Bạch Biển Đậu là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Bạch Biển Đậu, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Bạch Biển Đậu được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Bạch Biển Đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu ván không chỉ được dùng để chế biến món ăn thanh nhiệt, giải độc mà còn được sử dụng trong bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể, ăn uống kém, cảm nắng, sốt cao,..Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây Bạch Biển Đậu, cùng theo dõi nhé!

Bạch Biển Đậu - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 7

Giới  thiệu chung về Bạch Biển Đậu

  • Tên gọi khác: Đậu ván trắng, Đậu ván, Trà đậu, Sao biển đậu, Bạch mai đậu.
  • Tên cây theo khoa học: Dolichos Lablab Lin
  • Tên dược: Semen Lablab
  • Thuộc họ: Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae)

Bạch biển đậu là hạt già sấy hoặc khô của cây đậu ván – Dolichos Lablab Lin thuộc họ Đậu.

Đậu ván là loài thực vật dây leo, có thể sống từ 1 – 3 năm, chiều dài khoảng 4 – 5m. Thân cây hơi có lông, hình trụ, bề mặt hơi có rãnh, màu xanh và đường kính nhỏ. Lá kép, mỗi lá gồm có khoảng 3 lá chét, phiến lá chét hình xoan, lá thường mọc so le. Mặt trên lá thường không có lông, mặt dưới có lông phủ ngắn. Hoa mọc thành chùm, thường mọc ở đầu cành hoặc ở kẽ lá, hoa thơm và có màu trắng hoặc tím.

Quả đậu dài khoảng 6cm, dẹt và bên trong chứa 4 – 5 hạt có màu nâu, trắng, vàng hoặc đen. Cây ra hoa vào tháng 4 – 5 và sai quả vào tháng 9 – 10.

Hạt và hoa của cây đậu ván được sử dụng để làm thuốc, trong đó hạt được sử dụng nhiều hơn.

Cây đậu ván được trồng nhiều ở nước ta, tập trung nhiều nhất ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận và Bình Định.

Thu hái khi quả chín, thường là vào tháng 9 – 10 kéo dài đến mùa đông. Loại hạt được chọn làm thuốc phải là hạt trắng, cứng chắc và không sâu mọt.

Sau khi tách hạt ra khỏi quả, có thể bào chế dược liệu theo những cách sau đây:

  • Sử dụng hạt nguyên, đem phơi khô để dùng dần, khi dùng thì giã dập và bỏ vào thuốc thang.
  • Để nguyên cả vỏ, đem sao cho chín và dùng. Hoặc trụng với nước sôi cho tróc vỏ, rồi dùng đều được.
  • Đem hạt rửa sạch, để ráo nước rồi sao qua cát cho khỏi cháy. Khi dùng thì giã dập và bỏ vào thuốc thang.

Cách bảo quản thế nào? ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm và ánh nắng mặt trời.

Vị thuốc bạch biển đậu có chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm Vitamin B1, Maltose, Glucose, Sucrose, Oleic acid, tinh dầu 0.62%, Glucid 10%, nước 82.4%, Tryptophan, Vitamin C, Tyrosin, Dolichosteron, Homodolichosteron, Homodolicholid, 6-Deoxycastaseron, Galactosyl-Arabinose,…

Xem thêm: Cỏ Mần Trầu là cỏ gì? Đặc điểm ra sao và tác dụng thế nào với sức khỏe

Vị thuốc bạch biển đậu

Bạch Biển Đậu - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 8
Vị thuốc bạch biển đậu

Vị ngọt, hơi ôn, không có độc.

Quy vào kinh Vị và Tỳ.

– Công dụng của bạch biển đậu theo Đông Y:

  • Công dụng: Chủ hành phong khí, bổ ngũ tạng, trừ thấp nhiệt, chỉ khát, hòa trung hạ khí, bổ tỳ, kiên vị, thanh thử và giải độc.
  • Chủ trị: Phụ nữ bị đới hạ, trúng độc do thảo dược, thổ tả, ngộ độc rượu, tỳ vị hư nhược, bụng ngực đầy trướng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, bạch trọc, thử nhiệt.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng ra sao? giải độc: Thuốc có tác dụng phòng ngừa ngộ độc do thức ăn, trúng độc cá nóc và giải độc rượu.
  • Tác dụng ra sao? kháng khuẩn: Dịch chiết từ đậu ván có tác dụng ức chế khuẩn lỵ trên thực nghiệm với chuột nhắt trắng.

Bạch biển đậu thường được dùng ở dạng sắc hoặc giã nát dùng ngoài. Liều dùng uống: 8 – 12g/ ngày.

Xem thêm: Cây Râu Mèo là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Món ăn & bài thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe từ bạch biển đậu

Bạch Biển Đậu - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 9
Món ăn & bài thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khỏe từ bạch biển đậu

1. Bài thuốc trị chứng thổ tả

  • Chuẩn bị: Hương nhu và bạch biển đậu mỗi vị 40g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 6 chén nước còn lại khoảng 2 chén, chia ra thành nhiều lần và dùng uống trong ngày.

2. Bài thuốc trị chứng lở ngứa

  • Chuẩn bị: Đậu ván trắng phơi khô.
  • Thực hiện: Giã nát và đắp vào vùng da cần điều trị.
Xem thêm:  Cây Tắc Kè Đá là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

3. Bài thuốc trị chứng thổ tả, bụng đau vào mùa hè do nội thương thử thấp

  • Bài thuốc 1: Dùng hương nhu 12g, hậu phác 8g và bạch biển đậu 12g. Đem các vị sắc uống hằng ngày.
  • Bài thuốc 2: Hậu phác (sao gừng), bạch biển đậu (sao) và phục thần mỗi vị 30g, hương nhu 60g, chích cam thảo 16g. Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.

4. Bài thuốc trị chứng tiêu chảy do tỳ hư

  • Chuẩn bị: Cam thảo, bạch truật, phục linh và đảng sâm mỗi vị 1280g, bạch biển đậu 960g, ý dĩ nhân, cát cánh, liên nhục và sa nhân mỗi vị 640g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn. Ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 12g uống với nước sắc từ đại táo.

5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng tiểu đường

  • Chuẩn bị: Đậu ván trắng.
  • Thực hiện: Đem ngâm nước, bỏ vỏ, sau đó nghiền nhỏ và trộn đều với nước sắc thiên hoa phấn và mật ong làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Dùng kim bạc làm áo bên ngoài. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 20 – 30 viên uống cùng với nước sắc thiên hoa phấn.
  • Lưu ý: Khi dùng bài thuốc này nên hạn chế uống rượu, đồ ăn chiên xào, nóng và sinh hoạt vợ chồng.

Xem thêm: Bạch Hạc Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

6. Bài thuốc trị chứng thổ tả

  • Chuẩn bị: Đậu ván trắng.
  • Thực hiện: Đem tán bột mịn và dùng uống với giấm.

7. Bài thuốc trị xích bạch đới

  • Chuẩn bị: Đậu ván trắng.
  • Thực hiện: Đem sao vàng, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g uống với nước cơm.

8. Bài thuốc trị chứng thai bị trệ

Bạch Biển Đậu - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 10
Bài thuốc trị chứng thai bị trệ
  • Chuẩn bị: Đậu ván sống.
  • Thực hiện: Đem bỏ vỏ, tán bột mịn, mỗi lần dùng 1 thìa uống với nước cơm.

9. Bài thuốc trị ngộ độc Thạch tín và Nhân ngôn

  • Chuẩn bị: Đậu ván sống.
  • Thực hiện: Đem tán và vắt lấy nước uống.

10. Bài thuốc trị chứng sinh non

  • Chuẩn bị: Tỳ bà diệp (bỏ lông) 8g, sinh khương 20g, nhân sâm 8g, bạch biển đậu 20g, bạch truật 8g, bạch mao căn 30g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g.

11. Bài thuốc trị chứng lỵ và nôn mửa do thương thử

  • Chuẩn bị: Hoắc hương 8g và bạch biển đậu 16g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

12. Bài thuốc trị trúng độc do ăn thịt chim

  • Chuẩn bị: Đậu ván.
  • Thực hiện: Nghiền nhỏ và uống với nước lạnh.

13. Bài thuốc trị trúng độc cá nóc, say rượu mà tiêu chảy, bụng đau

  • Chuẩn bị: Bạch biển đậu 30 hạt.
  • Thực hiện: Đem giã nát lấy nước uống.

14. Bài thuốc giải các loại ngộ độc

  • Chuẩn bị: Bạch biển đậu.
  • Thực hiện: Đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g ngày dùng 2 lần.

15. Bài thuốc trị chứng da vàng, thiếu máu

  • Chuẩn bị: Mẫu lệ 6g, hạt keo dậu 6g, ý dĩ 6g, mai mực 6g, bạch biển đậu 12g, sâm bố chính 12g, củ mài 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.

Xem thêm: Khổ sâm là cây gì? Đặc điểm và công dụng ra sao với sức khỏe?

16. Bài thuốc trị chứng cảm sốt, ăn uống khó tiêu, nôn mửa

  • Chuẩn bị: Hậu phác 12g, hương nhu 16g và bạch biển đậu (sao) 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

17. Bài thuốc trị chứng thổ tả và bụng đau vào mùa hè do nội thương thử thấp

  • Chuẩn bị: Thương truật và hoắc hương mỗi vị 8g, bạch biển đậu 4g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

18. Bài thuốc trị chứng tiêu chảy do Tỳ vị hư yếu

  • Chuẩn bị: Mạnh nha (sao sơ) 30g, bạch biển đậu (sao) 50g, sơn tra (hắc) 40g, sơn dược 60g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột, mỗi lần dùng 16g, ngày dùng 2 lần.

19. Bài thuốc trị chứng thương thử, tiêu chảy, nôn mửa, phiền táo và khát vào mùa hè

  • Chuẩn bị: Hương nhu (lá) 60g và bạch biển đậu (sao) 120g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 6g uống từ 2 – 3 lần.

20. Bài thuốc trị chứng bạch đới ra nhiều và có màu xanh

  • Chuẩn bị: Tiền nhân 12g, mai mực 6g, sơn dược 18g và bạch biển đậu (sao) 16g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

21. Bài thuốc trị chứng nhiễm trực khuẩn lỵ

  • Chuẩn bị: Địa miên thảo (tươi) 30g và bạch biển đậu (hoa) dùng tươi 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

22. Bài thuốc trị chứng thủy thũng do tỳ hư

  • Chuẩn bị: Đậu ván trắng (sao vàng) 160g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột, ngày dùng 3 lần mỗi lần dùng 12g.
Bạch Biển Đậu - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 11
Bài thuốc trị chứng thủy thũng do tỳ hư

23. Bài thuốc trị chứng tiểu ra máu

  • Chuẩn : Lá đậu ván (sao vàng) hoặc lá tươi 20 – 30g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống hằng ngày.

24. Bài thuốc trị chứng ngộ độc thực phẩm gây đầy hơi, đau bụng dữ dội

  • Chuẩn bị: Sinh khương và quế tâm mỗi vị 8g, cây cỏ sữa, tía tô, lá đinh lăng và bạch biển đậu (sao vàng) mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Đem sắc các vị với 4 bát nước đến khi còn 2 bát, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

25. Bài thuốc trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em

  • Chuẩn bị: Tâm sen 4g, chích cam thảo 6g, bạch linh 8g, bạch biển đậu (sao vàng), bạch thược và đương quy mỗi vị 10g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 1 lít nước còn lại khoảng 1/4 , chia thành 2 lần uống trong ngày.
Xem thêm:  Bạch Cương Tằm Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

26. Bài thuốc trị chứng viêm đại tràng mãn tính gây rối loạn tiêu hóa, đi phân sống, bụng đau âm ỉ và ăn uống kém

  • Chuẩn bị: Lá khổ sâm 16g, cam thảo và trần bì mỗi vị 10g, cao lương khương và sơn thù mỗi vị 12g, bạch biển đậu (sao vàng), hoài sơn (sao) và bạch truật (sao hoàng thổ) mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 1.4 lít nước còn lại 350ml, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Xem thêm: Cây Tỏi Độc là cây gì? Đặc điểm nhận dạng và tác dụng của loại cây này

27. Bài thuốc trị chứng nôn nhiều, mệt mỏi và ăn uống kém trong thời gian mang thai

  • Chuẩn bị: Đỗ trọng (sao muối) 12g, bạch biển đậu (sao) 20g, cam thảo bắc 10g, tía tô 16g, sinh khương 8g, ngải diệp (sao qua) 16g, sa sâm 16g, bạch truật 16g, liên nhục 16g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 1.4 lít nước lấy 200ml nước, sau đó đổ thêm 1 lít nước sắc lấy 150ml. Trộn đều nước sắc lại, hãm cho sôi và chia thành 2 lần uống.

28. Bài thuốc trị chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em

  • Chuẩn bị: Rễ đinh lăng 10g, táo tàu 4 quả, hoài sơn và bạch biển đậu mỗi vị 12g, bạch truật 10g, cam thảo 6g và trần bì 6g.
  • Thực hiện: Đem sắc đặc và cho trẻ uống 3 lần/ ngày.

29. Bài thuốc trị chứng ăn uống kém do tỳ vị hư hàn

  • Chuẩn bị: Bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, cam thảo 10g, trần bì 10g, bạch biển đậu (sao qua) 16g, hoài sơn 20g, đỗ trọng 10g, ngũ gia bì 12g, đinh lăng (sao gừng) 20g, liên nhục 20g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 1.4 lít nước còn lại 350ml, đem chia thành 2 lần uống.

30. Bài thuốc trị chứng cảm thời khí vào mùa xuân gây buồn nôn, ớn lạnh, chóng mặt và hoa mắt

  • Chuẩn bị: Phòng sâm, cát căn, tía tô, mạch môn, hoàng kỳ (sao mật) và kinh giới mỗi vị 16g, sinh khương 8g, trần bì và bạch chỉ mỗi vị 10g, bạch biển đậu (sao vàng) 20g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 1.4 lít nước còn 200ml, sau đó đổ thêm 1 lít nước sắc còn 150ml. Hòa chung 2 lần sắc và hâm cho sôi, chia thành 2 lần uống trong ngày.

31. Bài thuốc trị chứng phụ nữ ra nhiều khí hư

  • Chuẩn bị: Trạch lan 16g, uất kim 10g, bạch biển đậu 16g, rễ bạch đồng nữ (thái mỏng, sao vàng) 20g, bạch linh 10g, hương phụ 12g và hạ liên châu 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.

32. Bài thuốc trị chứng ra mồ hôi nhiều, nắng nóng vào mùa hè

  • Chuẩn bị: Cam thảo 10g, sâm đại hành 16g, bạch biển đậu 12g, cát căn 20g và khoai lang khô (sao vàng) 30g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

33. Chè đậu ván giúp thanh nhiệt và bồi bổ sức khỏe

  • Chuẩn bị: Đường mía vàng 200 – 250g, đậu ván trắng 500g, lá dứa 5 lá, muối 5g, 1 hộp nước cốt dừa và bột năng 50 – 100g.
  • Thực hiện: Đem đậu ván rửa sạch và ngâm nước ấm trong vòng 10 tiếng. Sau đó bỏ hạt đậu hư và đãi sạch vỏ, để cho ráo nước. Cho vào nồi hầm chín với 5g muối. Hòa bột năng với 100ml nước. Cho nước đường và lá dứa vào trong nồi, thêm 2 lít nước và đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để đường tan và tránh vón cục. Đổ bột năng vào, khuấy đều cho bột chín và cho đậu ván vào. Khi ăn thêm nước cốt dừa và đá vào.

34. Bao tử heo hầm giúp bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt và lợi tiểu

  • Chuẩn bị: Tỳ giải 25g, bạch biển đậu (sao) 80g, lá sen tươi 2 lá, đậu đỏ hạt nhỏ 120g, bí đao 500g, trần bì 8g và bao tử heo 1 cái.
  • Thực hiện: Sơ chế bao tử heo cho hết nhờn và mùi. Gọt vỏ bí đạo, cắt thành miếng vuông lớn. Lá sen đem rửa sạch, để ráo và xắt nhỏ. Sau đó cho trần bì, tỳ giải, đậu đỏ, ý dĩ bạch biển đậu vào nồi cùng với bao tử heo và 1.5 lít nước. Nấu với lửa vừa, sau đó hạ lửa hầm trong 1 giờ. Khi chín, thêm lá sen và ít muối vào. Dùng ăn riêng hoặc ăn với cơm.

35. Canh bí đao giúp thanh nhiệt, lợi thấp, hỗ trợ điều trị chứng tiểu tiện khó, tứ chi rã rời và mệt mỏi

  • Chuẩn bị: Xích tiểu đậu 50g, bạch biển đậu 30g, bí đao 250g, thịt heo 100g, trạch tả và trư linh mỗi vị 25g, một ít gia vị.
  • Thực hiện: Sơ chế các nguyên liệu, đem bí đao bỏ ruột và cắt nhỏ. Thịt heo cũng cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm 1.5 lít nước và hầm cho đến khi thịt chín mềm thì cho thêm gia vị vào là ăn được.

36. Bài thuốc trị chứng cảm nắng khiến người phát sốt, tiểu ít, nước tiểu vàng

  • Chuẩn bị: Đậu ván trắng 50g.
  • Thực hiện: Sắc kỹ, chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

37. Bài thuốc trị ban xuất huyết

  • Chuẩn bị: Đường phèn 50g, hồng táo 20 trái và bạch biển đậu 100g.
  • Thực hiện: Đem sắc với nước và chia thành 2 lần uống.

38. Bài thuốc trị chứng lỵ cấp hậu tròng, lỵ tiêu chảy, phát sốt

  • Chuẩn bị: Một quả trứng gà và hoa đậu ván 15 – 20g.
  • Thực hiện: Đem luộc trứng gà với nước và hoa đậu ván, sau đó ăn trứng và dùng nước uống.
Xem thêm:  Cây Tỳ Giải là cây gì? Đặc điểm nhận dạng - Tác dụng làm thuốc như thế nào?

39. Bài thuốc trị chứng đau nhức mình mẩy, chân tay tê dại

  • Chuẩn bị: Rễ đậu ván 30g.
  • Thực hiện: Đem sắc kỹ với nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Xem thêm: Cây Lá Móng Tay là cây gì? có đặc điểm nhận dạng tác dụng ra sao?

Kiêng kỵ – Lưu ý khi dùng bạch biển đậu

  • Trường vị có trệ, ngoại tà và thương hàn không được dùng.
  • Người có tỳ vị hư hàn và bụng đầy trướng nên thận trọng khi dùng.
  • Hạt đậu ván khô chứa chất độc cyanua, vì vậy cần rang vàng hoặc nấu chín và phải mở nắp nồi để loại bỏ độc tố.

Bạch biển đậu vừa có tác dụng bồi bổ sức khỏe vừa có khả năng điều trị các bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên hầu hết các bài thuốc từ dược liệu này chỉ được sử dụng trong phạm vi dân gian. Vì vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ khoa y học cổ truyền trước khi áp dụng những bài thuốc chữa bệnh từ đậu ván.

Cây dược liệu Bạch Biển Đậu hay cây Đậu Ván Trắng là loài rất dễ trồng và chăm sóc. Cây này cho có thể trồng quanh năm nên chỉ cần có kỹ thuật chăm sóc tốt là có thể cho được năng suất rất cao.

Vì đây là loài leo giàn nên trước khi tiến hành gieo trồng cần chuẩn bị giàn thật chắc chắn để đảm bảo được hiệu quả của quá trình trồng trọt.

Cần phải làm giàn cao quá đầu người để tiện cho việc cây phát triển cũng như thu hái. Mỗi gốc cây được trồng cách nhau từ 1 – 1.5m, cần 1 giàn có kích thước khoảng 6 – 8m2 cho mỗi gốc để cây có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.

Ngoài ra, cây cũng có thể leo trên giàn lưới thẳng đứng. Vì vậy tùy thuộc vào trị trí địa lý tại nhà bạn mà lựa chọn cách làm dàn cho cây nhé!

Tiến hành xử lý đất trước khi gieo trồng thật kỹ lưỡng bằng vôi để diệt mầm bệnh gây hại cho cây. Cây Bạch Biển Đậu có thể sinh trưởng và phát triển trên mọi loại đất. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao thì đất nên được trộn với phân chuồng và phân đã ủ hoai mục.

Bạch Biển Đậu - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 12
Cách trồng cây Bạch Biển Đậu bằng phương pháp gieo hạt

Hạt giống gieo trồng nhất định phải là những hạt to, đẹp, được thu hoạch khi đã già và chín, hạt phải chắc và không bị côn trùng phá hoại. Bạn có thể tận dụng hạt chất lượng được thu hoạch từ mùa vụ trước để tiến hành gieo trồng.

Tuy nhiên, nên mua hạt giống mới tại cửa hàng nông sản để năng suất được cao hơn. Có hai loại gióng để bạn lựa chọn: Đậu Ván trắng và Đậu Ván tím.

Hạt giống sau khi mua về đem ngâm trong nước ấm khoảng 30 phút. Lưu ý nước chỉ vừa ấm, tránh nước quá nóng sẽ làm chết mầm cây. Tiếp theo vớt hạt ra, ủ trong khăn ướt cho đến khi thấy hạt vừa nảy mầm là có thể đem gieo trồng.

Vì trồng tại nhà để sử dụng cho gia đình, nên bạn có thể gieo trực tiếp xuống đất. Hoặc cũng có thể gieo 1 – 2 hạt trong chậu nếu trồng trên sân thượng, hoặc khu vực diện tích không lớn.

Sau khi gieo hạt, phủ lên một lớp đất mỏng. Sau đó dùng lưới che chắn khoảng 3 -5 ngày cho đến khi cây con khỏe mạnh hơn, tránh hạt bị côn trùng phá hoại cũng như sự khắc nghiệt của thời tiết.

Tiến hành tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày, chú ý tưới bằng vòi phun để tránh ảnh hưởng tới gốc cây.

Sau khoảng thời gian từ 10 – 15 ngày, cây đã bắt đầu phát triển và leo lên giàn, có thể giảm lượng nước tưới cho cây. Khi cây đã được 20 ngày tuổi, tiến hành bón phân cho cây, nên sử dụng phân hữu cơ để tốt cho cây và tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường. Cứ như vậy, cách 20 – 25 ngày thì bón một đợt phân cho đến khi có quả thì dừng lại để đợi đến lúc thu hoạch quả.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh, cách trồng và chăm sóc Cây Bạch Biển Đậu do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn nên thực hiện các bài thuốc theo hướng dẫn của lương y hoặc đến phòng khám Đông y để được bắt mạch, kê đơn.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Bạch Biển Đậu:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Bạch Biển Đậu. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Bạch Biển Đậu, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm: Cây Bông Mã Đề là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Bạn vừa đọc xong bài viết: Bạch Biển Đậu là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Sách cây thuốc người Dao Ba Vì

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

ZALO HN
ZALO HCM
HCM: 0385.034.610
HN: 0981.025.987