Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Bán Hạ Nam, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Bán Hạ Nam được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Bán Hạ Nam hay còn gọi là cây chóc, chóc chuột, nam tinh, bán hạ ba thùy… có vị cay, tính ôn. Là cây thuốc mọc hoang ở nhiều vùng trên cả nước, thường mọc ở các nơi đất ẩm thấp trong vườn, dưới tán các cây khác. Bán hạ nam có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ bán hạ nam cho các bạn tham khảo.
Tổng quan về Bán Hạ Nam
+ Tên gọi khác: Bán hạ ba thùy, nam tinh, củ chóc, ba chìa
+ Tên cây theo khoa học: Typhonium trilobatum
+ Thuộc họ: Ráy (Araceae)
+ Đặc điểm sinh thái của cây bán hạ nam
Cây bán hạ nam là loại cỏ không có thân. Lá hình mác, hình tim hoặc chia 3 thùy. Lá cây bán hạ nam có chiều dài 4 – 15 cm và rộng 3,5 – 9 cm. Bông mo với phần trần dài 17 – 27 mm và phần hoa đực dài 5 – 9 mm. Củ có hình cầu với đường kính 2 cm. Quả mọng có hình trứng với chiều dài 6 mm.
+ Cây phân bố ở đâu?
Là loại cây mọc hoang, cây bán hạ nam có thể tìm thấy khắp nơi ở nước ta. Ngoài ra, cây còn mọc ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc.
+ Bộ phận sử dụng chủ yếu
Phần thân củ
+ Thu hái và chế biến
Cây bán hạ nam thường được thu hoạch vào mùa đông, khi lá cây đã lụi. Lúc đó, phần củ sẽ được đào lên, bỏ phần rễ con và bổ đôi, phơi khô. Theo các chuyên gia Đông y, củ cây bán hạ nam chứa độc tính có thể gây ngứa hoặc tê nếu không được chế biến kỹ. Vì vậy, trước khi sử dụng, người bệnh cần chế biến cẩn thận.
Một số cách chế biến rễ (củ) cây bán hạ nam như:
- Cách 1: Sử dụng 1 kg củ bán hạ nam, thêm 0,1 kg bồ kết với 0,1 kg cam thảo. Tất cả thảo dược được rửa sạch, riêng củ bán hạ nam cần ngâm trong nước từ 2 – 3 ngày để ra hết chất nhớt gây ngứa. Sau đó, đổ ngập nước và đun sôi cho đến khi cạn nước. Cuối cùng, vớt ra đem sấy khô và để dành dùng dần.
- Cách 2: Dùng 1 kg củ bán hạ (củ đã được rửa sạch và ngâm trong nước nhiều ngày), 300 gram gừng tươi giã nát, 500 gram đường phèn cho vào thau. Sau đó, đổ ngập nước và ngâm trong 24 giờ. Tiếp đó, lấy rửa sạch và đồ cho chín. Cuối cùng, thái củ bán hạ nam thành từng lát mỏng rồi tiếp tục ngâm trong nước gừng với tỷ lệ 1 kg bán hạ : 150 gram gừng già. Sau 1 đêm ngâm, vớt củ bán hạ nam để ráo và lấy sao vàng.
+ Các thành phần hóa học của cây
Tryphonium trilobatum
Xem thêm: Cây Cối Xay là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?
Vị thuốc
+ Tác dụng ra sao? dược lý
#. Tác dụng ra sao? chữa ho do viêm phế quản mạn tính, ho có nhiều đờm
Báo Trung Hoa y học tạp chí (1954, 5: 325-330) đã đăng tải một nghiên cứu về tác dụng chữa ho của cây bán hạ nam ở mèo. Sau khi cho mèo dùng 1 ml cồn iot 1% đã gây triệu chứng ho và dùng nước sắc bán hạ nam 20% để điều trị bệnh. Kết quả cho thấy với liều dùng 0,6 gram bán hạ nam trên 1 kg thể trọng đã có tác dụng chữa rõ hiệu quả. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác tại Nhật Bản năm 1931 (Linh Mộc Đạt) cũng chỉ ra, hoạt chất ancaloit và ancol chứa trong cây bán hạ có tác dụng ức chế trung khu và mạt tiểu thần kinh, giúp giảm ho.
#. Hạn chế tình trạng nôn mửa
Linh Mộc Đạt 1931 cho thấy hoạt chất phytosterrol có trong bán hạ có tác dụng chống buồn nôn. Và Kinh Lợi Bàn (1935) cũng đã thí nghiệm trên chó và nhận được kết quả tương tự. Và thí nghiệm cũng cho thấy, bán hạ nam có tác dụng chống nôn nhưng nếu uống nước bán hạ nam sống có thể gây phản ứng ngược, gây nôn.
+ Cách dùng và liều lượng
Dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn hoặc thuốc tán. Mỗi ngày chỉ nên dùng 4 – 12 gram.
+ Thận trọng
Theo dược lý đích sinh dược học (Nhật Bản 1933) dịch chiết cồn của cây bán hạ nam có thể gây hưng phấn đối với mạt tiểu thần kinh dẫn đến hiện tượng co quắp ở động vật. Đồng thời, cây cũng gây ngứa và tê. Vì vậy, người bệnh nên cẩn thận khi sử dụng. Đặc biệt là phụ nữ có thai, đang cho con bú, người có chứng táo nhiệt và trẻ em.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây bán hạ nam
+ Bài thuốc “Nhị trần thang” chữa ho, đờm nhiều hoặc ho lâu ngày, vị khí xông vùng thượng vị, gây nôn lợm
Bán hạ đã qua chế biến 12 gram, cam thảo 8 gram, bạch phục linh 10 gram, trần bì 10 gram. Sắc uống
+ Chữa ho có nhiều đờm, nôn mửa, thượng bị trướng tức
Sử dụng 250 gram bán hạ nam (chế), 75 gram cam thảo, 250 gram bạch phục linh và 250 gram trần bì. Tất cả các vị thuốc đã được nghiền mịn và trộn chung với sinh khương. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống từ 9 – 15 gram.
+ Điều trị bệnh hen suyễn lâu ngày, ho và khó thở
- Cách 1: Bán hạ nam, hạnh nhân và tô tử mỗi vị 8 gram sắc chung với bạch linh, trần bì và cam thảo, mỗi vị 10 gram.
- Cách 2: Sử dụng 12 gram bán hạ nam và 8 gram ma hoàng đã bỏ rễ, chích mật ong với bồ kết đã bỏ hạt sao vàng. Đem tất cả nguyên liệu đi tán mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần lấy 2 – 3 gram bột thuốc hòa tan nước ấm và uống. Uống liên tục cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
+ Trị ho có đờm, sốt kèm theo ho, khó thở và miệng khát
Sử dụng 6 gram bán hạ nam (chế), 8 gram đình lịch, 8 gram ma hoàng, 8 gram tô tử, 10 gram hạnh nhân, 10 gram xạ can, 12 gram đại táo, 4 gram sinh khương và 20 gram thạch cao. Sắc uống đến khi hết triệu chứng bệnh thì ngưng.
+ Chữa hen suyễn lâu ngày, thiếu máu và da xanh xao
Bán hạ nam (chế) 8 gram, cam thảo, trần bì và phục linh mỗi vị 10 gram, thục địa và đương quy, mỗi vị 12 gram. Sắc uống.
+ Điều trị viêm phế quản mạn tính, đờm nhiều và khí suyễn
- Cách 1: Dùng 15 gram bán hạ nam (chế), 10 gram bạch thược, 10 gram ma hoàng, 5 gram quế chi, 5 gram sinh cam thảo, 5 gram can khương, 5 gram tế tân, 5 gram, ngũ vị tử. Sắc thuốc uống. Sử dụng liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần.
- Cách 2: Bán hạ nam (chế) 15 gram, cam thảo 10 gram, tô tử 15 gram, trần bì 10 gram. Sắc uống.
+ Trị chứng buồn nôn, đầy trướng bụng
Sử dụng bán hạ nam, cam thảo, bạch linh và trần bì, mỗi vị 12 gram sắc chung với 12 gram sinh khương. Hoặc cũng có thể dùng 40 gram bán hạ nam (chế), 32 gram phèn chi và 28 gram chỉ xác. Sắc mỗi ngày 1 thang.
+ Chữa tâm hồi hộp, đờm hàn, ho, chứng khó ngủ
Bán hạ nam (chế) 8 gram sắc với trúc nhựa 8 gram, bạch linh, trần bì và cam thảo, mỗi vị 10 gram
+ Trị rắn cắn, ong đốt
Rửa sạch củ bán hạ nam, gọt vỏ, giã nát và đắp lên chỗ bị ong đốt. Đối với trường hợp rắn cắn, đầu tiên cần loại bỏ hết chất độc rồi đắp củ bạn hạ nam đã giã nát lên. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần theo dõi, tránh trường hợp chất độc còn sót lại gây nguy hại đến tính mạng.
Kỹ thuật trồng: Sau khi lên luống xong rạch 3 hàng dọc trên mặt luống, mỗi hàng cách nhau 20 cm, bón toàn bộ phân lót, phủ đất lên trên, trồng củ giống trên các hàng đã rạch sẵn với khoảng cách 15 cm.
Chăm sóc:
– Từ khi trồng đến khi cây mọc 7 – 10 ngày, giữ đất ẩm thường xuyên 80 – 90%.
– Từ khi cây có 1 – 3 lá thật, giữ đất có độ ẩm 60 – 70 %, thường xuyên nhặt sạch cỏ dại, tỉa những chỗ mọc dày, các cây bị sâu bệnh, dặm cây chết. Khi cây được 3 lá có thể tưới đạm loãng 1%.
– Khi cây có 2 – 6 lá thật tiếp tục làm cỏ, xới xáo, giữ đất ẩm 60 – 70 %. Tỉa dặm lần cuối, ổn định khoảng cách theo quy định.
– Giai đoạn cây từ 6 lá đến lúc giao tán tiến hành chăm sóc 2 lần, giữ đất ẩm tốt nhất từ 50 – 60 %, xới cỏ, phá váng, tiêu nước khi mưa, bón thúc 2 lần như trình bày ở trên.
– Từ lúc cây giao tán đến thu hoạch thường xuyên chú ý thoát nước ngay khi mưa úng tránh bị thối củ.
– Vào tháng 5, 6 khi cây có hiện tượng úa vàng và lụi, giảm độ ẩm đất (40 – 50 %) để chuẩn bị thu hoạch.
Bán hạ nam rất ít sâu bệnh, thường chỉ gặp rệp mềm phá hại thân lá. Triệu chứng gây hại và cách phòng trừ rệp như sau:
Triệu chứng gây hại: Ban đầu, rệp chỉ tập trung gây hại ở những búp non, lá non. Về sau do tích lũy nhiều, mật độ tăng nhanh, chúng xuất hiện trên cả những lá già và thường tập trung ở mặt dưới của lá. Rệp chích hút nhựa cây làm búp non, lá non bị quăn queo, biến dạng, lá chuyển dần sang màu vàng, cây còi cọc, sinh trưởng kém. Rệp mềm có kích thước nhỏ, có hình quả lê và thân mềm. Chúng thường tập trung lại thành từng đám, đặc biệt ở dọc các gân lá.
Biện pháp phòng trừ :
– Kiểm tra ruộng thường xuyên và diệt bỏ ngay lập tức những lá bị rệp nặng. Nhổ cỏ dại mọc xung quanh cây vì nhiều loại cỏ dại vốn là đối tượng gây hại của rệp. Rệp có thể bị gió thổi bay do đó tránh trồng bán hạ ở cuối hướng gió của những ruộng đã bị nhiễm rệp.
– Sau mỗi vụ thu họach cần thu gom sạch sẽ những tàn dư của cây (thân, lá) ở vụ trước đem ra khỏi ruộng tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt những con rệp còn sống sót trên đó, hạn chế rệp lây lan sang cho vụ sau.
– Hạn chế sử dụng hóa chất vì chúng có thể tiêu diệt cả những thiên địch. Nếu thấy mật độ rệp cao và liên tục gia tăng (tức lực lượng thiên địch có sẵn trong tự nhiên không đủ sức khống chế rệp) thì phải dùng thuốc trừ sâu để diệt rệp. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Dầu khoáng (ví dụ Citrole 96.3EC, DK-Annong Super 909EC, Vicol 80 EC); Abamectin (ví dụ Aremec 18EC, 36EC, 45EC); Chlorpyrifos Ethyl + Permethrin (ví dụ: Tasodant 6G, 12G, 600EC, 600WP). Cần xem kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc về liều lượng và cách sử dụng thuốc.
Xem thêm: Bồ Công Anh là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?
Khi dùng dược liệu bán hạ, bạn cần lưu ý những gì?
Theo nghiên cứu trên động vật, dịch chiết cồn của bán hạ có thể gây co quắp ở con vật đến chết. Tác dụng ra sao? này giống như tác dụng hưng phấn của bán hạ đối với mạt tiêu thần kinh.
Bán hạ được dùng cho những đối tượng bị nôn mửa, đờm thấp, hen suyễn, nhức đầu, mất ngủ; dùng ngoài có tác dụng tiêu thũng.
Mức độ an toàn của dược liệu bán hạ
Sử dụng cẩn thận cho phụ nữ có thai, có chứng táo nhiệt. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
Những tương tác với bán hạ có thể xảy ra
Vị bán hạ phản với ô đầu, thảo ô; ghét tạo giác; sợ hùng hoàng, gừng sống, gừng khô, tần bì, quy giáp; kỵ máu dê, hải tảo, mạch nha, đường.
Do đó, bạn không nên sử dụng chung những vị thuốc này với nhau.
Những thông tin về Bán Hạ Nam do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả, hy vọng chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp những thắc mắc như Bán Hạ Nam là gì, cây Bán Hạ Nam trị bệnh gì và cách dùng ra sao. Tuy nhiên trước khi sử dụng, người dùng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ, tránh những tác dụng không mong muốn của vị thuốc Bán Hạ Nam gây ra.
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Bán Hạ Nam:
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Bán Hạ Nam. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Bán Hạ Nam, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.
Xem thêm:Cây Rau Mùi là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?