Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cỏ Xạ Hương, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Cỏ Xạ Hương được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Cỏ Xạ Hương đã được sử dụng như một loại gia vị ưa thích bởi mùi hương nhẹ tại các nước châu Âu. Là một loại thảo mộc được dùng làm gia vị trong nấu ăn và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, những công dụng của cỏ xạ hương đối với sức khỏe không phải ai cũng biết.
- Tên cây theo khoa học: Thymus vulgaris
- Thuộc họ: Hoa Môi (Lamiaceae).
- Chi: Cỏ xạ hương – Thymus.
- Tên gọi khác: Thyme.
Cỏ xạ hương hay còn gọi Thyme là cây bụi, cao khoảng 30 – 70cm và mọc thành khóm thẳng đứng hoặc nằm ngang. Thân hóa gỗ sau khi về già, được phủ bởi một lớp lông mịn, có màu xám hoặc lục trắng và được phân nhiều nhánh nhỏ.
Lá cây rất nhỏ, cuống lá ngắn, hình ngọn giáo, dài khoảng 5 – 9mm, rộng khoảng 3mm, mép lá cuốn lại, mặt dưới có lớp lông mềm mịn như bông.
Hoa xạ hương nở vào tháng 6 – 10 hàng năm, bông hoa mọc từ nách lá, nhỏ, dài chỉ 4 – 6mm, hoa thường có màu trắng, hồng hoặc tím nhạt. Đài hoa lởm chởm, có lông cứng và chia thành 2 môi, môi trên đứng, môi dưới có 3 thuỳ. Tràng hoa hình ống, nhị có bao phấn, nhuỵ hoa có đĩa mật.
Quả bế màu nâu, có bốn hạch. Đặc biệt loại cỏ này có mùi thơm đặc trưng, tinh dầu có mùi thơm mát, ngọt nồng.
Cỏ xạ hương và hương thảo là 2 loại cây hương liệu khác nhau và đều được sử dụng nhiều trong trang trí, làm hương liệu trong nấu ăn.
Tuy nhiên nhiều người không để ý rất dễ bị nhầm lẫn giữa cỏ xạ hương và hương thảo. Để phân biệt chính xác 2 loại cây này bạn có thể căn cứ vào một số đặc điểm bên ngoài như:
- Cỏ xạ hương (Thyme) lá rất nhỏ, có màu xanh lá, bề mặt mềm trong khi hương thảo có lá kim tuyến, khi sờ tạo cảm giác cứng tay.
- Lá hương thảo dài hơn nhiều so với lá của cây cỏ xạ hương, có khi dài gấp 2 – 3 lần, có hình thuôn dài nhưng hẹp ngang.
- Cây hương thảo (Rosemary) có thân mọc thẳng, màu đổi từ xanh lá sang thân gỗ khi trưởng thành, và có chiều cao thấp hơn so với cây cỏ xạ hương.
Cây cỏ xạ hương có nguồn gốc từ châu Âu, là cây ưa thích sống trên các vách núi đá cao cheo leo hoặc nơi có khí hậu ôn đới. Ngày nay loại cây này còn được tìm thấy nhiều nước khu vực Bắc Mỹ.
Tại Việt Nam, loại cây này được nhập khẩu và trồng ở Sapa để làm thuốc.
Bộ phận sử dụng: Thu hái phần ngọn cây mang cả hoa lá – Herba et Folium Thymi.
Cây cỏ xạ hương phát triển mạnh nhất là vào mùa xuân và mùa đông. Do đó đây là thời điểm lý tưởng để thu hoạch loại cây này làm dược liệu.
Cách bào chế:
- Dùng tươi: Cỏ xạ hương tươi bảo quản ngắn ngày, dùng làm hương liệu món ăn do đó có thể bảo quản ở trong ngăn mát tủ lạnh.
- Cỏ xạ hương khô: Sau khi thu hái cỏ tươi, đem rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đem sấy ở nhiệt độ 60 độ C cho đến khi khô hoàn toàn. Khi sấy ở nhiệt độ này dược liệu sẽ giữ được hàm lượng dược tính cao nhất và có thể bảo quản cũng như sử dụng trong thời gian dài.
Xem thêm: Cây Lá Bỏng là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?
Cỏ xạ hương có tác dụng gì?
Dược liệu có vị cay, tính ấm, tác dụng của cỏ xạ hương được dùng để để cải thiện tinh thần, chữa chứng trầm cảm, lo âu, điều trị rối loạn tiêu hóa, trị cảm cúm, ho, điều hòa kinh nguyệt,…
Cỏ xạ hương có chứa nhiều thành phần hóa học nhưng quan trọng nhất là Thymol, Carvacrol và Flavonoid. Trong đó:
- Thymol: Có tác dụng kháng viêm, ức chế vi khuẩn, nấm phát triển, giảm tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe cho người già yếu và ngăn chặn sự phát triển của các khối u.
- Carvacrol: Tác dụng ra sao? chính là chống viêm, kháng khuẩn.
- Flavonoid: Chất chống oxy hóa mạnh, tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào gốc tự do hoạt động.
Một số thành phần khác được tìm thấy trong giống cây này là:
- Alcol: linalol, geraniol, l-borneol, terpineol-4, ancol amylic, b-hexenol.
- Carbur: l-a pinen, b-pinene, p-cymen, camphen, caryophyllene.
- Nhựa, tanin, acid saponosid, glycosid tan trong nước.
Do đó, theo y học hiện đại, cây xạ hương có tác dụng rất tốt cho sức khỏe:
Các tinh dầu thơm (thymol, borneol, carvacrol, geraniol…) có tác dụng giảm ho, khó thở (làm dịu cơn đau rát họng, chống co thắt phế quản và giúp đẩy nhanh quá trình tống chất nhầy đường hô hấp).
Ngoài ra, tinh dầu trên có khả năng chống viêm, kháng nấm, vi khuẩn, virus lây nhiễm gây bệnh.
Xem thêm: Cây sung là cây gì? Đặc điểm như thế nào? Công dụng trong hỗ trợ sức khỏe
Công dụng cỏ xạ hương trong cuộc sống
Trong cuộc sống hàng ngày cây xạ hương được ứng dụng để nấu ăn, làm thuốc chữa bệnh và là thành phần quan trọng để điều chế các sản phẩm hóa – mỹ phẩm khác. Dưới đây là một số công dụng của cây xạ hương trong cuộc sống hàng ngày.
Tinh dầu xạ hương được chiết xuất từ lá cây xạ hương được dùng như phương pháp trị ho tự nhiên rất hiệu quả. Tại các nước Âu Mỹ, dịch chiết dược liệu được sử dụng rộng rãi để điều trị và làm giảm chứng bệnh hô hấp như: giảm ho, viêm họng, đau họng, khó thở, ho gà, chữa viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp,…
Cách dùng: Có thể dùng cỏ xạ hương tươi giã nát rồi đắp trực tiếp lên cổ họng hoặc uống trà cỏ xạ hương khô để trị bệnh. Đặc biệt khi kết hợp cỏ thường xuân và lá xạ hương có thể giảm ho và cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp tính.
Theo một số nghiên cứu, chiết xuất từ cỏ xạ hương tự nhiên có thể làm giảm huyết áp trên chuột thí nghiệm. Phát hiện này là tiền đề để phát triển và ứng dụng tác dụng này lên người.
Trong cỏ xạ hương chứa hàm lượng vitamin C và A, các khoáng chất như chất sắt, chất xơ lớn. Vì vậy khi sử dụng thường xuyên giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể khi dùng.
Theo y học cổ truyền, dược liệu này được dùng như một vị thuốc để chữa các bệnh về đường tiêu hoá như rối loạn tiêu hoá, đau bụng, tiêu chảy kéo dài, đầy hơi, chướng bụng khó tiêu, nhiễm giun tròn, đau dạ dày,…
Dược liệu xạ hương có tác dụng khử trùng nước tiểu, đồng thời tăng lưu lượng nước tiểu bài tiết, nên có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu.
Chính vì vậy khi mắc các triệu chứng như bí tiểu, tiểu rắt, tiểu khó có thể dùng dược liệu này để điều trị. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao người bệnh nên sử dụng dược liệu này hàng ngày và đúng cách dùng.
Thành phần Thymol, Carvacrol trong loại cỏ này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp điều trị mụn, đặc biệt là mụn trứng cá.
Để điều trị mụn, người bệnh có thể sử dụng rượu thuốc ngâm từ cây cỏ xạ hương. Ngoài ra, chiết xuất tinh dầu của dược liệu còn có khả năng ức chế hoạt động virus HSV gây mụn rộp.
Ngoài những công dụng đối với sức khỏe con người, cỏ xạ hương hiện nay được sử dụng trong ngành công nghiệp giúp sản xuất các chế phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con người như.
Có chứa thành phần tinh dầu dồi dào, cây Thyme là thành phần chính trong nhiều sản phẩm nước súc miệng, nước rửa tay không chứa cồn. Đây là các sản phẩm có thành phần thiên nhiên và có mùi hương đặc trưng nên rất được ưa chuộng sử dụng.
Chiết xuất từ cỏ xạ hương khi kết hợp với Chlorhexidine được ứng dụng làm chất nha khoa. Hợp chất này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng sâu răng và giúp hơi thở thơm tho, sạch sẽ hơn. Cách sử dụng như sau:
- Lấy 1 – 2 giọt tinh dầu xạ hương nhỏ vào cốc nước ấm để súc miệng vào mỗi giúp giảm đau, diệt trừ vi khuẩn và bảo vệ răng chắc khỏe
- Ngoài ra có thể kết hợp tinh dầu xạ hương với 1 giọt tinh dầu bạc hà hoặc 1 giọt tinh dầu đinh hương để giúp răng chắc khỏe và hơi thở thơm mát hơn.
Theo các nghiên cứu cho thấy chiết xuất tinh dầu kết hợp với tinh dầu tràm có tác dụng tiêu diệt ấu trùng muỗi vằn và xua đuổi côn trùng gây bệnh. Bên cạnh đó, dầu xạ hương có tác dụng chống nấm mốc, làm sạch môi trường sống và các yếu tố có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.
Thành phần Thymol trong xạ hương không chỉ có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn, virus mà còn giúp xua đuổi các loại côn trùng.
Cây xạ hương có mùi thơm nồng đặc trưng do đó loại cây này được ứng dụng nhiều trong ngành sản xuất hóa mỹ phẩm. Cụ thể:
- Dược liệu này được sản xuất các loại tinh dầu giúp khử mùi hôi, làm thơm phòng, khử mùi phòng vệ sinh, trong nhà bếp, tủ quần áo,..
- Tinh dầu xạ hương là sản phẩm tạo hương cho nến thơm, sáp thơm, xà phòng, gel rửa tay, nước dưỡng da, dầu gội, nước xả vải,
Hiện tượng oxy hóa lipid là vấn đề nghiêm trọng trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm. Tình trạng này có thể làm cho thực phẩm mất chất lượng và giá trị dinh dưỡng, đặc biệt còn có thể gây mất an toàn.
Dầu xạ hương ở nồng độ thấp là một chất bảo quản thực phẩm, ngăn chặn hình thành vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh trong đồ ăn. Ngoài ra, loại dầu này còn kéo dài sự ổn định của dầu hướng dương và ngăn chặn hiện tượng oxy hóa lipid.
Trong ẩm thực các món ăn châu Âu, cỏ xạ hương là một loại gia vị không thể thiếu. Hương liệu này có vị hơi hăng cay, mặn, có thể là nguyên liệu kết hợp với rất nhiều thực phẩm như: thịt, cá, nấm, cà rốt, khoai tây,…
Không chỉ là gia vị tạo hương cho món ăn mà sử dụng cây xạ hương trong nấu ăn còn rất bổ dưỡng với cơ thể. Các món ăn này giúp dễ tiêu, tránh ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường ruột, giảm cholesterol trong máu và kích thích cảm giác thèm ăn.
Chú ý: Khi nấu ăn nên thêm loại gia vị này vào sau cùng bởi nhiệt độ cao có thể làm mất đi dưỡng chất và mùi hương tự nhiên của nó.
Xem thêm: Cây Thồm Lồm có đặc điểm gì? Tác dụng ra sao với sức khỏe? Cách trồng cây thế nào?
Lưu ý khi sử dụng cỏ xạ hương hàng ngày
Cỏ xạ hương an toàn, lành tính nên được ứng dụng rất nhiều trong cuốc sống hàng ngày. Tuy nhiên một số trường hợp sau cần chú ý khi sử dụng loại cây này:
- Cỏ xạ hương không gây tác dụng phụ cho cơ thể khi dùng ở liều lượng vừa phải và trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu dùng ở liều cao có thể gây một số tác dụng phụ lên đường tiêu hóa như tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú khi sử dụng cần chú ý liều lượng tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất những đối tượng này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia.
- Người bị dị ứng với oregano và các loại cây thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae cũng có nguy cơ cao bị dị ứng với dượ liệu xạ hương. Do đó khi sử dụng loại cỏ này mà cơ thể xuất hiện các triệu chứng như ngứa da, đỏ da, phát ban, khó thở,… cần ngưng sử dụng và tình trạng nghiêm trọng cần đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
- Cỏ xạ hương có thể làm máu chậm đông hơn so với bình thường, nếu dùng nhiều có nguy cơ chảy máu. Vì vậy, trường hợp cần phẫu thuật cần ngưng dùng loại thảo dược này trước đó ít nhất 2 tuần.
Xem thêm: Cao Khỉ là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Cỏ Xạ Hương:
Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cỏ Xạ Hương do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cỏ Xạ Hương là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cỏ Xạ Hương. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Cỏ Xạ Hương, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.
Xem thêm: Bạc hà là cây gì? Có đặc điểm và công dụng ra sao? Trồng được không?