Cây Đa Lông Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Đa Lông, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cây Đa Lông được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây Đa Lông có tên khoa học là Ficus drupacea Thunb, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây còn có tên gọi khác là Tân di thụ. Cây Đa lông có vị nhạt, tính mát, có tác dụng lơi tiểu, làm ra mồ hôi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đặc điểm, công dụng cũng như cách dùng cây thuốc.

Cây Đa Lông - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 7
Tổng quan về Cây Đa Lông
  • Tên gọi khác: Song hạch, đa hạch, cây sung nhân
  • Tên gọi khoa học: Ficus drupacea Thunb
  • Thuộc họ: Dâu tằm (Moraceae

Những đặc điểm thực vật của cây

Cây đa lông thuộc dạng thân gỗ, sống nhiều năm. Cây cao khoảng 15 mét hoặc có khi cao hơn. Phần thân trên phân nhiều cành to. Ban đầu cành bao phủ nhiều lông dài, mềm nhưng sau lớp lông này biến mất để lại lớp vỏ ngoài nhẵn nhụi. Toàn cây chứa nhiều nhựa lỏng màu trắng..

Cây Đa Lông - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 8
Những đặc điểm thực vật của cây

Lá cây đa lông mọc so le ở các cành nhỏ, có hình dạng bầu dục hoặc trái xoan. Phía dưới gốc lá hơi tròn, có cuống ngắn ( 10- 15mm). Các lá còn non có lông hoe, lá già nhẵn nhụi. Chiều dài lá dao động từ 5 – 12 cm, bề ngang lá khoảng 3,5 đến 6 cm. Lá có gân chính ở giữa và các cặp gân phụ tỏa ra hai bên đối xứng qua gân chính. Ngoài ra, cây còn có nhiều lá kèm chiều dài chỉ 1 cm. Hai bên lá kèm phủ kín lông tơ màu vàng.

Xem thêm: Cây Dướng Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Hoa ra vào tháng 4 – tháng 5, hình trứng, màu trắng bên ngoài và đỏ hồng ở giữa, mọc đơn độc trên các nhánh nhỏ có mang lá. Một số hoa xếp thành đôi phát triển ngay nách lá. Chiều dài mỗi bông dao động từ 15 – 17mm.

Xem thêm:  Các Cây Chữa Đau Nhức Xương Khớp - Tiểu Đường

Cây phân bố ở đâu?

  • Trên thế giới: Myanma, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Úc, Campuchia
  • Ở Việt Nam: Trước đây cây đa lông mọc hoang nhiều ở các vùng rừng núi. Ngày nay, loại cây này được trồng phổ biến để lấy bóng mát hoặc làm cảnh. Một số tỉnh thành ở nước ta có cây đa lông như: Vũng Tàu, Hòa Bình hay tỉnh Quảng Trị…

 Bộ phận sử dụng:

Y học cổ truyền sử dụng tua rễ, lá, vỏ thân và búp non của cây đa lông làm dược liệu trị bệnh.

Thu hái – Sơ chế:

Các bộ phận của cây được thu hái quanh năm đem về, chà nhẹ lá cho rụng sạch lông. Dùng dạng khô hoặc tươi.

Các thành phần hóa học của cây

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu sâu về thành phần hoạt chất có trong cây đa lông

Vị thuốc cây đa lông

Cây Đa Lông - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 9
Vị thuốc cây đa lông

+ Tính vị thế nào?

Cây đa lông có tính mát, vị nhạt

+ Tác dụng ra sao? dược lý

Y học cổ truyền ghi nhận, cây đa lông có tác dụng lợi tiểu, làm tăng tiết mồ hôi, hạ sốt, giảm phù thũng.

+ Chủ trị

  • Phù nề cổ trướng do mắc bệnh xơ gan
  • Ho ra máu
  • Vàng da
  • Viêm xoang
  • Viêm mũi
  • Đau đầu
  • Sỏi thận
  • Bí tiểu và một số căn bệnh khác

+ Liều lượng

Liều dùng cây đa lông được điều chỉnh tùy theo từng chứng bệnh. Có thể dùng dược liệu theo hình thức thuốc sắc hoặc tán bột uống.

+ Độc tính như thế nào

Chưa được nghiên cứu

Xem thêm: Cây Cối Xay là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây đa lông

Cây Đa Lông - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 10
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây đa lông

1. Điều trị bệnh sốt rét

Dùng lá đa lông phối hợp với lá cối xay mỗi thứ 30g. Thái nhỏ, bỏ vào chảo sao vàng rồi sắc uống.

2. Bài thuốc điều trị phù nề cổ trướng cho các trường hợp bị xơ gan

Dùng tua rễ của cây đa lông rửa sạch, cắt khúc ngắn phơi khô. Tán bột mịn hoặc sắc uống hàng ngày theo liều lượng được thầy thuốc chỉ định.

3. Cây đa lông điều trị ho ra máu (thổ huyết)

Chuẩn bị 20g lá dược liệu (có thể thay thế bằng búp), 20g ô cửu (mạch môn), 15g cây cỏ nhọ nồi tươi.

La đa lông sao cháy, ô cửu sao vàng, cỏ nhọ nồi thái nhỏ. Tất cả các vị trên bỏ vào ấm, đổ thêm 400ml nước sắc cạn còn 100ml thì ngưng. Chia làm 2 lần uống sau khi ăn.

4. Bài thuốc điều trị vàng da

Dùng thang thuốc gồm: 160g lá đa lông, 160g hoắc hương núi, 40g thần khúc. Lá đa lông sắc lấy nước đặc. Các vị còn lại đem sấy khô, sao trên chảo nóng cho giòn rồi tán bột.

Xem thêm:  Cây Nhàu là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Để điều trị vàng da, dùng bột thuốc uống với nước sắc lá đa lông. Người trưởng thành mỗi lần dùng 1 thìa cafe bột thuốc x 3-5 lần/ ngày. Trẻ em uống liều ít hơn tùy theo độ tuổi của bé.

5. Điều trị bệnh sỏi thận

Sắc rễ cây đa lông chung với các dược liệu khác gồm: Lá mít mật, rễ bạch mao, mã đề, cây bông bạc. Mỗi thứ một ít lượng bằng nhau. Dùng thuốc theo hình thức sắc uống.

Cây Đa Lông - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 11
Điều trị bệnh sỏi thận

6. Trị chứng phù thũng

Dùng lá cây đa lông, rễ tất bát, xa tiền, rễ cà vạnh, rễ cây quýt gai, rễ cây sưng (hoàng lực). Mỗi loại chuẩn bị 10 – 30g. Tất cả thái nhỏ, phơi 2- 3 nắng cho khô. Bỏ vào ấm sắc uống 2 lần, mỗi ngày dùng 1 thang.

7. Điều trị bệnh đau dạ dày

Vỏ thân cây phơi khô, sao vàng. Sắc lấy nước đặc uống hàng ngày.

8. Bài thuốc điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi, nhức đầu, chảy nhiều nước mũi trong

– Cách 1:

Kết hợp búp đa lông với hoa cây nhót tây với liều lượng bằng nhau. Cả hai đem phơi khô rồi nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy 8g uống với nước đun sôi để nguội. Ngày dùng thuốc đều đặn 2 lần giúp giảm đau đầu, sổ mũi, cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm xoang, viêm mũi.

– Cách 2:

Dùng búp cây đa lông và thương nhĩ tử mỗi vị 20g, rễ cây dâu còn tươi 40g, cẩu vĩ trùng (vòi voi) 15g. Trước tiên đem búp lá đa lông và cẩu vĩ trùng sao vàng. Sắc mỗi ngày 1 thang chia làm 2 -3 lần uống. Thời điểm dùng thuốc thích hợp là sau các bữa ăn.

– Cách 3:

Dùng 9g lá đa lông, 9g bách chiểu, 9g thương nhĩ tử, 4g bạc hà. Tất cả dùng dạng khô, tán nhuyễn rây lấy bột mịn. Mỗi lần uống 3g x 2-3 lần trong ngày.

9. Chữa bí tiểu, tiểu tiện ra dưỡng chấp

Dùng 20g tua rễ cây đa lông, 15g cây thủy long, 15g tì giải. Sắc uống mỗi ngày 1 thang giúp thông tiểu.

Xem thêm:Cây Thiên Lý là cây gì? Đặc điểm thế nào? Tác dụng ra sao với sức khỏe?

Cách trồng và chăm sóc cây đa lông

Điều kiện sinh thái của cây đa

Ánh sáng: Cây đa thích điều kiện nhiều ánh sáng. Chúng phát triển mạnh mẽ nơi đủ sáng và nếu trồng nơi thiếu sáng cây không caovaf lá thẫm màu hơn.

Nhiệt độ và độ ẩm: Cây đa thích nhiệt độ không quá lạnh, thường từ 24-32 độ là hợp lý. Độ ẩm cao cây sẽ phát triển mạnh.

Xem thêm:  Bá Tử Nhân có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Đất trồng đa; Cây đa có thể trồng được trên nhiều loại đất từ đất thịt, đất mùn cho tới đất bị nhiễm mặn cây cũng phát triển xanh tốt.

Cây Đa Lông - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 12
Cách trồng và chăm sóc cây đa lông

Chăm sóc cây đa

Khi trồng bạn tiến hành trồng với loại đất bao gồm đất thịt, than bùn và cát to. Đa sinh trưởng nhanh và mạnh nên cứ 2 năm thay chậu một lần cho cây vào cuối mùa xuân.

Cây đa dễ trồng không mất quá nhiều công chăm sóc. Sau khi trồng trong đất một thời gian cây phát triển cao khoảng mét rưỡi bạn tiến hành tỉa thưa cây để trồng. Do là cây cổ thụ nên trồng mật độ khoảng cách nên rộng rãi. Thời tiết khắc nghiệt cây cũng sinh trưởng và phát triển được. Cây đa trồng cảnh có thể sống được gần như hoàn toàn trong nước.

Định kì hàng năm cắt tỉa cho cây đa. Khi còn bé thân cây khá dễ uốn và tạo dáng. Bạn có thể dùng kìm và dây cuốn để tạo dáng cho cây. Khi cây đã tạo được dáng cố định bạn tiến hành dùng kéo tỉa bớt lá khô héo, lá già chỉ để lại lá cây xanh tốt để nuôi.

Bón phân cho cây

Trong thời gian sinh trưởng bạn tiến hành bón phân cho cây sau khoảng 20 ngày từ mùa xuân tới mùa thu. Các cây lớn hơn thì định kì 2 tháng bón cho cây một lần. Phân có thể là phân chuồng hoai mục, phân NPK hòa vào nước tưới quanh gốc cây.

Tuy sinh trưởng mạnh mẽ nhưng cây đa cũng khá nhạy cảm với điều kiện thay đổi về nhiệt độ. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột cây có thể bị rụng lá và phát triển kém. Vào mùa đông bạn cần chuyển cây ra nơi ấm áp có nhiều ánh sáng để cây không bị lạnh. Tưới nước định kì để cây điều hòa nhiệt độ được tốt hơn.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Đa Lông do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Đa Lông là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Xem thêm: Cây Hoàn Ngọc là cây gì? Đặc điểm tác dụng ra sao với sức khỏe con người?

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cây Đa Lông:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Đa Lông. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cây Đa Lông, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Liên hệ ngay Thuoc Nam Trieu Hoa để được tư vấn chi tiết!

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cây Đa Lông Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987