Cây Tắc Kè Đá là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Tắc Kè Đá, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cây Tắc Kè Đá được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Từ rất lâu rồi người dân ta đã biết dùng tắc kè đá để điều trị bệnh. Hầu như nó được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị gân cốt. Và đều mang lại kết quả đáng chú ý. Chính vì thế mà đến tận ngày nay nhiều người vẫn ưa thích dùng tắc kè đá để chữa bệnh. Một phần vì nó an toàn. Một phần khác nó cũng hạn chế được các tác dụng phụ mà các loại thuốc Tây y mang lại.

Đương nhiên là công dụng của tắc kè đá không chỉ tốt cho việc mạnh xương khớp rồi. Nó còn có nhiều công dụng khác. Chỉ là ít người biết đến hơn mà thôi. Và để giúp các bạn khái quát được hết công dụng của Cây Tắc Kè Đá, cũng như những điều thú vị về loại thảo dược này.

Cây Tắc Kè Đá - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 6
Tổng quan về Cây Tắc Kè Đá
  • Tên gọi khác: Tổ rồng, Tổ phượng, Cốt toái bổ, Bổ cốt toái.
  • Tên cây theo khoa học: Drynaria bonii Christ
  • Tên dược: Rhizoma Drynariae
  • Thuộc họ: Dương xỉ (danh pháp khoa học: Polypodiaceae)

Tắc kè đá là loài thực vật sống phụ sinh trên đá hoặc những thân gỗ lớn. Thân rễ có dạng mầm và được phủ vảy màu vàng bóng.

Cây có 2 dạng lá, lá thường dài 25 – 45cm, phiến lá màu xanh, lá xẻ thùy lông chim, mỗi lá gồm có 3 – 7 cặp lông chim, cuống dài 10 – 20cm. Lá hứng mùn có hình trái xoan, thường khô, có màu nâu và ôm lấy thân. Mặt dưới lá có các túi bào tử nằm rải rác không đều.

Thân rễ của cây tắc kè đá được thu hoạch để làm thuốc.

Cây mọc hoang ở dọc suối, núi đá và trên những thân cây gỗ, tập trung nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Đồng Nai, An Giang, Quảng Trị và Lâm Đồng. Ngoài ra cây tắc kè đá cũng mọc nhiều ở Lào và Campuchia.

Thu hái thân rễ gần như quanh năm nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là vào tháng 4 – 9 hằng năm.

Sau khi thu hoạch, đem cạo bỏ lông, sau đó thái miếng nhỏ và đem phơi khô. Khi dùng đem đốt nhẹ cho cháy hết lông phủ bên ngoài, đem thân rễ ủ cho mềm rồi tiếp tục tẩm mật và sao vàng.

Nơi khô ráo và thoáng mát.

Trong dược liệu có chứa 25 – 34.89% tinh bột.

Xem thêm: Cây Đơn Lá Đỏ là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Vị thuốc tắc kè đá

Cây Tắc Kè Đá - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 7
Vị thuốc tắc kè đá

 

Vị hơi đắng, tính ấm.

Quy vào kinh Thận và Can.

Tác dụng ra sao? chính của cây tắc kè đá là mạnh gân cốt, bổ thận, tán ứ và hoạt huyết

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Dược liệu có tác dụng an thần, giảm đau, giảm lipid máu.
  • Tăng khả năng hấp thu phốt pho và canxi từ đó giúp xương gãy mau liền.
Xem thêm:  Cỏ Gà là cây gì? Tác dụng làm thuốc được không? Đặc điểm như thế nào?

– Tác dụng ra sao? của cây tắc kè đá theo Đông y:

  • Tác dụng ra sao?: Tán ứ, hoạt huyết, tiếp cốt, bổ thận.
  • Chủ trị: Đau nhức xương khớp, đau răng do thận hư, suy nhược thần kinh, ứ huyết do chấn thương.

Cây tắc kè đá được sử dụng ở dạng ngâm và thuốc sắc là chủ yếu với liều 6 – 12g/ ngày. Ngoài ra nhân dân còn sử dụng dược liệu tươi để điều trị chứng đau nhức do chấn thương.

Xem thêm: Cây Mơ Tam Thể Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bài thuốc chữa bệnh từ tắc kè đá – tổ rồng

Cây Tắc Kè Đá - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 8
Bài thuốc chữa bệnh từ tắc kè đá – tổ rồng

1. Bài thuốc chữa thận hư gây đau lưng và ù tai

  • Chuẩn bị: Bầu dục lợn 1 cái và tắc kè đá (tán bột) 4 – 6g.
  • Thực hiện: Đem cho thuốc bột vào bên trong bầu dục lớn, sau đó hấp cách thủy và nướng chín. Mỗi ngày ăn 1 quả, ăn cách ngày.

2. Bài thuốc trị thận hư gây nhức mỏi xương khớp, đau nhức lưng, gối mỏi

  • Chuẩn bị: Tỳ giải, tắc kè đá và đỗ trọng mỗi vị 16g, hoài sơn và cẩu tích mỗi vị 20g, thỏ ty tử, rễ cỏ xước, rễ gối hạc, dây đau xương mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc với 550ml nước còn lại 200ml và chia thành 2 lần uống trong ngày. Liệu trình kéo dài 10 ngày, thực hiện từ 3 – 5 liệu trình để nhận thấy cải thiện rõ rệt.

3. Bài thuốc trị thận hư gây đau răng, chảy máu chân răng và răng lung lay

  • Chuẩn bị: Tắc kè đá 16g.
  • Thực hiện: Đem giã nhỏ, sao cháy đen sau đó tán thành bột mịn và xát vào vùng lợi sưng đau, chảy máu. Nên thực hiện sau khi đã vệ sinh răng, áp dụng 2 lần/ ngày (sáng – tối) sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

4. Bài thuốc uống giúp bồi bổ thận và chắc răng

  • Chuẩn bị: Sơn thù, bạch linh, đơn bì, trạch tả, sơn dược mỗi vị 12g, tế tân 2.4g, tắc kè đá và thục địa mỗi vị 16g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 700ml nước còn lại 250ml, sau đó chia nước sắc thành 2 lần uống. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 10 ngày là kết thúc liệu trình.

5. Bài thuốc trị người ê ẩm do té ngã

  • Chuẩn bị: Lá sen tươi, trắc bá tươi và sinh địa mỗi vị 10g, tắc kè đá 15g.
  • Thực hiện: Sắc với 500ml nước còn lại 200ml. Mỗi lần dùng 100ml, ngày dùng 2 lần. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 5 ngày.

6. Bài thuốc chữa tụ máu, bong gân do chấn thương

  • Chuẩn bị: Cây tắc kè đá tươi.
  • Thực hiện: Loại bỏ lá khô và lông tơ, sau đó rửa sạch, giã nhỏ và gói vào lá chuối đem nướng cho mềm. Dùng dược liệu đắp lên chỗ đau nhức và bó lại. Thay thuốc nhiều lần trong ngày cho đến khi máu tan và gân hồi phục hoàn toàn.

Xem thêm: Cây Bạc Thau Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

7. Bài thuốc trị thấp khớp mạn thể nhiệt

  • Chuẩn bị: Cam thảo 4g, thạch cao, đan sâm, tắc kè đá, thổ phục linh, rau má, kê huyết đằng, thiên hoa phấn, độc hoạt, uy linh tiên, khương hoạt, sinh địa và hy thiêm mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.

8. Bài thuốc trị đau nhức do phong thấp

  • Chuẩn bị: Rễ chiên chiến, bạch hoa xà mỗi vị 10g, vỏ chân chim 100g, tắc kè đá 40g, rễ bưởi bung, xích đồng nam, cỏ xước, bạch đồng nữ, ô dược và tiền hồ mỗi vị 40g, rễ rung rúc 80g, rễ gắm 120g.
  • Thực hiện: Nấu dược liệu thành cao đặc, sau đó ngâm với 2 lít rượu trắng 40 độ trong vòng 3 ngày. Lọc lấy dịch trong, ngày dùng 2 lần mỗi lần khoảng 30ml.
Xem thêm:  Cà Dại Hoa Tím Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

9. Bài thuốc giúp bồi bổ khí huyết và gân xương, sử dụng trong điều trị và phòng ngừa loãng xương, suy nhược cơ thể, gãy nứt xương

  • Chuẩn bị: Ba kích, đảng sâm và củ mài mỗi vị 16g, mẫu lệ (vỏ hàu), cẩu tích, bạch truật, tục đoạn, hoàng kỳ, tắc kè đá và đương quy mỗi vị 12g, thiên kiên kiện 10g.
  • Thực hiện: Nấu cao lỏng uống hoặc sắc uống, ngày dùng 1 thang.

10. Bài thuốc trị gãy xương kín và chấn thương phần mềm

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị đương quy, tắc kè đá, địa miết trùng, huyết kiệt, nhũ hương, bằng sa, đại hoàng, một dược, đồng tự nhiên và Vaseline các vị bằng lượng nhau. Sau đó tán dược liệu thành bột mịn rồi trộn với Vaseline và thoa lên chỗ đau nhức. Sử dụng thường xuyên giúp liền xương nhanh chóng.
  • Bài thuốc 2: Lá sen tươi, quả bồ kết tươi, tắc kè đá và lá trắc bá diệp tươi mỗi vị 12g. Đem dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g hãm với nước sôi uống. Ngày dùng 2 lần cho đến khi xương liền hoàn toàn.

11. Bài thuốc trị nhiễm độc Streptomycin

  • Chuẩn bị: Cây tắc kè đá 20g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

12. Bài thuốc trị bong gân, gãy xương kín, chân tay sưng đau

  • Chuẩn bị: Mộc hương 8g, chích một dược, huyết kiệt, chích nhũ hương, hồng hoa, đồng tự nhiên, đương quy, tắc kè đá, tục đoạn và thổ miết trùng mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, sau đó dùng 12g uống với nước sôi nguội, ngày dùng 2 – 3 lần. Ngoài ra dùng thêm thuốc bột hòa với giấm rượu và đắp ở bên ngoài.

13. Bài thuốc trị chứng còi xương ở trẻ nhỏ, lưng gối mỏi và chân tay tê yếu ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: Rượu tốt 1 lít, đỗ trọng, tắc kè đá và thiên kiên kiện mỗi vị 10g, cao hổ cốt 4 – 6g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu ngâm với rượu trong vòng 10 – 15 ngày. Mỗi lần uống 10 – 15ml trước khi ăn, ngày dùng 2 lần.

Xem thêm: Cà Cuống là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Những lưu ý khi dùng cây tắc kè đá chữa bệnh

Có thể nói công dụng của tắc kè đá có rất nhiều. Cứ nhìn vào bảng công dụng của nó thì biết. Hầu như các bài thuốc từ tắc kè đá đều cực kỳ hữu hiệu đối với người bị các bệnh về gân xương. Cũng chính vì thế mà nhiều người còn hay dùng nó thường xuyên để tăng độ dẻo dai cho gân cốt. Nếu dùng đúng thì không sao. Nhưng dùng sai thì lại là vấn đề khác. Vì thực tế đúng là có nhiều người dùng tắc kè đá cho kết quả tốt. Lại cũng có người dùng lại mang họa vào thân.

Chính vì thế khi dùng bạn cần đặc biệt chú ý những điều dưới đây. Để quá trình điều trị được thành công mỹ mãn. Đồng thời hạn chế được tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đi.

Cây Tắc Kè Đá - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 9
Những lưu ý khi dùng cây tắc kè đá chữa bệnh

Những người được khuyến khích nên dùng cây tắc kè đá chữa bệnh

Từ công dụng của cây tắc kè đá đã được nghiên cứu,có thể thấy được rằng đối tượng dùng được tắc kè đá cũng không quá nhiều. Nhưng cũng không phải là ít.

Chỉ cần bạn xác định được tình trạng bệnh của mình có nằm trong các trường hợp dưới đây không? Thì hoàn toàn có thể dùng được cây tắc kè đá để chữa bệnh. Sau đây là những trường hợp được khuyên nên dùng tắc kè đá để chữa bệnh. Vì nó mang lại hiệu quả rất tốt.

Xem thêm:  Nhựa Đào Là Gì? Đặc Điểm Nhận Dạng Và Công Dụng Cực Bạn Nên Biết

Người thận kém, chức năng thận không còn tốt. hay bị các chứng đau mỏi lưng, ù tai hay là điếc. Người thân kém bị đau răng, chảy máu chân răng, hôi miệng. hay kể cả người bị bong gân sưng tấy cho chấn thương.

Những người không dùng được tắc kè đá dưới bất cứ hình thức nào

Những người dưới đây nếu đang có ý định sử dụng tắc kè đá thì thật sự cẩn trọng. Nếu không muốn mang họa vào thân. Nếu hạn chế và không dùng được thì càng tốt.

Nhưng nếu trong trường hợp bất khả kháng cần dùng thì lại phải xin ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn nhất. Đồng thời cũng lên cho bạn pháp đồ điều trị thật sự thích hợp.

Những người gặp tình trạng âm hư hay huyết hư tốt nhất là không nên dùng tắc kè đá dưới bất cứ hình thức nào.
Người âm kém mà lại còn nóng trong hay là ứ máu thì cũng cần cẩn trọng.
Để điều trị mang lại hiệu quả tốt thì bạn nên chọn được tắc kè đá chất lượng. bằng không dùng dược liệu kém chất lượng thì chữa trị không có kết quả. mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nữa đấy!

Cùng với đó thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị cho an tâm.

Cây Tắc Kè Đá - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 10
Những người không dùng được tắc kè đá dưới bất cứ hình thức nào

Liều dùng tắc kè đá khuyến cáo

Rất nhiều người nhầm lẫn cho rằng tắc kè đá không có độc nên dùng bao nhiêu cũng được. Kể cả dùng không đúng mục đích cũng không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên đây là quan điểm chết người mà không ai hay biết.

Bởi dù là loại thảo dược có lành tính đến đâu mà dùng sai mục đích cũng đã là có hại rồi. Chưa kể còn dùng vô tội vạ thì làm sao cơ thể bạn chấp nhận được. Người không có bệnh dùng thuốc chữa bệnh có phải là phản tác dụng không? Chính vì thế nếu có dùng hãy nhớ dùng cho nó đúng nhé! Đúng từ bệnh cho đến liều dùng.

Liều dùng chúng mình đưa ra dưới đây được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Sau nhiều lần nghiên cứu. Tuy nhiên liều lượng này cũng sẽ có những thay đổi khác tùy theo độ tuổi cũng như tình trạng bệnh của bạn. Nhưng để tốt nhất hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp cho bản thân nhé!

người ta có thể nấu nước từ cốt toái bổ để uống. hay dùng để ngâm rượu uống cũng được. Nhưng dù là hình thức nào thì một ngày cũng chỉ nên dùng từ 6 đến 12g mà thôi.

Còn nếu dùng ngoài thì tùy tình trạng bệnh mà điều chỉnh sao cho thích hợp là được.

Xem thêm: Cải Củ là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

 

YouTube video

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cây Tắc Kè Đá:

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Tắc Kè Đá do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Tắc Kè Đá là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Tắc Kè Đá. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cây Tắc Kè Đá, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cây Tắc Kè Đá là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987