Cà Na có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cà Na, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cà Na được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cà Na là một loài trái cây của xứ miền Tây có vị chua chát và được khá nhiều người yêu thích. Tuy có giá trị nhỏ về kinh tế nhưng cà na lại mang đến khá nhiều công dụng bất ngờ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về lợi ích và những bài thuốc quý của cà na nhé!

Cà Na - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 7

Tổng quan về Cà Na

  • Tên gọi khác: Côm háo ẩm, Cảm lãnh, Bạch lãm, Trám trắng
  • Tên cây theo khoa học: Elaeocarpus hygrophilus Kurz (E. madopetalus Pierre)
  • Thuộc họ: Côm – Elaeocarpaceae

Cà na là cây thân gỗ cao khoảng 10 – 25 m, cành cây nhỏ màu nâu nhạt, trên phủ nhiều lông mềm. Lá cây kép lông chim, phiến lá có hình trái xoan ngược, mọc so le, thót lại ở trên cuống, tù ở đầu, dài khoảng 35 – 40 cm. Lá gồm 7 – 11 chét lá, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới có nhiều lông ánh bạc. Các lá ở gần gốc có đầu ngắn, lá ở giữa dài hơn, đầu thuôn dài, lá trong cùng có hình bầu dục, gân lá nổi hơi rõ ràng. Các lá kép thường có lông mềm, màu nâu bạc.

Cà Na - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 8
Đặc điểm sinh thái

Cụm hoa Cà na thường mọc ở ngọn cành thành một chùm kép, dài khoảng 8 – 10 cm. Cụm hoa có các lá bắc hình vảy, hoa mọc thưa, thường mọc tụ thành 2 – 3 cái ở một mấu. Đài hoa có lông, tràng hoa hình bầu dục, canh hoa hơi dài hơn các lá đài, mặt ngoài có phủ một lớp lông ngắn. Hoa có 6 nhị, chỉ nhị ngắn, bầu nhị hình trứng có phủ một lớp lông màu nâu.

Quả Cà na hạch, hình trứng, dài khoảng 3 cm, nhọn ở đầu, khi chín có màu vàng nhạt. Thịt quả dày bên trong có hạt cứng. Mùa hoa vào tháng 10 – 3 năm sau. Mùa quả vào tháng 7 – 9 hàng năm.

Vỏ, rễ, lá và quả Cà na là bộ phận được ứng dụng để làm dược liệu điều trị bệnh.

Cà na được tìm thấy ở miền Nam Trung Quốc như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và Bắc Lào.

Tại Việt Nam, Cà na có thể sống được trên nhiều loại đất, thường thấy ở nhiều nơi các tỉnh phía Nam đến Lâm Đồng. Ở miền Bắc, cây được tìm thấy ở Hòa Bình, Hà Tây (Ba Vì), Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Vỏ, rễ, lá có thể thu hái quanh năm, quả thu hái khi quả chín (khoảng tháng 8 – 9). Quả sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc muối, phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.

Xem thêm:  Cây Huyết Giác (Cây Xó Nhà) - Vị Thuốc Dân Gian Được Lưu Truyền Hàng Trăm Năm

Bên cạnh đó, nhựa cây còn được khai thác để làm hương liệu và chưng cất tinh dầu hoặc chế Colophan.

Dược liệu sau khi sơ chế cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.

Trong quả Cà na tươi có chứa một số thành phần hóa học cụ thể như sau:

  • Canxi
  • Sắt
  • Photpho
  • Vitamin
  • A – copaene
  • B – caryophyllene
  • P- Cymere
  • Geraniol
  • Elemol
  • Nerol
  • Thymol

Xem thêm: Cây Thuốc Mọi có đặc điểm và tác dụng thế nào với sức khỏe mọi người?

Vị thuốc Cà na

Cà Na - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 9
Vị thuốc Cà na

Quả Cà na tính ôn, có vị ngọt chua, không độc.

Cà na quy vào kinh Vị và Phế.

Theo y học hiện đại:

  • Chất Triterpen chiết xuất từ Cà na có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại cho gan (thí nghiệm trên chuột).
  • Tăng kích thích tuyến nước bọt, tăng tiết dịch vị tiêu hóa.

Theo y học cổ truyền:

  • Thanh nhiệt
  • Tiêu khát
  • Sinh tân
  • Thanh giọng
  • Lợi yết hầu
  • Chỉ khát sinh tân
  • Giải độc
  • Hòa hãn tư bổ
  • Giải say rượu, nọc độc các, nọc con dải

Công dụng của quả Cà na:

  • Làm thuốc chữa, cổ họng, yết hầu sưng đau
  • Điều trị ho ra nhiều đờm
  • Tăng cường hệ thống hóa và khả năng hấp thụ thức ăn
  • Điều trị viêm Amidan
  • An thần, chữa động kinh
  • Trị giun và hóc xương
  • Chữa viêm ruột, kiết lỵ, tiêu chảy
  • Chữa đau răng, dị ứng sơn

Dược liệu từ Cà na có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác, thường dùng dưới dạng thuốc sắc.

Liều lượng khuyến cáo: 3 – 10 g mỗi ngày.

Xem thêm:Khổ sâm là cây gì? Đặc điểm và công dụng ra sao với sức khỏe?

Bài thuốc sử dụng Cà na

Cà Na - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 10
Bài thuốc sử dụng Cà na

1. Chữa họng đau, sưng Amidan, mất tiếng, khô cổ

Sử dụng quả Cà na 6 – 12 g, bỏ hạt và chiết dịch. Dùng dịch này ngậm thường xuyên.

Ngoài ra, có thể dùng thịt quả, thái mỏng trộn với nước để ngậm hoặc pha nước uống. Cũng có thể dùng quả tươi, giã lấy nước dùng uống hoặc hãm, nấu nước dùng uống như trà.

2. Dùng phòng bệnh ngoại huyết (do thiếu vitamin C)

Sử dụng Cà na tươi khoảng 30 quả, dùng sắc lấy nước uống hàng ngày, liên tục trong vài tuần.

3. Chữa ho do cảm lạnh, phong hàn

Dùng thịt quả Trám trắng hấp với đường phèn, dùng ăn và uống hết phần nước cốt.

4. Phòng ngừa bệnh sởi, phát ban, mề đay ở trẻ nhỏ

Sử dụng 20 g trái Cà na tươi, sắc lấy nước, dùng uống trong các mùa Đông Xuân hoặc trong những mùa có dịch sởi.

Ngoài ra, có thể nghiền nát 500 g thịt Trám trắng, trộn với bột làm thành bánh, cho trẻ dùng ăn để phòng ngừa bệnh sởi.

5. Dùng chữa các bệnh lý ngoài da

Dùng cả quả Trám trắng (dùng cả hạt) mang đi đốt cháy thành than, trộn với dầu vừng. Dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da bệnh, vết nứt nẻ tay chân, nứt môi, đầu vú nứt nẻ sưng đau.

6. Chữa phụ nữ nôn mửa khó chịu khi có thai

Sử dụng Cà na 9 quả, giã dập, sắc lấy nước dùng uống trong ngày.

Xem thêm:Cà Dại Hoa Trắng có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?

7. Trị người hôn mê do ăn phải cá độc như cá nóc

Dùng Cà na giã nát, vắt lấy nước hoặc dùng thịt quả sắc lấy nước, dùng uống. Liều lượng không hạn chế, sử dụng tùy vào trường hợp cụ thể.

Xem thêm:  Cây Tỳ Giải là cây gì? Đặc điểm nhận dạng - Tác dụng làm thuốc như thế nào?

8. Chữa say rượu

Dùng Cà na 10 quả, sắc lấy nước, dùng uống.

9. Điều trị đại tiện ra máu tươi

Sử dụng hạt quả Cà na đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 10 g với nước cơm.

10. Điều trị kiết lỵ

Dùng 100 g thịt Cà na sắc với 200 ml nước đến khi còn 100 ml thì lọc bã lấy nước, dùng uống. Mỗi lần dùng khoảng 25 – 30 ml, ngày uống 3 lần.

11. Chữa họng đau, viêm Amidan, miệng khô, ho khan, thường hay khát nước

Sử dụng 500 g quả Trám trắng tươi, rửa sạch, giã dập lấy thịt bỏ hạt, nấu với nước 2 – 3 lần. Lọc phần cô đặc khoảng 250 ml, thêm 125 g đường kính hoặc phèn chua, cô đặc đến khi 250 ml là được. Dùng uống mỗi lần 2 – 5 ml, ngày 2 – 3 lần.

12. Điều trị viêm tắc mạch

Sử dụng 200 g quả Trám trắng, luộc kỹ, dùng ăn phần thịt và dùng nước luộc. Sử dụng liên tục trong 50 ngày.

13. Chữa hóc xương cá

Sử dụng hạt quả Cà na đốt tồn tính, tán thành bột mịn, phối hợp với bột tán rễ Đậu ván. Mỗi ngày dùng uống 4 – 6 g.

Ngoài ra, có thể dùng 5 quả Cà na, sắc lấy nước đặc, dùng ngậm và nuốt dần. Hoặc lấy thịt quả, giã dập, ép lấy nước dùng uống. Bên cạnh đó, có thể phối hợp thêm rau hẹ giã nát, trộn với lòng trắng trứng, dùng đắp bên ngoài vị trí hóc xương.

14. Chữa lở sơn, dị ứng sơn

Sử dụng vỏ cây, liều lượng không cố định, cắt nhỏ, nấu nước, dùng tắm.

Xem thêm: Chè Dây có đặc điểm gì? Các sử dụng ra sao để tốt sức khỏe

15. Trị chứng tràng nhạc

Dùng hạt Cà na, hạt quả Gấc và vỏ mướp đắng, liều lượng mỗi vị bằng nhau, đốt thành than, trộn đều, hòa với mỡ lợn, dùng bôi.

16. Dùng chữa đau răng, sâu răng, viêm quanh chân răng

Dùng quả Trám trắng đốt thành than, tán thành bột mịn, trộn với Xạ hương, dùng thoa vào răng đau.

Ngoài ra, có thể dùng vỏ thân cây, cạo lớp đen bên ngoài, thái mỏng, phơi khô, sắc lấy nước đặc dùng ngậm trọng khoảng 10 phút, rồi nhổ đi. Thực hiện nhiều lần trong ngày. Có thể phối thêm rễ Chanh, Rễ Cà dại, mỗi vị liều lượng bằng nhau, sắc lấy nước đặc, dùng ngậm như trên.

Cà Na - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 11
Bài thuốc sử dụng Cà na

17. Chữa cảm nóng, cảm nắng

Sử dụng quả Trám trắng 10 g giã vụng, sắc với 800 ml nước rễ cây Sậy trong 30 phút là được. Dùng uống mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 3 ngày.

18. Chữa viêm họng, ho có đờm

Sử dụng Cà na 30 g, Cam thảo 6 g, Huyền sâm 15 g, Mạch môn 10 g, rửa sạch, hãm nước, dùng uống như trà, liên tục trong 10 ngày.

19. Chữa họng đau, nhiều đờm nhớt

Sử dụng 500 g quả Cà na tươi, đập nát, nấu với nước nhiều lần, lọc bỏ phần bã, lấy nước. Gia thêm 100 g đường cát trắng, hòa tan, lọc và cô đặc đến khi còn 250 ml. Mỗi ngày dùng uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15 ml, uống với nước đun sôi để nguội. Ngoài ra, kết hợp súc miệng với nước muối pha loãng nhiều lần trong ngày.

20. Chữa viêm khí phế quản gây ho khan ít đờm, rát cổ họng

Xem thêm:  Cây Dâu Da Xoan có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Sử dụng Cà na 20 g, Đào nhân 5 g (bóc vỏ và tâm), Bạch truật 15 g, Vừng đen 30 g, gạo tẻ 60 g. Mang Bạch truật và Cà na nấu lấy nước, dùng nước nấu cháo với gạo và các vị thuốc còn lại. Đến khi cháo nấu được thì thêm 20 g mật ong, khuấy đều. Mỗi ngày dùng ăn 1 – 2 lần, liên tục trong 7 ngày.

21. Chữa cổ họng khô, mất ngủ, khó ngủ sâu

Sử dụng 20 – 30 g quả Cà na (bỏ phần hạt) đập dập nấu nước dùng uống. Có thể gia thêm Gừng, mật ong và đường, dùng uống.

22. Chữa chứng viêm do nhiệt

Sử dụng Trám trắng tươi 5 – 6 quản, 1 cân Củ cải nấu nhừ trong vài giờ, dùng ăn.

23. Chẳng may nuốt phải đồ ngũ kim bằng đồng hoặc sắt

Người xưa thường dùng hạt Cà na sao vàng, tán nhỏ dùng uống với nước sôi. Đồ ngũ kim sẽ theo đường đại tiện được thải ra ngoài.

Lưu ý: Đây là kinh nghiệm dân gian, cần nghiên cứu thêm về tác dụng và hiệu quả.

Cà Na Thái dễ trồng, dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh, lại có khả năng cho trái quanh năm. Tuy nhiên, Bạn muốn cây cho năng suất cao thì những điều kiện cần thiết như: cây giống chuẩn giống khỏe mạnh, trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt là những điều Bạn cần hết sức lưu ý.

Cây giống chuẩn: Bạn cần lựa chọn vườn ươm uy tín để mua cây giống như Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn. Tại đây, Bạn sẽ được đảm bảo về chất lượng cây giống cũng như chi phí hợp lý nhất.

Cà Na - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 12
Điều kiện giúp Cà Na Thái nhanh cho trái và năng suất cao

Kỹ thuật trồng: Giống cây này không khó trồng, nhưng cần phải trồng đúng mật độ và khoảng cách, không nên trồng quá dày hoặc quá thưa. Cây ưa ẩm nên cần được trồng ở những nơi có gần nguồn nước để giúp cây cho năng suất trái cao.

Kỹ thuật chăm sóc: Cây Cà Na Thái tuy là giống cây trồng hoang dã có sức sống cao nhưng nếu không chăm sóc tốt thì cây cũng dễ bị bệnh và kém năng suất, chất lượng trái không ngon. Vì thế, Bạn cần chăm sóc định kỳ và chú ý bón phân cho cây theo từng giai đoạn trước và sau khi thu hoạch để cây cho trái to và nhanh phục hồi.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cà Na do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cà Na là vị thuốc quý với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cà Na:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cà Na. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cà Na, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cà Na có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Sách cây thuốc người Dao Ba Vì

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

ZALO HN
ZALO HCM
HCM: 0385.034.610
HN: 0981.025.987