Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Trắc Bách Diệp, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Cây Trắc Bách Diệp được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Cây Trắc Bách Diệp là dược liệu được Đông y sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa chảy máu chân răng, băng huyết, rong kinh, mất ngủ… Cùng tìm hiểu sâu hơn về công dụng cũng như cách sử dụng vị thuốc này trong bài viết dưới đây.
Cây Trắc Bách Diệp còn được gọi là cây bá tử nhân, bách diệp, trắc bá , có tên khoa học Platycladus orientalis (L.) Franco thuộc Thuộc họ Hoàng đàn – Cupressaceae. Trắc bách diệp có nguồn gốc từ vùng Tây Bắc của Mỹ.
Trắc bá thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm, Cây có thể cao tới 8 m. Trắc bách diệp có hình dáng đặc biệ so với nhiều giống cây trồng khác do thân phân nhiều nhánh trên mặt thẳng đứng thành hình tháp tự nhiên. KHông phân tầng như tùng bách tán, không có các tán lá thông thường, trắc bách diệp một mình một kiểu trông giống cây kem.
Thân cây phân cành nhiều lớp .Vỏ thân cây trắc bá rõ các thớ và có màu nâu gỉ. Lá trắc bách diệp màu xanh tươi tắn, mọc đối ôm lấy thân,lá dẹp lạ mắt giống như những vảy nhỏ xếp chồng chéo lên nhau. Lá và gỗ chứa tinh dầu rất thơm. Hoa trắc bách diệp có màu xanh ngọc mọc thẳng đứng phía trên có một hoa màu xám, hình nón, thuôn dài khoảng 2,5cm. Nón trắc bách diệp hóa gỗ khi già , mỗi nón có có 6 – 8 vảy bắc bao phủ đi kèm với những hạt giống không có cánh. Hạt trắc bách diệp màu nâu sẫm ,hình trứng, không cạnh.
Bài thuốc sử dụng trắc bách diệp dược liệu
+ Điều trị bệnh viêm bàng quang cấp tính
- Thành phần: Trắc bách diệp, nghiệt bì, hạn liên thảo, củ kim cang, mộc thông ( mỗi vị 16g ), đỗ phụ, liên kiều, hòe hoa ( mỗi vị 12g).
- Cách sử dụng: Sắc kỹ lấy nước uống hết trong ngày. Qua ngày hôm sau thay thang thuốc mới.
+ Cầm máu
- Thành phần: 30 – 50g trắc bách diệp, dùng cả cành và lá
- Cách sử dụng: Đem nguyên liệu đã chuẩn bị sao vàng, cho vào ấm sắc với 1 lít nước. Chờ cho nước sôi, vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun ấm thuốc đến khi cạn còn một nửa. Chia uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.
+ Điều trị chứng thấp nhiệt bạch đới
- Thành phần: Lá trắc bách diệp, thương truật, dư dung, bách chiểu ( mỗi vị 12g), hương phụ và hoàng bá (mỗi vị 8g), hoàng liên (mỗi vị 4g).
- Cách sử dụng: Nghiền tất cả thành bột, sắc uống hoặc trộn chung với nước cháo làm hoàn.
+ Điều trị ho ra máu
Bài 1:
- Thành phần: Trắc bách diệp, ngải diệp ( mỗi vị 15g), can khương (6g)
- Cách sử dụng: Sao cây trắc bách diệp cho cháy đen, tương tự can khương cũng đem sao vàng. Tất cả sắc chung lấy nước đặc uống hàng ngày. Kiên trì dùng thuốc trong 5 – 7 ngày để trị dứt điểm chứng ho ra máu.
Bài 2:
- Thành phần: Lá cây hồng trúc 10g, lá trắc bách diệp 10g, lá cây trai đỏ ( thài lài tía) 10g, rễ cây rẻ quạt 10g.
- Cách sử dụng: Sắc uống tương tự như bài trên
+ Điều trị rụng tóc do mắc bệnh viêm da tiết bã
- Thành phần: 60g lá trắc bách diệp tươi, rượu trắng 40 độ
- Cách sử dụng: Ngâm lá trắc bách diệp với lượng rượu vừa đủ trong 7 ngày. Khi sử dụng chỉ cần lấy rượu thoa trực tiếp lên vùng da đầu bị bệnh giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng rụng tóc.
+ Chữa chảy máu cam:
- Thành phần: Lá trách bách diệp, lá ngải diệp, lá sen ( mỗi vị 15g), địa hoàng và ngó sen ( mỗi vị 8g).
- Cách sử dụng: Tất cả cho vào chảo sao vàng, cho vào ấm cùng 1 lít nước sắc đến khi cạn còn 1/2. Chia đều 2 phần uống vào buổi sáng và buổi tối liên tục trong 7 ngày.
+ Điều trị bệnh ho kéo dài
- Thành phần: Lá cây trắc bách diệp 10g, rễ cây tầm gửi sống ký sinh trên thân cây dâu 10g, rễ chanh 10g, rễ dâu 10g.
- Cách sử dụng: Dược liệu trắc bách diệp cùng các vị trên hợp thành một thang. Đem tất cả sao vàng rồi sắc nước uống với liệu trình 7 ngày liên tục. Mỗi ngày dùng 1 thang kết hợp giữ ấm cơ thể, uống nhiều nước, súc miệng với nước muối ấm hàng ngày và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để mau chóng đẩy lùi tác nhân gây bệnh.
+ Điều trị viêm thận, viêm bể thận cấp tính
- Thành phần: 63g trắc bách diệp, 125 rau đắng đất, 4g cam thảo kết hợp với 4 quả đại táo
- Cách sử dụng: Sắc thuốc voi171 1,5 lít nước, lấy 500ml. Chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
+ Hỗ trợ chữa trị các bệnh lý về tim mạch
- Thành phần: Lá trắc bách diệp khô 400g, xuyên quy 200g, mật ong nguyên chất
- Cách sử dụng: Tán cả 2 vị thuốc thành bột mịn, trộn mật làm hoàn. Dùng trong vài tháng liên tục để cải thiện sức khỏe tim mạch.
+ Điều trị bệnh trĩ đi ngoài ra máu
- Thành phần: Trắc bách diệp, hòe mễ, quả trấp già (chỉ xác), hoa kinh giới số lượng bằng nhau. Tất cả dùng dạng khô.
- Cách sử dụng: Tất cả tán nhỏ. Mỗi ngày uống 20g hãm với nước sôi uống thay trà. Dùng trước khi ăn 30 phút.
+ Chữa đi tiểu ra máu, chảy máu cam, băng huyết do huyết nhiệt mạnh
- Thành phần: Lá trắc bách diệp 8 – 12g
- Cách sử dụng: Dược liệu đem sao với giấm, nghiền thành bột mịn rồi pha với nước ấm uống. Số lần dùng: 2 – 3 lần/ngày.
+ An thần, chữa mất ngủ, đêm ngủ trằn trọc không yên giấc do suy nhược thần kinh
Bài 1:
- Thành phần: Lá trắc bách diệp 100g, đương quy 100g
- Cách sử dụng: Phơi các vị dược liệu trên ngoài nắng to cho thật khô. Tán bột mịn, trộn chung với lượng mật ong vừa đủ để được hỗn hợp bột không còn dính tay. Vo viên hoàn cất vào hũ kín dùng dần. Liều dùng 12g x 2 lần/ngày trong 1 tuần liên tục.
Bài 2:
- Thành phần: Bá tử nhân ( hạt trắc bách diệp ) 15g, 1 quả tim lợn
- Cách sử dụng: Tim lợn bóp muối rửa cho sạch. Sau đó rạch một đường nhỏ để nhồi bá tử nhân vào bên trong. Đem hấp cách thủy trong khoảng 60 phút, ăn hết 1 lần khi còn nóng.
+ Trị ra nhiều mồ hôi do tinh huyết bất túc ( âm hư )
- Thành phần: Hạt trắc bách diệp và vỏ hạt lúa tiểu mạch ( mỗi vị 16g), sơn khương, cẩu cốt, đảng sâm, hải lệ tử bì, hạ khúc ( mỗi vi6 12g), ngũ vị tử (8g).
- Cách sử dụng: Tất cả tán bột, trộn với một ít táo nhục sắc uống ngày 1 thang để điều hòa hoạt động của tuyến mồ hôi.
+ Ngăn ngừa và điều trị rụng tóc, kích thích tóc nhanh mọc
- Thành phần: Cây trắc bách diệp và hồ đào nhục ( mỗi loại 500g )
- Cách sử dụng: Tán các vị trên thành bột mịn, trộn lẫn với nhau bảo quản trong hũ dùng dần. Khi sử dụng, lấy 9g bột pha với nước ấm uống. Nên dùng thuốc sau khi ăn khoảng 30 phút để các dược chất được hấp thu tốt.
+ Điều trị bệnh kiết lỵ
- Thành phần: Hạt trắc bách diệp ( 8 -12g )
- Cách sử dụng: Sau khi phơi khô hạt trắc bách diệp, đem giã nát, hòa chung với 1 cốc nước đun sôi để nguội. Chắt nước uống 4 – 5 ngày liên tục các triệu chứng bệnh kiết lỵ sẽ thuyên giảm đáng kể.
+ Điều trị chứng băng huyết, rong kinh ở phụ nữ
- Thành phần: 10g lá trắc bách diệp, ngải diệp 10g, trần bì 10g, buồng cau điếc 10g, bạc hà 10g.
- Cách sử dụng: Sắc các vị thuốc đã chuẩn bị cùng 1 lít nước. Canh cho đến khi nước trong ấm cạn còn 1/2 thì tắt bếp. Mỗi ngày sắc 1 thang chia uống 2 lần.
+ Chữa nôn ra máu lâu ngày
- Thành phần: Trắc bách diệp 12g, gừng và lá ngải cứu mỗi vị 6g
- Cách sử dụng: Trắc bách diệp và gừng đem sao cháy đen, đem sắc cùng lá ngải cứu uống 2 – 3 lần trong ngày. Mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.
Xem thêm: Cây Thành Ngạnh Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?
+ Trị chảy máu chân răng
- Thành phần: 12g lá cây trắc bách diệp, 12g thượng thảo, 12g a giao, 16g địa hoàng, 16g thiên môn, 20g thạch cao.
- Cách sử dụng: Sắc 1 thang uống mỗi ngày để cầm máu, trị chảy máu chân răng
+ Dưỡng tâm, an thần, mát máu, ổn định nhịp tim, chữa râu tóc bạc sớm
- Chuẩn bị: lá trắc bách diệp khô, đương quy theo tỷ lệ 2:1
- Cách sử dụng: Nghiền cả hai thành bột. Mỗi lần lấy 50 viên uống với nước muối nhạt, ngày dùng 2 lần.
+ Rượu trắc bách diệp bổ khí huyết, ổn định tạng phủ, điều trị táo bón do ôn táo ở người lớn tuổi
- Thành phần: Bá tử nhân, hà thủ ô và nhục thung dung mỗi vị 60g, 2 lít rượu trắng loại trên 40 độ.
- Cách sử dụng: Hà thủ ô và nhục thung dung thái nhỏ rồi cho vào bình cùng với bá tử nhân, đổ rượu vào ngâm từ 10 – 20 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.
+ An thần, nhuận tràng
- Thành phần: Hạt trắc bách diệp
- Cách sử dụng: Cho hạt trắc bách diệp vào chảo sao qua, ép lấy phần dầu bỏ đi, giữ lại xác dùng dần. Mỗi ngày lấy 15g sắc chung với nhân táo, hạt gen và ích trí lượng bằng nhau. Uống ngày 1 thang.
+ Trị đầy bụng, đi ngoài phân xanh, hay khóc đêm ở trẻ em
- Thành phần: Hạt cây trắc bách diệp
- Cách sử dụng: Phơi khô, tán bột mịn. Mỗi ngày lấy 1 thìa cà phê hòa với nước cơm cho trẻ uống.
+ Chống lão hóa, đẹp da
- Thành phần: Hạt trắc bách diệp 30g, hoa cúc 30g
- Cách dùng: Cả hai vị thuốc sao khô, tán bột. Mỗi lần lấy 20g pha với nước nóng và 2 thìa mật ong uống giúp da dẻ hồng hào, bớt sạm nám tàn nhang và làm chậm tiến trình lão hóa.
Xem thêm: Cây Cơm Nguội có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?
Lưu ý khi dùng cây trắc bách diệp
- Tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng trắc bách diệp điều trị bệnh tại nhà.
- Không dùng cho người có nhiều đờm, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày hoặc bị dị ứng với các thành phần hóa học của trắc bá diệp.
- Bệnh nhân thể hàn thận trọng khi dùng
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng và kiên trì để mau thấy được hiệu quả tích cực.
Kỹ thuật trồng
Chọn quả già khô to đem phơi và tách lấy hạt ngâm trong nước có hòa một chút dung dịch muối để loại bỏ những hạt lép, ngâm trong nước có tỉ lệ nóng lạnh là 1:1.
– Sau khi ngâm được 4 – 5 h thì tiến hành vớt hạt ra để ủ cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo và luống. Cần đảm bảo cung cấp đủ lượng ẩm cho hạt phát triển mầm tốt.
– Khi cây cao được 5 cm có thể giảm dần lượng nước tưới, pha thêm một chút phân bón thúc để tưới cho cây.
– Đất trồng cây trắc bách diệp là loại đất thịt hoặc đất hạt nặng. cây có thể trồng ở trong chậu hoặc trồng ngoài luống. Trước khi trồng nên bón lót cho cây. Trong quá trình trồng cần giữ nguyên bầu đất và không làm cây bị đứt rễ.
– Lấp đất và tưới nước từ từ cho tới khi toàn bộ đất xung quanh đã đủ ẩm.
Cách chăm sóc
– Cây không đòi hỏi nhiều về cách chăm sóc nên khá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay, có thể sử dụng cây làm cây cảnh bonsai khá độc đáo.
– Cây Trắc bách diệp là loại cây ưa ánh sáng nhưng cũng có thể sinh trưởng ở trong phòng không có ánh sáng trực tiếp, tốt nhất nên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15 phút/ngày.
– Vào mùa nắng cần tưới mỗi ngày một lần vào mỗi buổi sáng, tưới đều trên thân cây và lá. Vào mùa mưa thì hạn chế tưới nước tránh trường hợp cây bị ngập úng. Khi cây còn non nhu cầu cần nước cao, nhưng khi cây đã trưởng thành thì có thể chịu hạn tốt.
Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Trắc Bách Diệp do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Cây Trắc Bách Diệp:
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Trắc Bách Diệp. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Cây Trắc Bách Diệp, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.
Xem thêm: Cải Cúc Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?