Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Thài Lài Trắng, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Cây Thài Lài Trắng được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Cây Thài Lài Trắng là loài cây thường mọc hoang. Theo Đông y, thài lài trắng dùng chữa sốt, khát nước, lợi tiểu tiện và nhiều công dụng khác đang được nghiên cứu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
- Tên gọi khác: Trai thường, Thài lài, Rau trai, Cỏ lài trắng, Rau trai trắng, Cỏ chân vịt,…
- Tên cây theo khoa học: Commelina communis
- Thuộc họ: Lài (danh pháp khoa học: Commelinaceae)
Thài lài trắng là thực vật thân cỏ, chiều cao trung bình từ 20 – 60cm, thân cây có lông tơ mềm. Thân phân thành nhiều nhánh, mọc rạp sát xuống đất, rễ dạng sợi. Lá có hình ngọn giáp, không cuống, chiều dày khoảng 4 – 9cm, rộng dưới 2cm.
Hoa mọc thành cụm, không có cuống, có màu xanh tím, thường mọc vào tháng 5 – 9. Quả nang, gần giống hình cầu, mỗi quả có 4 hạt, cây ra quả vào tháng 6 – 11 hằng năm.
Toàn cây thài lài trắng được thu hái làm dược liệu, còn được gọi là áp chích thảo.
Cây phân bố ở đâu? ở nước ta và các nước lân cận. Rau trai thường mọc ở những vùng đất ẩm ướt. Bên cạnh việc sử dụng làm dược liệu, rau trai còn được dùng để chế biến món ăn.
Thu hái quanh năm, khi hái về, đem lặt bỏ lá sâu, tạp chất, rửa sạch và dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Nơi khô thoáng, tránh nhiệt độ cao và nơi ẩm mốc.
Thảo dược có chứa dầu béo, commelinin, dolphin, awobanin, flavocommelin, cellulose, anthocyanin commelinin, β carbolin alkaloid, D. manitol,…
Xem thêm: Cây Thông Đất có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?
Vị thuốc thài lài trắng
Vị nhạt, hơi ngọt, tính hàn.
Chưa có nghiên cứu.
Theo y học hiện đại:
- Có tác dụng trị nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, viêm hầu họng, viêm ruột thừa, viêm hầu họng, viêm amidan, kiết lỵ, phù thũng,…
- Thảo dược này dùng ngoài có khả năng giải các chất độc do côn trùng như bò cạp, rắn rết. Đồng thời làm giảm đau sưng do mụn mủ, đầu gối sưng đau.
- Hoạt chất α – glucosidase trong dược liệu có khả năng chống tăng đường huyết.
- Thành phần acid p – hydroxycinnamic có khả năng kháng khuẩn.
- Cao chiết từ benzen trong cây có khả năng gây độc đối với các tế bào bạch cầu bị ung thư hóa.
- Hoạt chất D-mannitol có khả năng giảm ho.
Theo Đông y:
- Tác dụng ra sao? lợi thủy tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc, lương huyết.
Lài thài trắng được dùng trực tiếp hoặc sử dụng ở dạng thuốc sắc. Mỗi ngày dùng từ 30 – 40g.
Xem thêm: Cây Mơ Tam Thể Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?
Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc thài lài trắng
1. Bài thuốc chữa viêm amidan và viêm họng
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 30g rau trai tươi, đem sắc uống.
- Bài thuốc 2: Dùng 90 – 120g cây tươi, đem rửa sạch và giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
2. Bài thuốc trị viêm cầu thận cấp, tiểu ít và phù thũng
- Chuẩn bị: Mã đề 30g, cỏ xước 30g, thài lài trắng 30g.
- Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.
3. Bài thuốc chữa phù tim, viêm khớp và phong thấp
- Chuẩn bị: Đậu đỏ 40g và rau trai 40g.
- Thực hiện: Dùng nấu ăn, ăn cả cái lẫn nước.
4. Bài thuốc chữa rắn cắn
- Chuẩn bị: Rau trai tươi 16g.
- Thực hiện: Đem rau rửa sạch, nhai nuốt nước, dùng bã đắp lên vết cắn. Ngày thực hiện 1 – 2 lần để giải độc.
5. Bài thuốc chữa nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Chuẩn bị: Bồ công anh 30g, rau trai 30g và dâu tằm 30g.
- Thực hiện: Đem sắc uống cho đến khi khỏi.
6. Bài thuốc chữa quai bị
- Chuẩn bị: Rau trai tươi 60g.
- Thực hiện: Đem rau rửa sạch và sắc uống mỗi ngày. Dùng liên tục trong 4 – 6 ngày.
7. Bài thuốc trị thổ huyết
- Chuẩn bị: Thài lài trắng 90g.
- Thực hiện: Đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.
8. Bài thuốc trị yết hầu sưng đau
- Chuẩn bị: Rau trai tươi.
- Thực hiện: Đem rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, sau đó nhỏ vào họng, ngậm và nuốt từ từ.
9. Bài thuốc trị cao huyết áp
- Chuẩn bị: Hoa cây đậu tằm 12g và thài lài trắng tươi 90g.
- Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày, dùng thay cho trà.
10. Bài thuốc chữa phù thũng do suy tim
- Chuẩn bị: Xích tiểu đậu 50g và thài lài trắng 15g.
- Thực hiện: Đem sắc với 300ml, còn lại 100ml, chia đều thành 3 lần uống.
11. Bài thuốc trị kiết lỵ
- Chuẩn bị: Rau trai khô 10g.
- Thực hiện: Đem sắc uống, chia thành 3 lần dùng và uống hết trong ngày.
12. Bài thuốc trị viêm gan khiến da bị vàng
- Chuẩn bị: Thịt lợn nạc 60g và thài lài trắng tươi 120g.
- Thực hiện: Đem nấu canh, ăn đều đặn mỗi ngày. Có thể ăn 1 bữa trong ngày hoặc chia thành nhiều lần và ăn hết trong ngày.
13. Bài thuốc chữa ung nhọt sưng đau và đau khớp
- Chuẩn bị: 1 nắm rau trai tươi.
- Thực hiện: Giã nát, thêm rượu, trộn đều và đắp lên vùng đau nhức. Sau đó dùng băng quấn cố định, mỗi ngày thay 1 lần.
Xem thêm: Cây Dâu Da Xoan có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?
Những điều cần lưu ý khi dùng bài thuốc từ thài lài trắng
Dược liệu có tính hàn, vì vậy người có tỳ vị hư hàn không nên sử dụng hoặc chỉ dùng ở liều thấp.
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Cây Thài Lài Trắng:
Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Thài Lài Trắng do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Thài Lài Trắng là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Thài Lài Trắng. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Cây Thài Lài Trắng, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.
Xem thêm: Cây Nhân Sâm có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?