Chào bạn chúng ta lại gặp nhau trong bài viết này, đây là bài viết nằm trong chuyên mục những cây thuốc quanh khu vườn quanh gia đình, Thuốc Nam Triệu Hòa.vn xin chia sẻ về mời bạn xem bài thuốc từ cây lức dây – cây địa liền – cây tần quy bao gồm những thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về Mời bạn xem bài thuốc từ cây lức dây – cây địa liền – cây tần quy.
Ngoài ra còn có những cách sử dụng tuyệt vời cho loại cây thuốc hay – kỳ diệu này.
Khi chúng ta có những kiến thức hữu ích và có có tính xác thực từ những đơn vị uy tín thì bạn có thể sử dụng những loại cây thuốc xung quanh nhà để hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe dễ dàng hơn.
Bởi vì đây tất cả là những cây thuốc bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm xung quanh khu vườn nhà mình.
Bình thường chúng ta luôn luôn thấy những cây này nhưng chúng ta không biết đây là một cây có thể hỗ trợ cho bạn về vấn đề sức khỏe rất tốt. Không để bạn đợi lâu, bây giờ mời bạn đọc tiếp bài viết để hiểu rõ về Mời bạn xem bài thuốc từ cây lức dây – cây địa liền – cây tần quy.
Bài thuốc từ cây lức dây
Công dụng của lức dây
Lức dây thường dùng chữa cảm sốt; viêm hạnh nhân cấp (sưng amygdal); viêm lợi có mủ, đau răng; ho và ho ra máu; lỵ; chấn thương bầm tím. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị nhọt và viêm mủ da, zona, eczema mạn tính, bỏng. Giã cây tươi để đắp ngoài. Nhân dân còn dùng cành lá nấu nước uống thay trà, làm thuốc giúp ăn uống dễ tiêu và dùng trong các trường hợp rối loạn tiêu hoá ở trẻ em. Cũng thường dùng chữa dị ứng (mề đay).
Ở Ấn Độ, người ta dùng cây làm thuốc đắp trị mụn nhọt, lá và các chồi non pha nước cho trẻ em uống khi ăn uống không tiêu và cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ. Cây cũng được dùng trong chứng tắc niệu, tắc nghẽn ruột và đau khớp gối.
Đơn thuốc có lức dây
1. Lức dây trị viêm hạnh nhân cấp: Lức dây 30-60g, chiết dịch cây dùng uống và ngậm.
2. Lức dây trị lỵ: Lức dây tươi 120g sắc uống hoặc chiết dịch, thêm đường hoặc thêm mật ong uống.
3. Lức dây trị viêm lợi có mủ: Lức dây, rau má, cỏ xước, chua me đất hoa vàng, đều dùng tươi, mỗi vị 30g chiết lấy dịch uống.
4. Lức dây trị mề đay: Dùng 50-100g cây khô sắc uống hằng ngày, hoặc dùng cây tươi giã nhỏ, thêm nước, lọc uống.
Trà giải cảm: Cây lức khô, chặt nhỏ, đóng gói 50g, dùng pha nước uống thay trà.
Sốt nóng mùa hè (bệnh ôn nhiệt) hoặc cảm sốt lúc nóng, lúc rét, khát nước nhức đầu, đắng miệng, ho, nôn oẹ, dùng: Rễ lức 10g, sắn dây 12g, hương nhu trắng 10g, thanh bì 8g, sắc uống.
Xem thêm: Cây Quế Chi – Những bài thuốc chưa bệnh thần kỳ từ cây quế chi có thể bạn chưa biết
Bài thuốc từ cây địa liền
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây địa liền
+ Chữa cảm sốt nhức đầu: Sử dụng 5 gram củ cây địa liền, 10 gram cát căn và 5 gram bạch chỉ, đem nghiền mịn và làm viên uống.
+ Điều trị tiêu hóa kém, ngực bụng lạnh đau
Cách 1: Sử dụng 4 – 8 gram địa liền sắc thuốc uống. Ngoài ra cũng có thể tán bột và uống.
Cách 2: Dùng địa liền, đương quy, đinh hương và cam thảo, mỗi vị có liều lượng bằng nhau đem tán bột. Sau đó trộn hồ và hoàn viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần lấy 10 viên uống với rượu.
+ Trị ho gà: Dùng 300 gram địa liền, 1000 gram rau sam tươi, 300 gram lá chanh, 500 gram tía tô, 1000 gram rau má tươi và 1000 gram vỏ rễ dâu đã được tẩm mật ong và sao. Tất cả các vị thuốc được rửa sạch, cho vào nồi và thêm 12 lít nước và đun sôi trên ngọn lửa nhỏ. Sau khi thuốc cạn còn 4 lít cho vào bình thủy tinh, bảo quản và dùng dần. Mỗi ngày cho trẻ uống từ 15 – 30ml.
+ Điều trị táo bón kinh niên, nhức đầu, ăn không tiêu, cảm sốt: Sử dụng 1000 gram địa liền, 1000 gram thổ phục linh, 1000 gram rau má tươi và 500 gram cam thảo. Đem phơi khô và nghiền thành bột. Mỗi ngày lấy 2 – 4 gram hòa tan nước và uống.
+ Chữa đau nhức răng, tê phù, đau mỏi gân cốt, đau lưng, trị tê thấp: Củ cây địa liền phơi khô, thái nhỏ và cho vào bình ngâm chung với rượu nồng độ cồn 40 – 50%. Sau 5 – 7 kể từ khi ngâm, có thể dùng rượu để uống hoặc xoa bóp chữa đau nhức. Trừ trường hợp đau răng, ngậm rượu địa liền vài phút rồi sau đó nhổ ra.
Xem thêm: Cải Củ là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng
Bài thuốc từ cây tần quy
Ảnh minh họa
Chữa ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi: Sắc nhỏ lá rau tần tươi đã được rửa sạch, thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cất thủy, sau đó vắt lấy nước uống. Còn bã lá rau tần có thể ăn hoặc ngậm nuốt cùng với nước. Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sẽ có hiệu quả nếu dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.
Chữa sốt cao, cảm cúm do thời tiết thay đổi thất thường: Giã nát một ít lá rau tần cùng một ít muối và một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống. Bã lá rau tần để nguyên hoặc cho ít giấm hay rượu để thoa khắp mình. Nên kết hợp việc uống và thoa lá rau tần để đem lại hiệu quả hạ sốt nhanh.
Chữa các bệnh lý về da, dị ứng hoặc nổi mề đay: Sắc 15 gram lá rau tần khô với một lượng nước vừa đủ. Sắc còn 1 bát và chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Kết hợp với việc uống, cần sử dụng một lượng rau cần tươi, rửa sạch rồi đem đi giã (có thể sử dụng một ít muối hột) đắp lên chỗ bị dị ứng, chỗ sưng. Kết hợp sử dụng rau cần vừa uống vừa đắp sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn.
Chữa vết thương, giảm đau do côn trùng cắn: Sử dụng ngay 20 gram lá rau cần tươi, rửa sạch rồi đem đi giã nát hoặc nhai nhuyễn đắp lên chỗ sưng đỏ, chỗ bị đau. Sau một khoảng thời gian ngắn, sẽ hết đau, không còn bị sưng đỏ.
Chữa hôi miệng: Sử dụng lượng rau tần phơi khô đem sắc đặc. Cần sử dụng thường xuyên để ngậm hoặc súc miệng hằng ngày. Lưu ý, sau khi súc miệng nhớ nhổ ra không được nuốt.
Chữa chảy máu cam: Sử dụng 20 gram lá rau cần cùng với 15 gram tắc bá, 10 gram hoa hòe và 15 gram cam thảo đất, đem đi sắc với một lượng nước vừa đủ.
Như vậy bài viết trên đây thuốc nam Triệu Hòa đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất và hữu ích nhất về Mời bạn xem bài thuốc từ cây lức dây – cây địa liền – cây tần quy. Hi vọng góp phần giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định và sử dụng hợp lý những loại cây thuốc tuyệt vời này. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc nam Triệu Hòa tại đây.
Bài viết này được nhóm biên tập viên của Thuốc Nam triệu Hòa tham khảo từ những đơn vị uy tín, và theo như yêu cầu được ghi rõ có tham khảo Nguồn từ Bandantoc.vn.
Xem thêm: Cam Thảo Đất Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?