Cây Chanh có tác dụng gì? Đặc điểm – các sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Chanh, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Chanh được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Chanh là loại quả tròn, thường có màu xanh tươi, có vị chua và mọng nước. Loại quả này là nguồn vitamin vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt chứa hàm lượng lớn vitamin C, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những công dụng của Chanh với sức khỏe trong bài viết sau bạn nhé!

Tên gọi khác: chanh ta, chanh lá vàng và chanh đảo…

Tên cây theo khoa học: Citrus aurantifolia

Bộ: Sapindales

Thuộc họ: Rutaceae – còn gọi là họ Cam

Cây chanh thuộc loài cây bụi với chiều cao trung bình là 5m. Thân và cành có nhiều gai dài khoảng 35mm. Thân cây có nhiều nhánh. Lá hình như quả trứng nhưng dài hơn. Chiều dài trong khoảng 2,5-9cm (giống lá cây cam).

Hoa có màu trắng ngả vàng, gân màu tím nhạt. Đường kính của hoa trung bình là 2,5cm. Hoa mọc đơn hoặc thành từng chùm. Mỗi chùm từ 2-3 hoa.

Chanh - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 8
Tổng quan về Cây Chanh

Quả hình tròn, vỏ mỏng và nhẵn, đường kính từ 2,5-5cm. Khi sống có màu xanh và chính màu vàng. Mỗi quả có 10-12 múi. Mỗi múi chứa khoảng 3 hạt. Cây cho hoa quả quanh năm nhưng trái ra nhiều vào giữa tháng 5 và tháng 9. Trong vòng 5-6 tháng kể từ khi hoa nở thì trái chín.

Cây ưa đất khô ráo, không chịu được ngập úng. Cây có thể được nhân giống bằng hạt nhưng mất nhiều thời gian. Người ta hay dùng phương pháp giâm cành để tạo ra cây mới. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là bộ rễ không phát triển mạnh. Để khắc phục tình trạng này người ta thường ghép chồi cây này vào cây cam với bộ rễ mạnh.

Trong quá trình nhân giống, người ta tạo ra những giống chanh lùn. Loại này thường được trồng phổ biến hơn. Tuy nhiên, cây chỉ thích vùng nhiệt đới và không chịu được thời tiết giá rét. Vùng ôn đới có thể trồng loại cây này trong nhà kính.

Chanh có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Quá trình trao đổi hàng hóa của các thương nhân đã mang loại quả này tới Trung Đông, Bắc Phi rồi đến Địa Trung Hải. Tiếp đến, nó theo chân người Tây Ban Nha đi đến Tây Ấn Độ. Rồi từ nơi này đến Bắc Mỹ và Trung Mỹ.

Ở nước ta, cây này được trồng khắp nơi. Một số tài liệu cho rằng từ năm 1956, nước ta bắt đầu xuất khẩu quả của loại của nó.

Chanh - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 9
Bộ phận sử dụng chủ yếu, thu hái, chế biến và bảo quản

 

Bộ phận sử dụng chủ yếu: quả, lá, vỏ và rễ.

Thu hái quanh năm

Chế biến: dùng tươi, khô hoặc ở dạng mức.

Cách bảo quản thế nào?: Cách bảo quản thế nào? nơi khô ráo, thoáng mát nếu dùng tươi. Sắc lát ra phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy bằng dụng cụ chuyên nghiệp nếu dùng khô. Ngâm trong nước nước muối hoặc nước đường nếu dùng ở dạng mức.

Vỏ: Lớp vỏ xanh chứa khoảng 0,5ml tinh dầu. Tinh dầu này có màu vàng nhạt, gồm d. limonene, một ít α pinen, β phellandrene, camphen và γ terpinen. Đây là những hoạt chất tecpen (dùng để sản xuất tinh dầu). Trung bình cho 1 lít tinh dầu cần từ 3.000 đến 6.000 quả.

Xem thêm:  Cây Cơm Nguội có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?

Dịch quả: Nước chiếm hơn 80% thành phần trong dịch quả. Còn lại là axit citric 5-10%; 1-2% citric axit canxi và kali; xitrat etyl và 0,4-0,5% axit malic. Ngoài ra còn 0,4-0,75% đường interverti, 0,5% sacarosa và 0,75-1% profit. Trong 100g dịch chanh tươi chứa khoảng 65mg vitamin C, vitamin B1 và riboflavin.

Lá: Chứa tinh dầu. Trong tinh dầu này có một dẫn xuất của prolin – chất stachydrine.

YouTube video

Vị thuốc

Dịch quả có vị chua và hơi nhẵn. Tinh dầu trong vỏ và lá có vị cay, nhẵn và có mùi thơm dễ chịu.

Trong đời sống thường ngày, chanh được dùng để làm gia vị; đỡ say khi uống bia rượu; nước giải khát; tẩy rửa vết bẩn trên quần áo hoặc khử mùi trong tủ lạnh… Ngoài các công dụng rất quen thuộc như trên, quả này còn có nhiều dược tính quan trọng. Cụ thể:

Chanh - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 10
Tác dụng ra sao?

Dịch quả: Có tác dụng thông tiểu, chữa bệnh tê thấp và bệnh thiếu hụt vitamin C (scorbut). Bên cạnh đó, dùng dịch quả khi gội đầu có tác dụng tẩy tế bào chết, làm trơn tóc và trị gàu. Ngoài ra, đây còn là nguyên liệu tạo axit citric. Hạt của quả có thể dùng làm thuốc tẩy giun

Tinh dầu: Pha thuốc gội đầu.

Lá: Chữa cảm khi xông hơi hoặc chữa chướng bụng khi đắp lên rốn.

Rễ và vỏ: Chữa ho và tốt cho tiêu hóa dưới dạng thuốc sắc.

Xem thêm: Cây Cối Xay là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Bài thuốc từ Chanh

Chanh có tính axit nhưng thành phần dinh dưỡng của quả này lại mang tính kiềm. Điều này giúp cơ thể cân bằng pH và ngăn ngừa một số bệnh, nhất là ung thư mãn tính.

Cách thức là trộn 2 muỗng nước cốt chanh với 2 muỗng cafe mật ong và 1 ly nước lọc. Bạn có thể uống mỗi ngày uống 1 ly hỗn hợp này trước khi bắt đầu ngày mới.

Chanh - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 11
Cân bằng độ pH của cơ thể và giảm cân

Đối với những người đang thực hiện chế độ giảm cân thì việc làm trên trở nên thật sự hữu ích. Hoạt chất pectin trong quả này có thể giúp bạn ăn ít nhưng không thấy đói hoặc thèm ăn. Ngoài ra, hoạt chất cũng làm chậm tốc độ hấp thu đường trong cơ thể, qua đó, ngăn ngừa được tình trạng lượng đường tăng đột biến.

Nếu muốn tập trung vào mục tiêu giảm cân, ngoài việc uống 1 ly nước cốt chanh và mật ong vào buổi sáng, bạn có thể pha thêm 2-3 quả vào nửa lít nước và uống cả ngày. Việc này sẽ giúp bạn giảm được cơn thèm ăn.

Xem thêm:  Cây Gai Cua là cây thuốc gì? Có đặc điểm, công dụng sử dụng ra sao?

Chứng khó tiêu chủ yếu do vi khuẩn có hại trong đường ruột phát triển quá nhiều. Tính kháng khuẩn của chanh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển và “đánh bại” vi khuẩn có hại. Nhờ đó, tiêu hóa sẽ dễ dàng hơn.

Ngoài ra, uống nước cốt quả này còn có tác dụng lợi tiểu. Khi lượng nước trong cơ thể ở mức bình thường, bạn sẽ không lo bị phù nề. Cơ thể vì thế cũng trở nên thon gọn hơn.

Những cơn đau ở nướu sẽ được dịu bớt đi rất nhiều nếu bạn ngậm một ít nước ép chanh. Nếu răng bị chảy máu, bạn cũng có thể thoa một ít nước cốt quả này vào chỗ vết thương. Nó sẽ ngăn máu và chống tình trạng viêm. Ngoài ra, nước cốt quả này còn có tác dụng làm trắng răng.

Chanh - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 12
Giảm đau và tránh nhiễm khuẩn răng miệng

Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe, vitamin C trong quả loại quả này còn có tác dụng chăm sóc da. Nó làm vô hiệu hóa các gốc tự do và kích thích tái tạo tế bào mới bằng cách tẩy các tế bào đã chết. Phụ nữ thường dùng quả này để da mặt và da chân khỏe mạnh và trắng sáng hơn.

Khi dùng nước cốt quả này để tẩy tế bào chết ở da chân, người ta thường kết hợp với khoảng 2 muỗng canh dầu ô liu và ¼ cốc sữa. Làm ấm hỗn hợp này và ngâm chân trong đó khoảng 20 phút. Sau cùng dùng bàn chải chà sạch rồi rửa lại bằng nước bình thường.

Thêm vào đó, nước cốt chanh còn có tác dụng trị mụn trứng cá trên da mặt bởi tính kháng khuẩn tự nhiên khá tốt. Cách thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng miếng bông thấm nước cốt quả này đắp lên mặt và để qua đêm. Sáng hôm sau rửa lại mặt bằng nước. Không những mụn trứng cá mà mụn đầu đen hoặc bệnh chàm cũng sẽ “cuốn gói” ra khỏi da mặt bạn.

Ngoài ra, bạn còn có thể dùng nước cốt quả này gội đầu để chữa gàu. Người ta thường kết hợp nó với dầu dừa. Kết quả là chẳng những gàu được “đánh bay” mà tóc cũng trở nên mềm mượt và sáng bóng hơn.

Các hoạt chất pectin trong quả chanh có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu. Lượng cholesterol liên quan trực tiếp đến huyết áp cơ thể. Khi giảm và đưa lượng này về mức bình thường, huyết áp cũng sẽ trở về trạng thái ổn định.

Chanh - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 13
Điều trị huyết áp cao và suy giãn tĩnh mạch

Ngoài ra, thường xuyên massage vùng bị suy giãn tĩnh mạch với vài giọt tinh dầu chanh cũng sẽ giúp các thành tĩnh mạch khỏe mạnh hơn. Làm việc này thường xuyên, bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ không còn cơ hội làm phiền bạn nữa.

Nhờ khả năng làm tăng tốc độ bài tiết mồ hôi qua da, chanh có tác dụng chữa cảm sốt và ớn lạnh khá hiệu quả. Cách làm như sau: cho nước cốt quả này vào một cốc trà mật ong hoặc nước ấm. Uống liên tục khoảng 2 giờ/lần cho đến khi tình trạng sốt có dấu hiệu suy giảm.

Xem thêm: Chè Vằng là cây gì? Đặc điểm tác dụng và cách trồng ra sao?

Xem thêm:  Mộng Dừa Là Gì? Công Dụng Của Mộng Dừa

1.Thời vụ trồng

Cây chanh có thể trồng gần như quanh năm, nhưng nếu trồng vào mùa mưa thì cần chú ý thoát nước cho cây vì nếu mưa nhiều thì đất sẽ bị lèn làm cho cây chết vì nghẹt rễ.

2. Phương thức và mật độ trồng

Được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 4m. Khoảng cách giữa hai cây là 4m tương đương với 600 – 650 cây/ha.

Chanh - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 14
Cách trồng và chăm sóc Cây Chanh

3. Làm đất, bón lót và trồng cây

– Làm đất: Đào hố với kích thước 60x60x60 cm hoặc 80x80x80cm

– Bón lót: Bón lót 20 – 25kg phân chuồng hoai + 1 – 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali  hoặc 2kg phân NPK (5 – 10 – 3 – 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

– Trồng cây:

– Trộn đều các loại phân, vôi bột, một ít  đất mặt cho xuống đáy  hố. Sau đó lấp đất dày  khoảng 20cm. Cây giống được xé bỏ túi bầu sau đó đặt cây giống thẳng đứng chính giữa hố, lấp kín đất bằng miệng hố hoặc cao hơn miệng hố 3 – 5cm. Đóng cọc buộc dây giữ chặt cây, tưới đẫm nước, và dùng xác thực vật (cỏ khô, rơm, rạ..) tủ gốc để giữ  ẩm.
Năm đầu nên trồng xen đậu đỏ, lạc hay các loại rau khác.

4. Bón phân

Thay đổi tùy theo tính chất đất, năng suất…

* Bón 20-30 kg phân chuồng + 1- 2 kg tro/hốc/ năm (bón 1-2 lần/năm).

Riêng phân hóa học được sử dụng bình quân như sau (cho mỗi cây):

* Năm thứ nhất: 0,5-1,0kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 0,25-0,5kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8) .

* Năm thứ hai: 1,0-2,0kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 0,5-1,0kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8).

* Năm thứ ba trở đi: 2,0-2,4kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 1,0-1,2kg) + 0,5kg NPK (16-16-8) + 1 kg vôi. Do thu quả rải rác nên chia phân ra bón từ 4 – 5 lần/ năm.

Tạo quả trái vụ: Có thể cho ra quả trái vụ bằng cách xiết nước. Ngưng tưới nước, tưới phân, hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3 – 4 tuần, sau đó bón phân và tưới nước trở lại, cây sẽ cảm ứng và cho hoa quả sớm hơn thường lệ.

Xem thêm: Cây Tầm Bóp là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Chanh:

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Chanh do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Chanh là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Chanh. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Chanh, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm: Cây Ráy Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cây Chanh có tác dụng gì? Đặc điểm – các sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987