Cây Vòi Voi có đặc điểm như thế nào? Tác dụng làm thuốc ra sao?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Vòi Voi, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cây Vòi Voi được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây Vòi Voi là một cây cỏ mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Nó cũng được sử dụng trong y học dân gian của nhiều nước. Tuy nhiên đây lại là một loại cây có độc tính và có thể dẫn đến những tác hại cho người. Hãy cùng tìm hiểu về cây cỏ này, cũng như công dụng và nguy cơ từ nó qua bài viết sau.

Cây Vòi Voi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 5
Tổng quan về Cây Vòi Voi
  • Tên gọi khác: Cẩu vĩ trùng, Dền voi, Đại vĩ đao, Cấu vĩ trùng, Nam độc hoạt.
  • Tên cây theo khoa học: Heliotropium indicum L
  • Thuộc họ: Vòi voi – Boraginaceae.

Những đặc điểm thực vật của cây

Vòi voi là thảo mộc mọc hoang, cao khoảng 25 – 40 cm. Cây có thân cứng, khỏe, nhiều lông nhám. Lá cây có hình bầu dục, nhăn nheo, phần mép có răng cưa. Hoa màu trắng hoặc tím, không có cuống, thường mọc xếp liền nhanh thành hai hành dài. Vì cụm hoa có hình dạng khá giống với vòi voi nên được gọi là cây vòi voi.

Xem thêm:  Cây Huyết Giác (Cây Xó Nhà) - Vị Thuốc Dân Gian Được Lưu Truyền Hàng Trăm Năm

Bộ phận sử dụng chủ yếu

  • Tất cả bộ phận của cây.

Cây phân bố ở đâu?

  • Cây vòi voi là loài liên nhiệt đới, thường mọc hoang ở các nương vườn hoang, bãi cỏ.

Thu hái và chế biến

  • Thu hái: Quanh năm nhưng phổ biến là mùa thu, hè.
  • Chế biến: Phơi hay sấy khô rồi dùng dần.

Vị thuốc Bìm bìm

Cây Vòi Voi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 6
Vị thuốc Bìm bìm

 

Tính vị thế nào?

Dược liệu có vị đắng, hơi cay, mùi hăng.

Quy kinh

Dược liệu quy vào kinh:

  • Tỳ
  • Thận
  • Đại tràng.

Một số nghiên cứu của y học hiện đại tìm thấy trong thành phần của vòi voi có chứa alcaloid pyrolizidin – chất có khả năng gây ung thư. Tuy nhiên, người ta cũng tìm thấy trong thành phần dược liệu một số chất như indixin và indixin N-oxyd có công dụng ức chế khối u trong cơ thể.

Tác dụng ra sao? dược lý và chủ trị

Theo Y học cổ truyền, cây vòi voi có tác dụng dược lý như sau:

  • Thanh nhiệt
  • Lợi tiểu
  • Tiêu thũng
  • Giải độc
  • Chống viêm, giảm đau, giảm sưng tấy,

Chủ trị:

  • Chứng phong thấp sưng khớp
  • Lưng gối nhức mỏi
  • Viêm xoang
  • Viêm da cơ địa, á sừng.
  • Loét cổ họng bạch cầu.
  • Mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm tấy.

Cách dùng – liều lượng

  • Liều dùng: 15 – 30 gam
  • Cách dùng: thuốc uống dạng sắc, thuốc đắp ngoài da.

Ứng dụng dược liệu vòi voi

Cây Vòi Voi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 7
Ứng dụng dược liệu vòi voi

Dược liệu vòi voi có tác dụng chính sau đây:

Viêm phổi, viêm mủ màng phổi:

  • Chuẩn bị: 60 gam vòi voi tươi, mật ong.
  • Thực hiện: Đun sôi vòi voi với nước, pha thêm mật ong để uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước ép từ cây tươi (khoảng 60g – 120g) uống với mật.

Chữa sưng amidan:

  • Chuẩn bị: vòi voi tươi.
  • Thực hiện: Nghiền lá tươi thành dịch, súc miệng 4  – 6 lần mỗi ngày.
Xem thêm:  Bài thuốc ho bằng lá húng quế và bài thuốc từ lá hẹ

Chữa phong thấp, nhức mỏi, tê bại, sưng đau các khớp, bán thân bất toại:

  • Chuẩn bị: 300 gam vòi voi khô, 20g rễ nhàu rừng, 150g củ bồ bồ, 100g cỏ mực.
  • Thực hiện: Tán nhuyễn các vị thuốc trên, sau đó vo viên bằng hạt tiêu. Mỗi lần dùng từ 20 – 30 viên, dùng 2 – 3 lần/ ngày.

Chữa viêm xoang:

  • Chuẩn bị: 5  -6 nhánh ngũ sắc tươi, 10 nhánh cây vòi voi.
  • Thực hiện: Đem 2 vị thuốc trên rửa sạch, giã nhuyễn, nhỏ vào mũi xoang bị viêm.

Chữa bệnh á sừng:

  • Bài thuốc 1: Ngâm vòi voi trong rượu đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng thì dùng bông gòn thấm nhẹ dung dịch, bôi lên vết thương.
  • Bài thuốc 2: Vòi voi đem giã nhuyễn, thêm một ít muối rồi đắp lên vết thương, băng lại. Thực hiện đều đặn mỗi ngày.

Chữa viêm da cơ địa:

  • Chuẩn bị: Cây vòi voi.
  • Thực hiện: Giã nát, đắp nước cốt lên vùng da bị viêm da cơ địa.

Những điều cần lưu ý khi dùng cây vòi voi

YouTube video

 

Trong khi dùng vòi voi trị bệnh, cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Một số loài vòi voi H.lariocarpum Fish et Mey có chứa ancaloid có nhân pyrolizidinn – một chất gây độc cho gan, có khả năng gây ức chế, hủy hoạt tế bào gan, hình thành triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết, tăng nguy cơ ung thư… Điểm đặc biệt là độc tính này phát tác âm ỉ, kéo dài, khó phát hiện. Chính vì thế, Bộ Y tế Thế giới vừa phát cảnh báo không nên dùng hoặc đặc biệt thận trọng khi sử dụng, kể cả khi chỉ dùng đắp ngoài trong các trường hợp sưng khớp, viêm tấy áp xe, đinh nhọt giai đoạn chưa có mủ…
  • Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của chuyên gia. Mọi trường hợp tự ý dùng bài thuốc từ cây vòi voi khi chưa được cho phép đều có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng không mong muốn.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên dùng.
  • Người già yếu, tỳ vị hư hàn, tiêu chảy lâu ngày, cơ thể suy nhược nên hạn chế dùng.
Xem thêm:  Một số bài thuốc hay từ cây lưỡi rắn - cây lá thơm và cây đỗ quyên

Ứng dụng dược liệu vòi voi

Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong cây như Helindicin, lycopsamine, … có hoạt tính kháng viêm, chống oxy hóa.

Một nghiên cứu tiến hành trên chuột bị viêm loét dạ dày cho thấy chiết xuất nước từ lá có tác dụng giúp bảo vệ dạ dày, ruột, lành các tổn thương viêm, loét. Tác dụng ra sao? này có thể do thành phần tanin, alkaloid và saponin của nó

Cây Vòi Voi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 8
Ứng dụng dược liệu vòi voi

.

Để chứng minh tác dụng chữa lành vết thương của cây, người ta nghiên cứu trên chuột tạo vết thương trên da. Kết quả cho thấy chiết xuất Vòi voi giúp kháng viêm, tăng sinh mô hạt, mau lành vết thương, cả vết thương nhiễm trùng.

Từ độc tính của cây, người ta thấy chiết xuất của nó có thể diệt ấu trùng muỗi Anopheles stephensi, Aedes aegypti và Culex quinquefasciatus. Đây là những loài muỗi làm lây truyền bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết. Kết quả này thể hiện Vòi voi có tiềm năng được sử dụng như một cách tiếp cận thân thiện với môi trường lý tưởng để kiểm soát muỗi gây bệnh.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cây Vòi Voi:

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Vòi Voi do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Vòi Voi là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Vòi Voi. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cây Vòi Voi, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cây Vòi Voi có đặc điểm như thế nào? Tác dụng làm thuốc ra sao?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987