vừa đủ Chỉ xác – Chỉ thực, ngâm rượu, dùng để súc miệng.

5. Trị lở loét sưng đau

Bài thuốc thứ nhất: Sử dụng Chỉ xác nướng nóng chườm vào chỗ đau.

Bài thuốc thứ hai: Sử dụng bột nghiền Chỉ xác, bỏ vào bình nấu sôi thật lâu, sau đó dùng rửa vùng da bệnh.

6. Chữa nấc cụt do phong hàn, cảm mạo

Dùng chỉ xác 20 g, Mộc hương 4 g, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 4 g với nước sôi.

7. Điều trị ruột xệ xuống khi sau sinh sản

Dùng Chỉ xác sắc lấy nước, dùng ngâm.

8. Chữa phụ nữ đau bụng dữ dội khi mang thai

Dùng 120 g Chỉ xác (sao qua cám), 40 g Hoàng cầm, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 20 g với 1.5 chén nước. Nếu bụng phù căng thì có thể cho thêm 40 g Bạch truật.

9. Trị trẻ con động kinh, co giật, nghẹt đờm, nôn mửa

Sử dụng Chỉ xác bỏ múi và Đạm đậu khấu, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 1/2 muỗng cà phê, trường hợp nặng thì dùng 1 muỗng.

Nếu giật kinh phong cấp thì sử dụng Bạc hà giã nát, chắt lấy nước, dùng uống kèm thuốc. Nếu giật kinh phong mạn tính thì dùng Kinh giới nấu với 3 – 5 giọt rượu, uống kèm thuốc. Mỗi ngày uống thuốc 3 – 5 lần.

10. Chữa thương hàn do âm chứng, uống sai thuốc gây tức ngực nhưng không đau

Sử dụng Chỉ xác, Binh lang, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 12 g với nước sắc Hoàng liên.

11. Chữa trẻ nhỏ có mụn nhọt mềm, trong chứa dịch

Sử dụng 1 trái Chỉ xác lớn, mài cho bằng miệng, rồi dùng Hồ miến thoa quanh miệng dược liệu. Sau đó dùng úp dược liệu lên đầu mụn nhọt có thể ra hết máu, mủ và không để lại sẹo.

12. Hỗ trợ sáng mắt, làm lợi khí

Dùng 40 g Chỉ xác, sao đen, tán bột, dùng uống với nước.

Chỉ Xác – Chỉ Thực - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 9
Bài thuốc sử dụng Chỉ xác – Chỉ thực

13. Điều trị đầy hơi chướng bụng, khí huyết ngưng trệ

Sử dụng bài thuốc Tứ Diệu Hoàn bao gồm 160 g Chỉ xác (lưng còn xanh, bỏ múi) chia thành 4 phần. 40 g sao với Thương truật, 40 g sao với Hồi hương, 40 g sao với La bặc, 40 g sao với Can tất. Sau khi sao thì bỏ các vị thuốc đi, chỉ giữ lại Chỉ xác, tán bột, trộn đều, gia thêm nước trọn bột gạo làm thành viên hoàn kích thước bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng uống 50 viên với nước cơm, sau khi ăn.

Xem thêm: Cây dạ cẩm là cây gì? Đặc điểm và cách sử dụng tốt cho sức khỏe?

14. Chữa tiêu ra máu

Dùng 240 g Chỉ xác (sao đen với cám), 240 g Hoàng kỳ, tán thành bột. Mỗi lần dùng uống 8 g với nước cơm hoặc trộn với hồ làm thành viên hoàn.

15. Chữa xương sườn đau nhức

Dùng 40 g Chỉ xác, Đào chi 20 g, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4 g uống với nước sắc Gừng và Táo.

Xem thêm:  Cây Bèo Đất có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

16. Tiêu tích, thuận khí, ngũ tích lục tụ

Dùng 3 cân Chỉ xác (bỏ múi và hạt). Mỗi trái Chỉ xác cho 1 hạt Ba đậu nhân vào, úp kín, nấu lửa nhỏ trong 1 ngày. Khi cạn nước thì đổ nước thêm, khi thêm cần thêm nước nóng, nấu đến khi cạn. Sau đó bỏ hạt Ba đậu đi, lấy phần Chỉ xác phơi nắng, sao khô, tán bột, gia thêm giấm gạo là, thành viên hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng uống 30 – 40 viên.

17. Chữa đau nhức trong ngực, đau cứng ngay dưới tim, đau xóc từ xương sườn đến tim

Dùng 4 quả Chỉ thực (càng lâu năm càng tốt), 120 g Hậu phác, Qua lâu 1 trái, 240 g Phỉ bạch, 30 g Quế, 5 thăng nước. Đầu tiên, sắc Chỉ thực và Hậu phác, lấy nước bỏ bã, sau đó xong cho các vị thuốc còn lại vào sắc thành thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày.

18. Chữa bôn đồn khí thống

Dùng Chỉ thực sao đen, tán bột. Mỗi ngày uống 12 g, ngày uống 3 lần, đêm uống 1 lần.

19. Chữa phong chẩn ngoài da

Sử dụng Chỉ thực tẩm với giấm gạo, sao vàng, chườm vào bùng da bệnh.

20. Chữa lỵ gây sa trực tràng

Sử dụng Chỉ thực, mài đá nhẵn một mặt, sao vàng với mật ong, chườm đến khi trực tràng rút lên.

21. Chữa âm hộ đau sưng

Sử dụng 240 g Chỉ thực, giã nát, sao vàng, gói trong vải sạch, chườm lên chỗ đau. Khi nguội thì sao nóng và chườm lại đến khi hết đau.

22. Chữa trĩ kinh niên ở trẻ em

Dùng Chỉ thực tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng uống 30 viên uống lúc đói.

23. Trị táo bón

Dùng Chỉ thực, Tạo giáp, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn với hồ, làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô, dùng uống.

Xem thêm: Cây Huyết Rồng Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Kiêng kỵ và lưu ý khi sử dụng Chỉ xác – Chỉ thực

Chỉ Xác – Chỉ Thực - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 10
Kiêng kỵ và lưu ý khi sử dụng Chỉ xác – Chỉ thực

Kiêng kỵ:

  • Tỳ vị hư yếu, hàn mà không có thấp tích không nên dùng.
  • Phụ nữ có thai mà thân thể gầy yếu không dùng.
  • Không có khí trệ thực tà không nên dùng.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Chỉ Xác – Chỉ Thực:

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Chỉ Xác – Chỉ Thực do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Chỉ Xác – Chỉ Thực là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Chỉ Xác – Chỉ Thực. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Chỉ Xác – Chỉ Thực, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm: Mạn kinh tử là cây gì? Có đặc điểm thế nào và tác dụng ra sao?

Bạn vừa đọc xong bài viết: Chỉ Xác – Chỉ Thực là cây gì? Đặc điểm và tác dụng ra sao với sức khỏe

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Sách cây thuốc người Dao Ba Vì

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

ZALO HN
ZALO HCM
HCM: 0385.034.610
HN: 0981.025.987