Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Bồng Bồng, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Cây Bồng Bồng được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Cây Bồng bồng được biết đến với tên gọi khác là Bàng biển, Nam tỳ bà, Cây lá hen. Cây có tên khoa học là Calotropis gigantea (Willd.), thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Cây được dùng nhiều trong phạm vi nhân dân để chữa hen suyễn và ho hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của loài cây này qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về Cây Bồng Bồng
- Tên gọi khác: cây lá hen, nam tỳ bà, bàng biển…
- Tên cây theo khoa học: Calotropis gigantea (L.) Dryand.
- Thuộc họ: Thiên lý (Asclepiadaceae).
Bồng bồng là loại cây nhỏ sống nhiều năm có chiều cao trung bình khoảng 5 – 7m. Cành có lông trắng, lá mọc đối nhau dài khoảng 12 – 20cm, rộng khoảng 5 – 11cm và không có lá kèm. Cả 2 mặt của lá đều có lông trắng nhưng mặt dưới nhiều hơn.
Hoa lớn màu tím đều nhau có hình ống dài, mọc thành từng chùm, đài 5, tràng hợp hình bánh xe, có 5 nhị liền nhau tạo thành ống. Quả mọng có hình cầu, mỗi quả có 2 đại và nhiều hạt dài 23mm.
Lá của cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm vị thuốc.
Ở nước ta, cây mọc hoang hoặc được trồng ở rất nhiều nơi, nhất là các tỉnh ven biển và hải đảo.
Dược liệu bồng bồng có thể được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Lá sau khi hái về sẽ tiến hành làm sạch lớp lông phía bên ngoài và thái nhỏ dùng ở dạng tươi hay phơi hoặc sấy khô đều được.
Với dạng đã sơ chế khô cần để trong túi kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt. Nếu dùng chưa hết nên thỉnh thoảng đem ra phơi lại để tránh ẩm mốc và mối mọt.
Trong lá bồng bồng có chứa calotropin, khi thuỷ phân sẽ cho calotropagenin.
Xem thêm: An Tức Hương có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?
Vị thuốc cây bồng bồng
Dược liệu được ghi nhận là có vị chua và tính mát.
Quy vào kinh Phế.
Dược liệu được cho là hội tụ những tác dụng điển hình của 1 glucozit chữa tim. Có thể làm tăng trương lực tâm thu đồng thời giảm nhịp tim rất rõ rệt. Dùng quá liều có thể khiến cho hệ thần kinh phó giao cảm bị kích thích và gây ra các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, hạ huyết áp.
Bồng bồng thường dùng để chữa hen phế quản, hen suyễn, cảm sốt, ho, viêm đường hô hấp. Đồng thời còn được sử dụng trong trường hợp bị đau nhức răng, giúp ức chế các triệu chứng sưng viêm.
Dược liệu được dùng phổ biến nhất dưới dạng nước sắc với liều được khuyến cáo là 6 – 12g/ngày. Có thể dùng cả ở dạng tươi hay khô hoặc linh hoạt kết hợp với những vị thuốc khác nhằm nâng cao tính công hiệu.
Xem thêm: Cây Cơm Nguội có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây bồng bồng
Bồng bồng là vị thuốc quen thuộc xuất hiện trong một số bài thuốc sau đây:
- Bài thuốc 1: Cần có10g lá bồng bồng, 15g cam thảo đất cùng với 15g vỏ rễ cây dâu. Các vị thuốc này đem rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ thêm 1 thăng nước. Sắc trên lửa nhỏ để thu lấy khoảng 300ml. Chia đều ra thành 3 lần uống trong ngày khi nước thuốc còn ấm. Dùng với liều lượng chỉ 1 thang mỗi ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 20g lá bồng bồng, 20g kim ngân hoa, 50g lá và thân cây rau dền gai cùng với 16g cam thảo đất. Cho tất cả vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống. Có thể chia đều làm nhiều lần uống trong ngày nhưng mỗi ngày chỉ dùng đúng 1 thang.
- Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 20g lá bồng bồng, 30g rau khúc cùng với khoảng 16g cam thảo đất. Các vị thuốc này rửa sạch rồi cho hết vào ấm sắc cùng 600ml nước để thu lấy 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Duy trì đều đặn mỗi ngày 1 thang đến khi triệu chứng của bệnh hết hẳn.
- Bài thuốc 2: Cần 12g lá bồng bồng, 12g lá cỏ sữa to cùng với 20g lá dâu. Các vị thuốc cho vào ấm, đổ thêm 1 thăng nước đun trên lửa nhỏ đến khi còn phân nửa. Chia đều làm 3 lần uống khi nước thuốc còn ấm nóng, dùng mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị 30g lá nhót khô cùng với 5 lá bồng bồng lau sạch lông. Các dược liệu đem thái nhỏ rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống thay trà. Dùng 1 thang/ngày và duy trì đến khi hết hẳn triệu chứng.
- Chuẩn bị: 12g lá bồng bồng, 16g cam thảo đất cùng với 20g cây cứt lợn.
- Thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào ấm sắc chung với nửa lít nước trong khoảng 20 phút. Chia đều lượng thuốc thu được thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Chỉ dùng đúng 1 thang mỗi ngày.
- Chuẩn bị: Nhựa cây bồng bồng cùng dầu dừa với lượng bằng nhau.
- Thực hiện: Cho 2 nguyên liệu trên vào nồi rồi đun nóng trên lửa nhỏ cho tan vào nhau. Chờ thuốc ấm rồi thoa lên tóc và ủ trong khoảng 1 giờ. Cuối cùng gội lại đầu với nước sạch.
- Chuẩn bị: 1 ít nhựa từ cây bồng bồng.
- Thực hiện: Bôi trực tiếp lên vị trí răng đau nhức sẽ giúp giảm sưng đau và giảm viêm rất nhanh.
- Chuẩn bị: 7 – 10 lá bồng bồng.
- Thực hiện: Cho dược liệu vào nồi nấu trên lửa nhỏ với 1 lít nước. Thu lấy 500ml và chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Dùng duy trì 1 thang/ngày đến khi triệu chứng bệnh hết hẳn.
Xem thêm: Cây Muồng Trâu có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?
Lưu ý khi sử dụng cây bồng bồng để chữa bệnh
Tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc từ cây bồng bồng cho các đối tượng dưới đây:
- Phụ nữ mang thai
- Phụ nữ đang trong thời kỳ cho bé bú
- Trẻ em dưới 1 tuổi
Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Bồng Bồng do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Bồng Bồng là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Cây Bồng Bồng:
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Bồng Bồng. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Cây Bồng Bồng, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.
Xem thêm: Cây Lẻ Bạn có những đặc điểm, công dụng gì hay cho sức khỏe con người?