Chào bạn chúng ta lại gặp nhau trong bài viết này, đây là bài viết nằm trong chuyên mục những cây thuốc quanh khu vườn quanh gia đình, Thuốc Nam Triệu Hòa.vn xin chia sẻ về bài thuốc chữa bệnh kỳ diệu của lá lốt – cây mã đề – cây mần tưới bao gồm những thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về bài thuốc chữa bệnh kỳ diệu của lá lốt – cây mã đề – cây mần tưới.
Ngoài ra còn có những cách sử dụng tuyệt vời cho loại cây thuốc hay – kỳ diệu này.
Khi chúng ta có những kiến thức hữu ích và có có tính xác thực từ những đơn vị uy tín thì bạn có thể sử dụng những loại cây thuốc xung quanh nhà để hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe dễ dàng hơn.
Bởi vì đây tất cả là những cây thuốc bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm xung quanh khu vườn nhà mình.
Bình thường chúng ta luôn luôn thấy những cây này nhưng chúng ta không biết đây là một cây có thể hỗ trợ cho bạn về vấn đề sức khỏe rất tốt. Không để bạn đợi lâu, bây giờ mời bạn đọc tiếp bài viết để hiểu rõ về bài thuốc chữa bệnh kỳ diệu của lá lốt – cây mã đề – cây mần tưới.
Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của lá lốt
>
Lá lốt là loại cây quen thuộc với nhiều gia đình
Chữa phong thấp: Rễ lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, cỏ xước 12g, hoàng lực 12g, độc lực 12g, đơn gối hạc 12g, hạt xích hoa xà 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt: Rễ lá lốt tươi 50g, rễ bưởi bung 50g, rễ cây vòi voi 50g, rễ cỏ xước 50g. Tất cả sao vàng, sắc; chia uống 3 lần trong ngày.
Chữa phù thũng: Lá lốt 12g, rễ cà gai leo 12g, rễ mỏ quạ 12g, rễ gai tầm xoọng 12g, lá đa lông 12g, mã đề 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Giải độc, chữa say nấm, rắn cắn: Lá lốt 50g, lá đậu ván trắng 50g, lá khế 50g. Tất cả rửa sạch, giã nát thêm ít nước, ép gạn lấy nước cho uống.
Kiết lỵ: Lấy một nắm lá lốt sắc với 300ml nước, chia uống trong ngày.
Tổ đỉa ở bàn tay: Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.
Mồ hôi tay chân: Lấy 30g lá lốt tươi, đổ một lít nước vào đun sôi, cho thêm ít muối. Để nước ấm ngâm tay chân vào. Làm thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, sẽ có kết quả tốt.
Mụn nhọt: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
Đau nhức xương khớp: Lấy 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoang, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 15g lá lốt, 15g rễ cây vòi voi, 15g rễ cây cỏ xước, 15g rễ cây bưởi, thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600ml nước còn 200ml, uống ba lần trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 5 – 10 lá lốt phơi khô hay 15 – 30g lá lốt tươi, sắc kỹ với nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống liền một tuần.
Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: Lấy 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
Viêm tinh hoàn: Chuẩn bị 12g lá lốt, 12g lệ chi, 12g bạch truật, 10g bạch linh, 10g trần bì, 6g phòng sâm, 21g sinh khương, 5g hoàn kỳ, 6g sơn thù, 4g cam thảo. Cho tất cả nguyên liệu nấu với 600ml nước cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia ra uống hết trong ngày.
Trị viêm xoang: Dùng lá lốt rửa sạch rồi vò nát. Nhét lá lốt vào mũi cho tinh chất tác động được vào các xoang. Tiến hành hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm bớt.
Giải cảm: Dùng 20 lá lốt, nửa củ hành tây, 5 nhánh hành hương, 1 tép tỏi, 2g gừng, 1 nắm gạo và gia vị. Cho gạo vào nấu cháo như bình thường, khi gạo đã nở thì cho các nguyên liệu vào. Ăn khi còn nóng và lau phần mồ hôi đi.
Đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
Chú ý:
Người dùng chỉ nên dùng một lượng vừa phải, thông thường trung bình chỉ nên dùng từ 50 đến 100g. Vì nếu dùng nhiều có thể gây ra những phản ứng phụ làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải…
Bệnh nhân đang mắc bệnh táo bón, nhiệt miệng, nóng bức trong người…/.
Xem thêm: Cây Đại là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng
Những bài thuốc hay từ cây mã đề
Cây mã đề là loại dược liệu có công dụng hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Trị viêm đường tiết niệu: Lấy lá mã đề khô, bồ công anh, kim tiền thảo mỗi thứ 20g, cỏ nhọ nồi 15g, 10g cam thảo, 15g rễ cỏ tranh sắc uống. Uống liên tục 15 ngày với bài thuốc này sẽ có hiệu quả.
Trị sỏi: Lấy cây mã đề khô, diếp cá, kim tiền thảo mỗi thứ 20g, sắc uống với 1 lít nước nước. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2 lần để uống. Dùng kiên trì sẽ làm tan sỏi, không còn đau thắt khó chịu.
Trị bệnh tiêu chảy: Dùng lá mã đề, nhọ nồi, rau má mỗi vị 30g sắc uống. Đun đến khi thuốc sắc đặc thì lấy uống.
Trị táo bón, kiết lỵ: Lấy 25g bông mã đề, mướp đắng nấu nước uống sẽ không còn đi nặng. Hoặc có thể lấy cây mã đề tươi nấu cháo sẽ đi ngoài dễ dàng.
Trị bệnh gan: Lấy 20-30g lá mã đề khô, sắc nước hoặc pha trà uống mỗi sáng. Uống kiên trì mỗi ngày giúp gan giải độc và thanh lọc cơ thể.
Chữa viêm bàng quang: Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề tươi hoặc 300g cây mã đề khô. Làm sạch dược liệu trước khi sử dụng rồi để ráo nước. Đun cùng 1 lít nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 30 phút cho tới khi chỉ còn khoảng 400ml thì tắt bếp. Sử dụng phần thuốc đó 3 lần trong ngày. Kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả của dược liệu.
Hoặc lấy 12g mã đề, 12g phục linh, 12g hoàng liên, 12g hoàng bá, 12g rễ cỏ tranh, 8g bán hạ chế, 8g hoạt trạch, 8g trư kinh, 8g mộc thông. Rửa sạch, sơ chế các thảo dược đã chuẩn bị. Sắc cùng 700ml nước, đun lửa nhỏ, đun cho tới khi chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia nước thành 2-3 lần uống và sử dụng trong ngày. Cây mã đề nấu nước uống cùng các dược liệu khác có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm bàng quang.
Trị mụn, vết côn trùng cắn: Rửa thật sạch lá mã đề tươi, giã dập dược liệu. Vệ sinh vị trí bị mụn nhọt và những vùng xung quanh. Đắp lá mã đề giã dập lên vết mụn rồi sử dụng một miếng vải nhỏ băng bó lại. Giữ trong khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng rồi có thể tháo băng.
Điều trị phù thũng: Chuẩn bị 30g mã đề, 20g phục linh bì, 20g vỏ bí xanh, 15g đại phúc bì. Làm sạch tất cả những nguyên liệu trên trước khi sắc thuốc. Đun cùng với 1 lít nước, đun cạn chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống và sử dụng trong ngày để đảm bảo được hiệu quả sử dụng. Cần phải sử dụng thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất.
Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Chuẩn bị 30g mã đề, 30g ngư tinh thảo, 30g kim tiền thảo. Đun tất cả các dược liệu cùng với 700ml nước. Đun sôi rồi để thật nhỏ lửa, đun cho tới khi các dưỡng chất của dược liệu ngấm ra thuốc thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 lần và sử dụng ngay trong ngày.
Trị nám: Chuẩn bị một nắm lá mã đề tươi hoặc 15g – 20g dược liệu khô. Rửa sạch dược liệu trước khi sắc thuốc rồi để ráo nước. Đun cùng 400ml nước và đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút rồi tắt bếp. Bỏ bã và chắt thuốc, sử dụng luôn trong ngày.
Chữa rắn cắn: Nhai kỹ ngọn mã đề tươi và nuốt lấy phần nước. Phần bã còn lại phải đắp lên vết thương bị rắn cắn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể sơ cứu cơ bản trong tình thế cấp bách. Để có thể chữa được rắn cắn, cần phải nhanh chóng đưa người bệnh tới những cơ sở y tế gần nhất để có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh tình trạng chuyển biến nặng hơn.
Trị ho, tiêu đờm hiệu quả: Chuẩn bị 1 nắm mã đề tươi hoặc đã bào chế khô. Sắc dược liệu cùng với khoảng 600ml nước, đun khoảng 20-25 phút thì tắt bếp. Lọc bỏ bã và chắt lấy nước, sử dụng ngay trong ngày và không để thuốc qua đêm.
Hoặc dùng 10g thân mã đề khô, 2g cam thảo, 2g cát cánh. Làm sạch các dược liệu rồi đun với 600ml nước. Đun sôi và để nhỏ lửa, tiếp tục đun trong 20 phút thì tắt bếp và sử dụng. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày và sử dụng cho tới khi tình trạng ho giảm hẳn.
Xem thêm: Cây Cỏ Máu là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng
Lưu ý:
Không cho trẻ em dưới 3 tuổi sử dụng những bài thuốc từ mã đề.
Không được phép tự ý kết hợp mã đề với thuốc Tây hay những dược liệu khác khi chưa có chỉ định của các chuyên gia.
Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trong quá trình điều trị bằng dược liệu mã đề, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả mà thảo dược này mang lại./.
Những bài thuốc hay ít biết từ cây mần tưới
Cây mần tưới cho hoa màu tím, lá có răng cưa. Bộ phận thường dùng đề làm thuốc là thân và lá cây.
Chữa chứng chậm kinh, máu kinh xấu, thường ra màu nâu đen: Dùng nghệ xanh, ngưu tất, ích mẫu và hương phụ (tứ chế) mỗi vị 16g, chỉ xác, tô mộc và mần tưới mỗi vị 12g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
Điều trị rong kinh: Dùng mã đề, ké hoa vàng và chỉ thiên mỗi vị 15g, mần tưới 20g. Đem sắc uống đều đặn.
Trị thống kinh (đau bụng kinh) và kinh nguyệt không đều: Lấy hương phụ, mần tưới, ngải cứu, nhọ nồi và ích mẫu mỗi vị 15g. Đem các vị sắc uống.
Trị tỳ vị hư yếu khiến tiêu hóa kém, bụng đầy trướng và đau tức ngực: Dùng trần bì 6g, lá sen và hậu phác mỗi vị 8g, bán hạ chế, mần tưới, đại phúc bì và hoắc hương mỗi vị 12g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
Trị người nóng vào buổi chiều, miệng đắng, đi tiểu vàng, rêu lưỡi nhờn hơi vàng: Chuẩn bị hoàng cầm, hoắc hương và bán hạ chế mỗi vị 12g, ý dĩ nhân, hoạt thạch mỗi vị 16g, hoàng liên 6g, mần tưới, chỉ thực, hậu phác mỗi vị 8g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
Trị chứng mất ngủ, mệt mỏi và ăn uống kém ở phụ nữ sau khi sinh: Chuẩn bị rẻ quạt 4g, nhân trần 6g, ngải cứu 10g, vỏ quả bưởi đào khô 4g, mạch môn và mần tưới mỗi vị 20g. Sắc uống ngày dùng 1 thang, nên dùng liên tục trong vòng 10 ngày.
Trị mụn nhọt sưng chưa sinh mủ, da sưng tấy, bầm tím do chấn thương: Lấy 1 nắm mần tưới tươi khoảng 50g. Rửa sạch, để ráo và giã nát với 1 ít muối, sau đó đắp lên chỗ sưng đau.
Giải cảm do nắng nóng: Lấy 100g lá mần tưới non. Đem nấu canh ăn trong ngày, nên dùng khi canh còn nóng. Sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày.
Kích thích tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể: Dùng mần tưới 20g (hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi sấy khô). Sắc với 300ml nước, còn lại 100ml dùng uống hằng ngày.
Giảm gàu ở da đầu: Lá bưởi 20g, bồ kết 3 – 5 quả và mần tưới tươi 25g. Đun dược liệu rồi lấy nước gội đầu. Nên gội 2 lần/ tuần.
Xua đuỗi muỗi: Lá mần tưới tươi 20g. Rửa sạch, giã nát và xát trực tiếp lên chân tay để xua đuỗi muỗi. Cách này có hiệu quả trong vòng 2 – 3 giờ. Có thể xát lại nếu cần thiết.
Xem thêm: Cảo Bản là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng
Lưu ý:
Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, cần thận trọng, cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc từ cây mần tưới.
Lá mần tưới có thể dùng làm gia vị, ăn sống hoặc đắp vết thương. Vì vậy, bà con nên rửa sạch lá, thân cây và loại bỏ rễ cây trước khi dùng, chế biến.
Một số trường hợp không nên dùng cây mần tưới: người huyết hư không có ứ trệ, người bị huyết nhiệt, người thể âm hư, người kinh nguyệt đến trước kỳ kinh./.
Như vậy bài viết trên đây thuốc nam Triệu Hòa đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất và hữu ích nhất vềbài thuốc chữa bệnh kỳ diệu của lá lốt – cây mã đề – cây mần tưới. Hi vọng góp phần giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định và sử dụng hợp lý những loại cây thuốc tuyệt vời này. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc nam Triệu Hòa tại đây.
Bài viết này được nhóm biên tập viên của Thuốc Nam triệu Hòa tham khảo từ những đơn vị uy tín, và theo như yêu cầu được ghi rõ có tham khảo Nguồn từ Bandantoc.vn.
Xem thêm: Lợi ích cực hay chữa bệnh của củ sắn dây – cây báng – lá sen