Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Mơ Tam Thể, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Cây Mơ Tam Thể được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Cây Mơ Tam Thể là một loại dây deo thường mọc hoang hoặc được trồng ở các bờ rào. Cây mơ tam thể có thể dùng để ăn sống hoặc dùng làm dược liệu chữa được rất nhiều bệnh. Dưới đây là những thông tin liên quan đến Cây Mơ Tam Thể, mời các bạn tham khảo.
Tên gọi, chủng loại
Tên gọi khác: mơ lông, mở leo, mơ tròn, ngưu bì đồng, bổ thượng, hoàng, dắm chó, mẫu cấu đằng, ngũ hương đằng.
Tên cây theo khoa học: Paederia lanuginosa.
Thuộc họ: thuộc họ cà phê có họ khoa học là Rubiaceae.
Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây mơ tam thể là một loại dây leo có thân cuốn, sống nhiều năm. Thân non hơi dẹt, có màu xanh hoặc tím đỏ.
Lá cây mơ tam thể có hình bầu dục hoặc hình giống quả trứng, chiều dài khoảng 5 – 10cm, chiều rộng lá từ 2 -4cm. Má có gốc hình tim, mặt dưới có màu tím đỏ, có lông mịn, mặt trên của lá có màu xanh, cuống lá dài từ 2 -6cm.
Hoa mọc thành từng cụm ở ngọn và nách lá, có màu trắng pha tím nhạt. Quả cây tam mỡ có hình cầu, màu nâu bóng.
Toàn bộ thân cây mơ tam thể đều có lông mềm, tập trung nhiều nhất ở thân, cành và lá non.
Cây phân bố ở đâu?
Cây mơ tam thể phân bố ở khắp các tỉnh thành của nước ta. Chúng thường mọc hoang hoặc được trồng ở khu vực hàng rào mỗi gia đình, dùng để ăn, làm gia vị hoặc chữa bệnh.
Xem thêm: Bèo Cái Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?
Bộ phận sử dụng chủ yếu, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận sử dụng chủ yếu: lá mơ tam thể.
Thu hái: Lá mơ tam thể được thu hái quanh năm mỗi khi dùng đến, lá tươi tốt nhất là vào mùa xuân.
Chế biến: lá sau khi hái vào được đem đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất, sau đó ăn trực tiếp lá tươi hoặc chế biến tùy món.
Các thành phần hóa học của cây
Trong thành phần của cây mơ tam thể chứa một tinh dầu rất nặng mùi có tên là disulfua carbon, alcaloid và paederin. Ngoài ra, mơ tam thể có mùi hơi thối là do hoạt chất methylmercaptan.
Cây mơ tam thể còn chứa nhiều axit amin như argenin, histidin, lysin, tyrosin, tryptophan, phenylalanin, cystein, methionin, threonin và valin.
Một số thành phần khác có trong cây mơ tam thể như caroten và vitamin C.
Xem thêm: Cây Ô Rô là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng
Tính vị thế nào?
Cây mơ tam thể có vị hơi đắng, mặn, có mùi hôi và tính mát.
Tác dụng ra sao? dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Một hoạt chất hữu cơ có hoạt tính sinh lý cao với cơ thể và hệ thần kinh có tên là paederin được tìm thấy trong lá mơ và tinh dầu của lá mơ có tác dụng chống viêm và điều trị ho hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền
Cây mơ tam thể có công dụng khu phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích tệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng. Thường được đùng để chữa trị các bệnh như:
- Chữa kiết lỵ.
- Viêm đại tràng, tăng cường tiêu hóa.
- Tẩy giun kim, giun đũa.
Liều dùng, cách dùng
Tùy vào tình trạng bệnh mà sử dụng với liều lượng cụ thể. Lá mơ có thể được sử dụng để ăn tươi, giã lấy nước uống hoặc nấu cùng một số nguyên liệu khác.
Xem thêm: Cây Bìm Bịp (cây xương khỉ) Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?
Bài thuốc sử dụng cây mơ tam thể
Chữa ho gà
Lá mơ tam thể 150g, bách bộ 250g, cỏ mần trầu 250g, rễ chanh 250g, cỏ nhọ nồi 250g, rau má 259g, cam thảo dây 150g, trần bì 100g, gừng 50g, gừng 50g, đường kính vừa đủ. Cho tất cả các dược liệu sắc cùng với 6 lít nước. Đến khi nước còn lại khoảng 1 lít thì chia ra uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
Chống co giật
Giã nát 15 -60g lá mơ tam thể tươi, thêm 1 bát nước ấm và một ít nước lọc để vắt lấy nước uống trước bữa tối.
Viêm tai ở trẻ nhỏ
Hái lá mơ tươi đem rửa sạch, hơ qua lửa cho nóng sau đó vò lá nhét vào tai bị đau để qua đêm.
Trị kiết lỵ
Trường hợp mới bị kiết lỵ: hái một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen đem đi rửa sạch, sau đó nhúng sơ qua nước sôi rồi để cho ráo nước. Giã nát hai loại lá này để vắt lấy nước cốt mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
Trường hợp bị lỵ lâu ngày: hái một nắm lá mơ tam thể tươi, lau cho thật sạch rồi thái nhỏ, đập một quả trứng gà vào trộn đều sau đó đem đi bọc lá chuối nướng hoặc rang khô trên chảo.
Ngoài ra, bạn có thể lấy khoảng 20g lá mơ tam thể, cỏ phượng vĩ 20g, hạt cau, 20g, cỏ sữa lá nhỏ 100g, rau sam 100g đem đi sắc nước uống mỗi ngày, chia làm 3 lần uống.
Trị giun
Hái 50g lá mơ tam thể đem đi giã nát để vắt lấy nước, cho 1 ít muối vào nước cốt để uống buổi sáng sẽ thấy rất hiệu nghiệm.
Đau dạ dày
Giã 20 – 30g lá mơ tam thể để vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày.
Đau nhức xương khớp
Lấy 30 – 60g lá mơ tam thể đem ngâm với rượu để xoa bóp và uống
Xem thêm: Cam Thảo Đất Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?
Lưu ý khi sử dụng cây mơ tam thể
Lá mơ nên được rửa thật sạch trước khi sử dụng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và tạp chất.
Với rượu ngâm từ lá mơ chỉ nên sử dụng mỗi ngày 1 ít, không lạm dụng quá nhiều.
Thời vụ trồng cây mơ tam thế
Cây mơ tam thế thuộc giống cây khá khỏe, có sức sống mạnh mẽ. Trồng mơ có thể trồng quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất để loại cây này phát triển nhanh là vào vụ Đông Xuân. Và thường được trồng bằng đoạn dây bánh tẻ chỉ dài từ 30 – 50cm.
Đất trồng cây mơ tam thế
Một đặc điểm khá thuận lợi cho người muốn trồng cây mơ tam thế đó là có thể thích hợp ở nhiều loại đất khác nhau. Để cây nhanh phát triển chi cần bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Về điều kiện ánh sáng và nhiệt độ thì do cây này mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Cây ưa sáng và cần có giá thể để leo cuốn. Khả năng đẻ nhánh khá tốt.
Rau mơ tam thế chủ yếu được trồng từ hom. Hom được lấy từ hom thân già hoặc bánh tẻ. Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt hom, chiều dài hom từ 30-40cm và ít nhất trên mỗi hom có từ 3-5 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống. Luống giâm bằng cát ẩm với độ ẩm vừa phải và có mái che mưa nắng. Sau khi giâm thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đến khi hom giâm có rễ ổn định thì đem trồng hoặc cũng có thể cắt hom xong tiến hành trồng ngay nếu thời tiết thuận lợi.
Chăm sóc
Thời gian đầu mới trồng nên tưới nước ngày ít nhất 1 lần để hom có thể nảy mầm và phát triển. Sau đó khoảng 1 tháng việc tưới nước thưa dần chỉ khoảng 1 tuần/lần. Vì cây mơ tam thế là dạng leo nên khi cây cao khoảng 30cm nên làm giàn giúp cây leo khỏe, mọc nhiều nhánh và phát triển đồng đều. Bạn cũng có thể cho rau mơ leo vào hàng rào hoặc những cây thân gỗ có sẵn.
Thường xuyên làm sạch cỏ, vun xới để đảm bảo cho đất luôn tơi xốp. Sau khi trồng rau mơ được khoảng 20 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Sau đó khoảng 1 – 2 tháng mới phải bón đợt tiếp theo.
Thu hoạch
Nếu chăm sóc tốt, khoảng 1,5 tháng sau khi trồng là rau mơ sẽ cho thu hoạch. Khi đó bạn có thể hái lá dùng dần và cho ăn quanh năm không hết.
Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Mơ Tam Thể do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Cây Mơ Tam Thể:
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Mơ Tam Thể. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Cây Mơ Tam Thể, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.