Hướng dẫn cách tập luyện, phục hồi chức năng sau khi bị gãy xương

Bạn đang tìm kiếm thông tin về hướng dẫn cách tập luyện, phục hồi chức năng sau khi bị gãy xương, đây là thông tin có rất nhiều người cần tìm trên internet, chính vì vậy nhóm biên tập Thuốc Nam Triệu Hòa đã tổng hợp các vấn đề liên quan đến tập luyện, phục hồi chức năng sau gãy xương để giúp bạn có thêm những hiểu biết về y học cổ truyền nói chung và thuốc nam nói riêng.

Những kiến thức về hướng dẫn cách tập luyện, phục hồi chức năng sau khi bị gãy xương được chọn lọc từ những đơn vị uy tín, đặc biệt là các cơ quan thuộc Bộ Y Tế, những thông tin chính thông nên bạn hoàn toàn yên tâm về kiến thức tại đây.

Bài viết về Tập luyện, phục hồi chức năng sau gãy xương được các bác sĩ, hay lương y hoặc chuyên gia có chuyên môn đã được xác minh đánh giá tham vấn tính đúng đắn của nội dung.

Mời bạn xem bài viết về Tập luyện, phục hồi chức năng sau gãy xương dưới đây:

ThuocNamTrieuHoa theo SKDS – Để phục hồi chức năng sau gãy xương, người bệnh cần kiên trì tập luyện, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau

1. Mục đích và phương pháp phục hồi sau gãy xương

1.1. Giai đoạn bất động

Ở giai đoạn bất động này việc phục hồi chức năng với mục đích phòng ngừa các biến chứng viêm phổi ứ đọng, huyết khối, loét do đè ép…

Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau, duy trì tầm vận động của khớp tự do, tránh teo cơ, cứng khớp do bất động.

Ở giai đoạn này thường được chỉ định tại cơ sở y tế, có sự hướng dẫn và giám sát của cán bộ y tế. Tuy nhiên người bệnh và người chăm sóc cũng cần hiểu để tuân thủ, kết hợp giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.

Phương pháp phục hồi:

– Tư thế trị liệu: Đối với vùng chi còn phù nề, cần kê cao chi để giảm phù nề.

– Vận động trị liệu: Đối với vùng gãy xương phải bất động ta thực hiện co cơ tĩnh (gồng cơ) để đề phòng teo cơ, giảm phù nề, làm nhanh quá trình liền can. Đối với các khớp tự do không bị cố định thì thực hiện vận động chủ động các khớp hết biên độ (tầm) vận động.

Xem thêm:  Thuốc Nam Gia Truyền Ở Đâu Tốt Được Mọi Người Lựa Chọn Nhiều Nhất?

– Giảm đau: Sử dụng điện trị liệu như các dòng điện xung, điện phân, điện cao tần… hoặc có thể sử dụng nhiệt lạnh như lấy đá, chờm lạnh…

– Hoạt động trị liệu: Phải được tiến hành sớm, ngay từ khi còn cố định xương đến khi hồi phục. Biện pháp tùy theo tổn thương cụ thể của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định thích hợp.

photo-1639666812563

Phục hồi chức năng sau gãy xương cần kết hợp nhiều phương pháp

1.2. Giai đoạn sau bất động

Sau bất động lâu ngày (bó bột, phẫu thuật kết hợp xương) thường có tình trạng hạn chế tầm vận động, teo cơ, đau khớp, do đó các hoạt động cần phải thực hiện một cách thận trọng để tránh gây tổn thương thêm cho các mô bị suy yếu (cơ, dây chằng và mô liên kết).

Lúc đầu, bệnh nhân sẽ bị đau khi bắt đầu vận động, nhưng đau sẽ giảm dần khi khớp cử  động, các cơ mạnh dần lên và tầm hoạt động tăng tiến dần.

Chính vì lẽ đó mục đích phục hồi chức năng ở giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng giúp giảm sưng, giảm phù nề, giảm đau. Gia tăng tuần hoàn, phá tan kết dính. Gia tăng tầm hoạt động của khớp. Gia tăng sức mạnh của cơ. Phục hồi chức năng tối đa để người bệnh nhanh chóng trở về cuộc sống, lao động bình thường.

Phương pháp phục hồi:

– Có thể sử dụng nhiệt nóng ẩm: Chiếu đèn hồng ngoại, bó parafin ngày 01 lần thời gian 20 – 30 phút.

– Xoa bóp trị liệu vùng chấn thương ngày 1 lần thời gian 20-30 phút. Điện xung ngày 1 lần thời gian 10-20 phút.

– Vận động trị liệu:

+ Cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại, tốc độ cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập 10-15 phút, ngày 4-6 lần. Có thể tập từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột.

+ Tập đi với dụng cụ trợ giúp (nạng gậy), luyện dáng đi. Riêng tập đi thì người chăm sóc bệnh nhân và người bệnh phải cố gắng kiên trì. Bởi ngại thì việc phục hồi sẽ lâu hơn.

Trên đây là những nguyên tắc chung về phục hồi chức năng cho người bị gãy xương. Trong thực tế, tuỳ theo  từng trường hợp cụ thể mà người ta chọn các loại bài tập phù hợp với tình trạng người bệnh, loại gãy xương và xương bị gãy.

Phục hồi vận động sau gãy xương bao gồm cử động khớp, sau đó người bệnh cần tập luyện duy trì sức cơ. Bài tập tăng sức căng của cơ, khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ. Cuối cùng là tập đi, hoặc tập làm nếu là gãy xương tay.
Đối với gãy xương chân người bệnh phải dùng nạng tập đi khi xương chưa liền nên cần lưu ý tập bước đi có 3 điểm tựa, không tỳ hoặc chỉ tỳ nhẹ tăng dần lên chân đau.

 Hai tay chống nạng ngay ngắn, hai mũi nạng và bàn chân lành tạo nên tam giác đế. Đưa 2 nạng ra trước 10 – 30cm một cách tăng dần, lấy thăng bằng trên đôi tay cầm, rồi bước chân lành ra trước, tiếp tục bước khác.

Xem thêm:  Viêm xoang trán là bệnh gì: Triệu chứng thế nào, nguyên nhân và cách điều trị?

Giai đoạn tiếp theo, dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững. Nhiều người thích dùng gậy chống bên chân đau nên đã làm dáng đi bị xấu đi. Phải tập cho quen chống gậy bên chân lành và khi bước chân lành ra trước thì sức nặng trên chân đau và gậy chống sẽ cùng chịu một lúc.

2. Dùng thuốc y học cổ truyền cho người gãy xương

Theo Y học cổ truyền, sang chấn làm cho thương khí tắc, khí trệ, thương huyết tắc huyết ngưng, huyết ngưng thì cản trở khí hành, vì vậy huyết ứ mà gây ra bệnh.

Ngoài nguyên tắc cố định xương gãy kết hợp động và tĩnh ở trên, nguyên tắc thứ hai trong điều trị gãy xương theo y học cổ truyền là kết hợp tại chỗ với toàn thân còn thể hiện trong dùng thuốc xoa hoặc đắp ngoài có tác dụng tại chỗ và thuốc uống trong có tác dụng toàn thân.

2.1 Thuốc sắc uống cường cân, cứng cốt phục nguyên

– Thời kỳ đầu: Dùng phép hành ứ, hoạt huyết, sinh tân.

Bài thuốc: Đại hoàng 20g, sài hồ 15g, qua lâu nhân15g, đương quy 15g,  hồng hoa 12g, một dược 15g,  cam thảo  10g, đào nhân 15g, nhũ hương 15g, kê huyết đằng 15g, xuyên khung 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thời kỳ giữa và sau : Dùng phép bổ ích can thận, cường cân, cứng cốt phục nguyên.

Bài thuốc: Thục địa 20g, đỗ trọng 20g, ngưu tất 20g, tục đoạn  20g, cốt toái bổ 20g, ngũ gia bì 20g, quy thân 20g, sơn thù 15g, bạch thược 15g, thanh bì  15g. Sắc uống ngày 1 thang.

photo-1639666825363

Cây và vị thuốc ngưu tất trong bài thuốc điều trị sau gãy xương

2.2 Thuốc dùng ngoài, ngâm tay, chân tùy vị trí chấn thương

– Thành phần:Nhũ hương 30g, một dược 30g, đương quy 15g, đại hồi 15g, bạch chỉ  15g, ngưu tất 15g, uy linh tiên 15g, tô diệp 15g, kê huyết đằng 30g, xích thược 15g, hồng hoa 15g,  xuyên khung 15g, ngũ gia bì 15g, tục đoạn 15g, phòng phong 15g, mộc qua15g.

Cách dùng: Tất cả rửa sạch, cho vào ấm sắc lấy 2000ml, để nhiệt độ từ 50 – 60 ngâm tay, chân tùy vị trí chấn thương ngày 2 lần.

Xem thêm:  Bài Thuốc Hay Từ Hà thủ ô cây thuốc quý người Á Đông

2.3 Châm cứu hỗ trợ điều trị gãy xương

Châm tả các huyệt tại chỗ và châm toàn thân các huyệt:

– Vùng cổ gáy: Huyệt Lạc chẩm, Hợp cốc, Đốc du.

– Vùng cổ chân: Huyệt Huyền trung, Thái xung.

– Vùng thắt lưng: Huyệt Thận du, Ủy trung.

– Vùng cổ tay: Huyệt Thủ tam lý, hợp cốc.

– Vùng khuỷu tay: Huyệt Hợp cốc, Trung phủ.

– Vùng đùi, cẳng chân: Huyệt Dương lăng tuyền, Túc tam lý.

2.4. Thủy châm điều trị gãy xương

Phương pháp chọn huyệt cũng như châm cứu:

– Vùng cổ gáy: Huyệt Lạc chẩm, Hợp cốc, Đốc du.

– Vùng cổ chân: Huyền trung, Thái xung.

– Vùng thắt lưng: Thận du, Ủy trung.

– Vùng cổ tay: Thủ tam lý, hợp cốc.-

– Vùng khuỷu tay: Hợp cốc, Trung phủ.

– Vùng đùi, cẳng chân: Dương lăng tuyền, Túc tam lý.

Mỗi lần thủy châm chọn 4-5 huyệt tùy từng tình trạng bệnh nhân cụ thể.

2.5 Cấy chỉ điều trị gãy xương

Phương pháp chọn huyệt cũng như châm cứu ở trên. Mỗi đợt điều trị cấy chỉ hai lần, mỗi lần có thể lựa chọn 5-6 huyệt tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Như vậy, đối với người gãy xương việc điều trị là đưa bệnh nhân trở về tình trạng sinh hoạt, đi lại như trước khi bị gãy xương càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân quá yếu, khả năng đi lại kém hoặc chỉ ngồi xe lăn thì mục đích điều trị là làm cho bệnh nhân đỡ đau. Nếu trước khi gãy xương bệnh nhân đi lại khá, cần can thiệp phẫu thuật cố định vững chắc ổ gãy để bệnh nhân tập vận động sớm.

Luyện tập được coi là bước quan trọng trong điều trị gãy xương theo y học cổ truyền nhằm đạt tới mục đích điều trị đó là phục chức năng chi gãy. Nắn chỉnh xương gãy sớm, cố định xương gãy cục bộ một cách hợp lý, đồng thời tiến hành luyện tập chính xác theo tiến độ, phát huy được tính năng động chủ quan của người bệnh được coi như là nguyên tắc điều trị.

Nguyên tắc tập luyện: Tập từ nhẹ đến mạnh, từ biên độ nhỏ đến biên độ lớn, từ đơn giản đến phức tạp và không được động tác tập nào gây đau.

Tóm lại Tập luyện, phục hồi chức năng sau gãy xương:

Bài viết trên đây của ThuocNamTrieuHoa chia sẻ với quý độc giả khắp mọi miền tổ quốc kính mến về Tập luyện, phục hồi chức năng sau gãy xương, hi vọng có những kiến thức và thông tin có giá trị giúp bạn hoặc người thân của bạn.

Nếu bạn thấy nội dung về Tập luyện, phục hồi chức năng sau gãy xương hữu ích hãy chia sẻ cho những người bạn thấy họ cần.

Thuốc Nam Triệu Hòa là đơn vị cung cấp các sản phẩm thảo dược Triệu Hòa hỗ trợ điều trị một số loại bệnh bảo vệ sức khỏe mọi người chính hiệu do lương y Triệu Thị Hòa Yên Sơn – Ba Vì Hà Nội bào chế, đảm bảo chất lượng an toàn từ thảo dược thiên nhiên đỉnh núi Ba Vì.

VTV2 Phỏng Vấn Lương y Triệu Hòa – Hương Thuốc Nam Ba Vì – Sống Khỏe Mỗi Ngày

YouTube video

Bài viết có tham khảo nguồn uy tín, xem tại: https://suckhoedoisong.vn/tap-luyen-phuc-hoi-chuc-nang-sau-gay-xuong-169211216222408921.htm truy cập 12/17/2021 9:58:00 AM (giờ tiếng anh)

Bạn vừa đọc xong bài viết: Hướng dẫn cách tập luyện, phục hồi chức năng sau khi bị gãy xương

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Sách cây thuốc người Dao Ba Vì

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

ZALO HN
ZALO HCM
HCM: 0385.034.610
HN: 0981.025.987