Cây Lá Gai là cây gì? Có đặc điểm gì và tác dụng làm thuốc như thế nào?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Lá Gai – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cây Lá Gai – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây Lá Gai là loại cây quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ là nguyên liệu không thể thiếu trong các món bánh mà còn thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng an thai, lợi tiểu, an thần, cầm máu… rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

Giới thiệu cây lá gai

Cây Lá Gai - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 7

Giới thiệu cây lá gai

  • Tên gọi khác: Tầm ma, Gai tuyến, Trữ ma…
  • Tên cây theo khoa học: Boehmeria nivea (L) Gaud, (Urtica nivea L).
  • Thuộc họ: Thuộc họ Gai (Urticaceae).

Củ gai (Radix Boehmeriae) là rễ phơi hay sấy khô của cây lá gai.

Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Cây lá gai là loài ưa ẩm, có nguồn gốc ở Ấn Độ, sau đó được di thực và trồng ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Nhật bản, Triều Tiên… Ở nước ta, cây mọc hoang và thường được trồng ở vùng trung du và đồng bằng để lấy sợi đan, dệt lưới, làm giấy in bạc rất bền, hoặc lấy lá làm bánh gai, lấy củ làm thuốc.

Lá và rễ có thể thu hái quanh năm nhưng nếu dùng rễ, nên thu hái vào mùa thu – đông. Vì thời điểm này rễ phát triển mạnh và có phẩm chất tốt nhất. Sau khi đào rễ về, đem cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát rồi để nguyên hoặc thái mỏng đem phơi/sấy khô. Ngoài ra cũng có thể sử dụng dược liệu tươi.

Mô tả toàn cây

Cây Lá Gai - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 8
Mô tả toàn cây

Cây lá gai là loài thực vật sống lâu năm, thân cao khoảng 1,5 – 2m, thân cứng hóa gỗ ở gốc. Cành màu đỏ nhạt, phủ nhiều lông sát.

Xem thêm:  Rau Diếp Thơm Là Cây Gì? Có Làm Thuốc Được Không?

Lá mọc so le, có cuống, kích thước tương đối lớn, lá rộng 4 – 8cm, dài 7 – 15cm, phiến hình tim và mép có răng cưa. Mặt trên có màu lục sẫm, màu dưới có màu nhạt hơn do được phủ lông trắng.

Cụm hoa cùng gốc hay khác gốc, ngắn hơn lá, mọc ở kẽ lá, xếp thành chùy đơn ở hoa cái, hay hợp lại ở hoa cái và hoa đực. Hoa đực có 4 lá đài và 4 nhị, nhụy lép có dạng quả lê. Hoa cái có đài hợp thành 3 răng. Cụm hoa cái hình cầu, mang nhiều hoa, bao hoa màu lục nhạt, hình trứng có lông.

Quả bế mang đài tồn tại, hình lê, có nhiều lông.

Mùa hoa quả tháng 11 – 1.

Bộ phận làm thuốc – bào chế

Rễ (Trữ ma căn) và lá của cây gai được sử dụng để làm thuốc. Trong khi đó, lá còn được sử dụng để làm bánh (bánh gai, bánh ít).

Sau khi thu hái về, người ta sẽ mang đi rửa sạch, sau đó mang đi phơi hoặc sấy khô. Nếu dùng làm bánh thì chỉ cần rửa sạch rồi mang đi phơi cho ráo nước rồi sử dụng. Còn phần rễ thu hái về rửa sạch và cắt bỏ rễ con. Rồi mang đi cắt lát mỏng hoặc để nguyên rồi phơi hoặc sấy khô và bảo quản sử dụng.

Dược liệu: Rễ hình trụ thường cong queo dài 5 – 10cm, đường kính 0,5 – 1,5cm. Mặt ngoài nâu sẫm, có những nếp nhăn dọc và sẹo của rễ con. Dễ bẻ, vết bẻ màu vàng có xơ, không mùi, vị nhạt.

Cách bảo quản thế nào? cây lá gai

Cách bảo quản thế nào? vị thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt…

Xem thêm: Cây Dướng Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Các thành phần hóa học của cây – tác dụng

Cây Lá Gai - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 9
Các thành phần hóa học của cây – tác dụng

Các thành phần hóa học của cây

Rễ gai chứa acid clorogenic, acid protocatechic, acid cafeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin. Ngoài ra, còn chứa beta-sitosterol, daucosterol và một số polysaccharide, peptid…

  • Axit clorogenic là một tannin, do sự kết hợp của axit cafeitanic và axid quinic.
  • Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy trong rễ của cây lá gai có chứa hàm lượng lớn chất flavonoid rutin – chất chống oxy hóa tế bào, ngăn chặn tác nhân gây hại cho cơ thể.
  • Phần hạt giàu chất béo và các axit tự do.

Ngoài ra, một nghiên cứu tìm ra: trong 100g cây gai có chứa:

Nước; protein 85,3g; chất béo 0,5g; carbohydrates 5,4g; chất xơ 3,1g; tro 2g; vitamin A (beta caroten) 1,15 mg; B1 (thiamine) 0,2 mg; 0,39mg vitamin B5; 0,3mg pyridoxine; 0,1mg folic acid; 30mcg vitamin C; 333mg vitamin E; 0,8mg vitamin K; 498,6mcg biotin; 0,5mcg choline; 17,4mg kali; 334mg canxi; 481mg magiê; 57mg sodium; 80mg photpho; 71mg chlorine; 150mg sắt; 1,64mg mangan; 779mg đồng; 76 mcg selenium; 0,3mg kẽm…

Xem thêm: Cây Sa Nhân Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Y học hiện đại

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Axit chlorogenic (một loại tanin): ít độc, có tác dụng ức chế vi trùng và diệt nấm, tăng cường hiệu lực của adrenalin, thông tiểu tiện. Vì vậy, sử dụng lá gai để làm bánh có thể giúp bảo quản bánh được lâu ngày. Ngoài ra, chất này có có tác dụng chống oxy hóa cao gấp 10 lần so với vitamin E, từ đó ngăn chặn tình trạng cao huyết áp, xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.
  • Thuốc có tác dụng kích thích bài tiết mật và thông tiểu, khả năng ức chế tác dụng của pepsin, trypsin.
  • Trên thí nghiệm của chuột, dịch chiết bằng cồn từ cây lá gai trên ống nghiệm có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu, giảm hiện tượng xuất huyết một cách rõ rệt.
  • Muối ammonium của acid cafeic làm rút ngắn thời gian đông máu, ức chế tác dụng tụ cầu khuẩn vàng.
  • Nhân dân làm thuốc an thai hoặc làm thuốc chữa sa dạ con.
Xem thêm:  Bạch Cập là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Y học cổ truyền

Vị ngọt, tính hàn, không có độc.

Quy vào kinh Tâm, Can và Bàng quang.

Công dụng:

  • Rễ (củ gai): cầm máu, giải độc, thanh nhiệt, giải độc, an thai, lương huyết (làm mát).
  • Lá: cầm máu, giảm đau, tán ứ trệ, lương huyết.
  • Vỏ cành và thân: thanh nhiệt, trừ phiền, lợi tiểu, tán ứ, cầm máu.
  • Ngoài ra, một số nơi còn dùng hoa để chữa bệnh sởi.

Xem thêm: Cây Trường Sinh Thảo là cây gì? Đặc điểm như thế nào? Tác dụng ra sao?

Cách dùng và liều dùng

Cây Lá Gai - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 10
Cách dùng và liều dùng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu theo nhiều cách khác nhau. Cây lá gai được sử dụng ở dạng sắc, thuốc viên và hoàn tán với liều dùng 12 – 20g. Ngoài ra, có thể sử dụng ở dạng giã đắp hoặc đun lấy nước ngâm rửa.

Dùng an thai chỉ uống 2 – 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa.

Kiêng kỵ:

  • Cây lá gai có thể gây ngứa khi dùng tươi nhưng khi luộc chín hoặc nấu canh, thảo dược không còn ngứa và có thể dùng ăn như một loại rau.
  • Cây không có độc nhưng có tính hàn. Vì vậy, tránh sử dụng bài thuốc này cho người có thể trạng hư hàn hoặc sử dụng trong thời gian dài.

Xem thêm: Cây Tỏi Độc là cây gì? Đặc điểm nhận dạng và tác dụng của loại cây này

Một số bài thuốc kinh nghiệm từ cây lá gai

Cây Lá Gai - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 11
Một số bài thuốc kinh nghiệm từ cây lá gai

Hỗ trợ an thai

  • Đem rễ cây mới hái hoặc 30g rễ khô sắc với 600ml nước, khi nước cô lại còn 200ml thì tắt bếp, chia uống 3 lần trong ngày. Thông thường, chỉ sau 1 – 2 ngày, bài thuốc sẽ phát huy công dụng rõ rệt.
  • Rễ gai 8g, mầm cây mía 10g, Ích mẫu 6g, Hương phụ 4g, Sa nhân 4g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống 1 lần trong ngày.
  • Rễ gai 20g tươi, 100g gạo nếp, 10 quả hồng táo đem nấu thành cháo, thêm chút gia vị, ăn 2 – 3 lần trong ngày.

Hỗ trợ lợi tiểu

Rễ và lá gai còn là thuốc lợi tiểu. Dùng 10 – 30g mỗi ngày sắc nước uống.

Hỗ trợ cầm máu

Dùng lá gai tươi, rửa sạch và để ráo dược liệu. Sau đó giã nát lá gai, đắp vào vết thương khô sạch và cố định lại.

Hỗ trợ giấc ngủ

Lá gai phối hợp với lá Vông, Lạc tiên, Trinh nữ, Rau má, nấu thành cao pha đường uống, làm thuốc an thần, gây ngủ.

Cây Lá Gai - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 12
Cách trồng và chăm sóc Cây Lá Gai

Dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Xem thêm:  Cây Quýt Gai Là Cây Gì? Trông Như Thế Nào? Tác Dụng Chữa Bệnh Gì Không?

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây gai. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Đất trồng cây gai phải giàu mùn, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước và giữa ẩm tốt… Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Đào hố sâu 10 – 15cm, rộng 20 x 20cm. Hố cách hố 25cm.

Chọn giống và trồng cây

Cây gai thường được nhân giống bằng thân. Phần thân cây lá gai dùng làm nhân giống không nên quá non mà cũng không cần quá già là được. Cắt hom lá gai dài từ 10 – 15cm, cắm vào bầu ươm và thường xuyên tưới nước giữ ẩm.

Khi cây con trong vườn ươm đã cao 15 – 20cm thì có thể đem ra trồng trên đất đã chuần bị trước. Mỗi hố trồng 2 cây để phòng có nhiều cây bị thối gốc phải loại bỏ bớt cây.

Khi đã trồng xong cần lấp một lớp đất mỏng ngay miệng bầu ươm. Nếu bầu ươm là nilon không hủy thông thường bán trên thị trường thì cần dùng dao nhỏ rạch bỏ vỏ bầu trước khi trồng. Nếu dùng vỏ bầu là nilon tự hủy thì có thể đưa cả bầu xuống hố. Sau vài ba tháng khi rễ phát triển, vỏ bầu tự phân hủy, cho rễ phát triển ra ngoài vỏ bầu.

Chăm sóc

Vào mùa khô, ngày tưới nước 1 lần cho cây. Tới mùa mưa chú ý công tác thoát nước để tránh việc cây bị thối, úng. Trong giai đoạn cây còn nhỏ, chú ý làm cỏ, vun xới kết hợp bón thúc cho cây gai phát triển thuận lợi.

Sau khi trồng cây gai khoảng 20 ngày, bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế, phân gà… Sau đó, cứ khoảng 1 tháng lại bón 1 lần cho cây gai.

Trong quá trình chăm sóc cây gai cần phát quang cỏ mọc xung quanh để đảm bảo cây gai có đủ không gian xòe tán, không bị thiếu ánh nắng để cây phát triển nhanh nhất có thể.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Lá Gai do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Lá Gai là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cây Lá Gai – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Lá Gai – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cây Lá Gai – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm: Cây Tỏi Độc là cây gì? Đặc điểm nhận dạng và tác dụng của loại cây này

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cây Lá Gai là cây gì? Có đặc điểm gì và tác dụng làm thuốc như thế nào?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Sách cây thuốc người Dao Ba Vì

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

ZALO HN
ZALO HCM
HCM: 0385.034.610
HN: 0981.025.987