Những cách bào chế thuốc từ cây thầu dầu tía – chìa vôi – sa nhân tím

Chào bạn chúng ta lại gặp nhau trong bài viết này, đây là bài viết nằm trong chuyên mục những cây thuốc quanh khu vườn quanh gia đình, Thuốc Nam Triệu Hòa.vn xin chia sẻ về những cách bào chế thuốc từ cây thầu dầu tía – chìa vôi – sa nhân tím bao gồm những thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về những cách bào chế thuốc từ cây thầu dầu tía – chìa vôi – sa nhân tím.

Ngoài ra còn có những cách sử dụng tuyệt vời cho loại cây thuốc hay – kỳ diệu này.

Khi chúng ta có những kiến thức hữu ích và có có tính xác thực từ những đơn vị uy tín thì bạn có thể sử dụng những loại cây thuốc xung quanh nhà để hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe dễ dàng hơn.

Bởi vì đây tất cả là những cây thuốc bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm xung quanh khu vườn nhà mình.

Bình thường chúng ta luôn luôn thấy những cây này nhưng chúng ta không biết đây là một cây có thể hỗ trợ cho bạn về vấn đề sức khỏe rất tốt. Không để bạn đợi lâu, bây giờ mời bạn đọc tiếp bài viết để hiểu rõ về những cách bào chế thuốc từ cây thầu dầu tía – chìa vôi – sa nhân tím.

Một số bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía

Một số bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía

Quả thầu dầu tía

Bài 1: Dùng lá thầu dầu tía đắp trực tiếp vào búi trĩ.

Dùng 5 lá thầu dầu tía + vài hạt muối tinh.

Rửa sạch lá thầu dầu tía rồi tiếp tục ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để đảm bảo lá được sạch, vớt và để ráo nước. Cho lá thầu dầu tía vào giã nát với muối tinh. Người bệnh vệ sinh sạch hậu môn và búi trĩ bằng nước muối ấm pha loãng. Sau đó dùng hỗn hợp thầu dầu tía đã chuẩn bị đắp trực tiếp lên vùng búi trĩ và hậu môn. Cần đảm bảo lá thầu dầu tía tiếp xúc trực tiếp được với búi trĩ. Dùng băng gạc (hoặc miếng vải mềm, sạch) cố định vết thương. Để khoảng 60 phút thì gỡ bỏ và rửa sạch lại bằng nước ấm.

Thực hiện ngày 1 – 2 lần, tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối. Thực hiện liên tục sau 4 tuần sẽ thấy dấu hiệu bệnh trĩ suy giảm.

Bài 2: Trị trĩ bằng cách xông hơi, ngâm rửa hậu môn với nước lá thầu dầu tía

Dùng 150g lá thầu dầu tía + nửa thìa muối tinh.

Xem thêm:  Cây Mơ Tam Thể Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Rửa sạch lá thầu dầu tía. Cho lá thầu dầu và muối vào đun với 1 lit nước sạch. Khi nồi nước sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 10 phút để tinh dầu thầu dầu trong lá phai ra với nước. Bắc nồi nước lá thầu dầu xuống và tiến hành xông hơi hậu môn và búi trĩ. Đến khi nước ấm, người bệnh tiếp tục ngâm hậu môn khoảng 20 – 30 phút và rửa lại một lần nữa.

Thực hiện 1 lần/ngày. Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ thấy cảm giác ngứa rát giảm đáng kể.

Bài 3: Dùng rau dừa cạn và thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Dùng 10 lá dầu cạn + 5 lá thầu dầu tía + muối tinh.

Rửa sạch các nguyên liệu vừa chuẩn bị. Sau đó đem ngâm với nước muối loãng để đảm bảo lá đã sạch.

Đem giã nát 2 loại lá trên rồi cho vào miếng vải mỏng chắt lấy nước cốt.

Dùng nước cốt lá thầu dầu tía và lá dừa cạn thu được đem bôi trực tiếp vào vùng hậu môn bị trĩ. Khi hậu môn khô thì bôi tiếp tục lần 2 và 3. (Hoặc người bệnh có thể dùng đắp trực tiếp hỗn hợp lá thầu dầu tía và băng lại giống như cách 1.)

Thực hiện 1 – 2 lần/ngày.

Bài 4: Thầu dầu tía kết hợp với lá vông nem chữa trị bệnh trĩ

Dùng 3 lá thầu dầu tía + 3 lá vông + vài hạt muối tinh.

Rửa sạch lá thầu dầu tía và lá vông; tiếp tục ngâm nguyên liệu với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để đảm bảo lá được sạch, vớt và để ráo nước. Đem giã nát nguyên liệu với muối tinh. Dùng miếng vải mềm sạch gói nguyên liệu thu được, buộc kín miệng, sau đó đem hơ trên lửa cho nóng.

Dùng bọc nguyên liệu vừa hơ nóng đắp trực tiếp vào vùng hậu môn và búi trĩ. Cách làm này giúp làm giảm cảm giác ngứa rát, giảm phù nề hậu môn đồng thời làm teo búi trĩ rất hiệu quả. Kiên trì thực hiện ngày 1 – 2 lần.

Bài 5: Hạt thầu dầu tía chữa trị bệnh trĩ

Dùng 9 hạt thầu dầu tía + 9 con học trò nước + dấm thanh.

Rửa sạch các nguyên liệu, ngâm qua nước muối pha loãng rồi đem giã nhỏ giống các cách làm trên. Cho hỗn hợp thu được vào chảo, đảo đều với dấm thanh đến khi nóng già thì tắt bếp. Đổ nguyên liệu vào miếng vải mềm sạch, rồi đem đắp trực tiếp vào huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu. Người bệnh cần bỏ nguyên liệu ra khỏi đầu ngay lập tức nếu thấy búi trĩ đã co lên bởi nếu đắp quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đối với bệnh nhân sức khỏe không tốt hoặc có tiền sử đau đầu nên thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi thực hiện phương pháp này.

Xem thêm:  Cây Râu Mèo là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Những điều lưu ý khi dùng thầu dầu tía chữa trị bệnh trĩ

Do thầu dầu tía có chứa độc tính ricin nên người bệnh lưu ý chỉ dùng đúng liều lượng, để đảm bảo sức khỏe cũng như sự an toàn.

Ở Việt Nam có nhiều loại thầu dầu nhưng chỉ có loại thầu dầu tía (lá có màu tía, màu tím đậm) là được áp dụng vào điều trị bệnh.

Chỉ dùng thầu dầu tía chữa trị bệnh trĩ tại chỗ (vùng hậu môn và búi trĩ). Tuyệt đối không uống thầu dầu tía với mục đích chữa trĩ.

Vì là phương pháp điều trị bằng dân gian nên cần kiên trì áp dụng điều trị bệnh trong thời gian dài mới thu về kết quả mong muốn.

Thầu dầu tía chỉ có hiệu quả với bệnh trĩ độ nhẹ, các bệnh trĩ độ nặng (trĩ độ 3, 4) nên tham khảo các phương pháp điều trị khác./.

Xem thêm: Lợi ích làm thuốc hay từ cây dành dành – cúc hoa vàng – cây cúc tần

Một số bài thuốc có sử dụng chìa vôi

Một số bài thuốc có sử dụng chìa vôi

Chữa thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc uống: Cần chuẩn bị 40g dây chìa vôi, 20g rau dền gai, 20g cây tầm gửi, 20g cỏ xước, 20g lá lốt. Các nguyên liệu cần rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ. Đến khi còn khoảng 500ml thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn khoảng 30 phút. Nên uống khi thuốc còn ấm và duy trì liên tục trong ít nhất 1 tháng.

Bài thuốc đắp: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá chìa vôi và 1 thìa muối hạt. Rửa sạch lớp bột phấn bên ngoài lá để tránh gây kích ứng. Rang nóng lá cùng với muối rồi dùng miếng vải bọc lại và đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức. Mỗi ngày nên áp dụng 2 lần, tránh để nhiệt độ quá nóng.

Chữa thoái hóa cột sống

Chuẩn bị 50g cây chìa vôi, 40g ngưu tất, 20g đương quy, 20g cẩu tích, 10g xuyên khung và 1 lít rượu trắng. Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, để ráo. Cho toàn bộ thuốc vào bình thủy tinh lớn rồi đổ rượu vào ngâm. Ngâm thuốc trong khoảng 1 tuần là có thể mang ra dùng, mỗi lần chỉ được uống 20ml, dùng ngày 2 lần đến khi hết bệnh.

Trị lở ngứa, ung nhọt

Chuẩn bị 1 nắm lá chìa vôi, thổ phục linh 20g, kim ngân hoa 10, bồ công anh 10g. Đem các thảo dược rửa sạch và để ráo nước. Đem bồ công anh, thổ phục linh và kim ngân hoa sắc lấy nước uống. Tiếp đó lấy lá chìa vôi giã nát rồi đắp lên vùng bị lở ngứa và các vết ung nhọt.

Xem thêm:  Cây Mặt Quỷ là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Giảm đau nhức xương khớp

Chuẩn bị 20g chìa vôi cùng với khoảng 15g lá lốt. Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi sắc chung với khoảng 500ml nước trên lửa nhỏ. Khi sắc còn 250ml thì đạt. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày, nên uống khi còn ấm nóng.

Lưu ý: Không dùng loại thảo dược này cho chị em đang mang bầu hoặc những người đang cho con bú.

Xem thêm: Bào chế bài thuốc hay từ cây mận – cây cối xay – cây rau bô binh – cây đại kế

Một số bài thuốc chữa bệnh từ sa nhân tím

Một số bài thuốc chữa bệnh từ sa nhân tím

Chữa có thai lạnh bụng, tiểu tiện không thông và đầy hơi

Chuẩn bị: Hương phụ và sa nhân tím bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem dược liệu phơi khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 3 – 4g uống với nước ấm, ngày dùng 3 lần. Hoặc chuẩn bị mỗi vị 8g và đem sắc, uống hết trong ngày.

Trị trẻ em cam tích, nôn mửa, ăn không tiêu và đau bụng

Chuẩn bị: Mộc hương 6g, bạch truật 4g, sa nhân tím 4g, chỉ thực 6g.

Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Sau đó dùng nước sắc từ gạo và bạc hà trộn đều với bột mịn, làm thành viên hoàn nặng khoảng 0,25g. Ngày sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 2 – 3 viên.

Chữa phong tê thấp

Chuẩn bị: 10g thân rễ sa nhân tím.

Thực hiện: Đem rửa sạch, cắt rễ thành từng khúc nhỏ. Sau đó đem ngâm với 100ml rượu trong nửa tháng. Khi dùng, lấy dịch rượu xoa bóp lên vùng đau nhức. Hoặc có thể nấu với lá hồng bì dại và ngâm chân khi nước còn ấm để giảm đau.

Chữa đau nhức răng

Chuẩn bị: Hạt sa nhân tím phơi khô.

Thực hiện: Đem hạt giã thành bột, sau đó dùng bột chấm vào chỗ răng đau. Hoặc ngâm hạt sa nhân với rượu rồi ngậm.

Những điều cần lưu ý 

Khi sử dụng bài thuốc từ sa nhân tím, cần lưu ý một số thông tin sau: Người âm hư nội nhiệt không nên sử dụng dược liệu này. Cần thận trọng khi lựa chọn sa nhân tím vì có rất nhiều loại thực vật có tên gọi và hình dáng tương tự.

Như vậy bài viết trên đây thuốc nam Triệu Hòa đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất và hữu ích nhất vềnhững cách bào chế thuốc từ cây thầu dầu tía – chìa vôi – sa nhân tím. Hi vọng góp phần giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định và sử dụng hợp lý những loại cây thuốc tuyệt vời này. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc nam Triệu Hòa tại đây.

Bài viết này được nhóm biên tập viên của Thuốc Nam triệu Hòa tham khảo từ những đơn vị uy tín, và theo như yêu cầu được ghi rõ có tham khảo Nguồn từ Bandantoc.vn.

Xem thêm: Cây Tắc Kè Đá là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Bạn vừa đọc xong bài viết: Những cách bào chế thuốc từ cây thầu dầu tía – chìa vôi – sa nhân tím

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987