Áp lực từ công việc, căng thẳng trong cuộc sống, chế độ ăn uống bất hợp lý, đều có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động tự nhiên của cơ thể, gây ra các bệnh về dạ dày.
Chúng ta cần biết về các triệu chứng của từng bệnh để kịp thời có biện pháp can thiệp. Dưới dây là một số bệnh thường gặp về dạ dày.
Xem thêm:
[wp_show_posts id=”1829″]
1. Bệnh đau dạ dày
Tuy là nhẹ nhưng bạn cũng đừng nên xem thường. Với bệnh lý này, người bệnh có cảm giác khó chịu, đau vùng thượng vị cũng như là buồn nôn, khó tiêu, chán ăn.
Một số nguyên nhân gây lên bệnh đau dạ dày có thể là do vi khuẩn HP có được cơ hội để phát triển, bào mòn niêm mạc dạ dày, cũng có thể là do bạn tiêu thụ những thực phẩm, thức uống có hại cho dạ dày và đời sống sinh hoạt thiếu khoa học, không lành mạnh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe
2. Viêm loét dạ dày – tà tràng
Hiện nay, những trường hợp viêm loét tá tràng và dạ dày ngày càng phổ biến với người dân Việt Nam.
Khi bị viêm loét tá tràng hay dạ dày, dấu hiệu đầu tiên của bệnh là ợ chua, ợ hơi, tiêu hóa chậm, buồn nôn, nôn, đau thượng vị theo kỳ, có thể nhận thấy sau khi ăn đồ ăn cay, nóng hoặc chua hay đôi lúc tinh thần bị căng thẳng.
Nếu không được chữa kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn trong việc điều trị, có khả năng gây ra các biến chứng: hẹp môn vị, lủng tá tràng, dạy dày, xuất huyết tiêu hóa…
3. Trào ngược dạ dày, thực quản
Có thể không xuất hiện quá nhiều như viêm loét tá tràng, dạ dày, nhưng chứng bệnh trào ngược dạ dày, thực quản đang có chiều hướng tăng theo cuộc sống hiện đại ngày nay.
Chứng trào ngược dạ dày, thực quản chỉ tình trạng trào ngược những chất ở dạ dày đến thực quản.
Chứng bệnh này không những gây cho người bệnh sự khó chịu mà còn đem lại nguy cơ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như hẹp, loét, xuất huyết thực quản, hay nặng nhất là ung thư.
Việc đi khám sớm, chữa bệnh kịp thời và đúng đắn giúp giảm bớt những biến chứng đó.
Với những biểu hiện tiêu biểu như ợ chua, ợ nóng, khó nuốt, buồn nôn thường hay bị lầm tưởng với những căn bệnh khác của hệ tiêu hóa, do đó, việc nhận định chính xác bệnh là vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê, chocolate, thuốc lá hay ăn những loại đồ ăn nhiều mỡ, cà phê; người đang bị tiểu đường, béo phì, thai phụ… có nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày, thực quản cao hơn bình thường.
4. Ung thư dạ dày
Bất cứ vị trí nào của dạ dày bị tổn thương cũng có khả năng hình thành các tế bào ung thư. Những tế bào này âm thầm phát triển, tạo thành khối u và có thể lây lam khắp bề mặt niêm mạc dạ dày hay thậm chí di căn tới thực quản, gan hay phổi.
Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể khắc phục hiệu quả và ngăn chặn tái phát cũng tốt hơn nếu được kịp thời phát hiện.
Biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn khởi phát: Chức năng tiêu hóa kém, có biểu hiện ợ chua liên tục; Hơi thở ra nóng, không còn tâm trạng ăn uống;
Có biểu hiện nôn sau khi ăn xong; Những cơn đau bụng không ngớt; Cân nặng giảm sút đáng kể; Có dấu hiệu bị thiếu máu.
Dấu hiệu ung thư dạ dày khi trong giai đoạn muộn: Bị đau bụng quằn quại; Bị chảy máu dạ dày nghiêm trọng hơn; Ở thượng vị bị nổi khối u.
Như đã nói, bệnh ung thư dạ dày có thể nguồn từ chính những căn bệnh thường gặp như loét dạ dày, đau bao tử, viêm, xuất huyết hang vị,… vì vậy khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong tiêu hóa bạn đừng chậm trễ đến bệnh viện kiểm tra.
Nếu có bệnh thì cũng được phát hiện sớm và điều trị triệt để dễ dàng hơn.