Chào bạn chúng ta lại gặp nhau trong bài viết này, đây là bài viết nằm trong chuyên mục những cây thuốc quanh khu vườn quanh gia đình, Thuốc Nam Triệu Hòa.vn xin chia sẻ về lợi ích làm thuốc hay từ cây dành dành – cúc hoa vàng – cây cúc tần bao gồm những thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về lợi ích làm thuốc hay từ cây dành dành – cúc hoa vàng – cây cúc tần.
Ngoài ra còn có những cách sử dụng tuyệt vời cho loại cây thuốc hay – kỳ diệu này.
Khi chúng ta có những kiến thức hữu ích và có có tính xác thực từ những đơn vị uy tín thì bạn có thể sử dụng những loại cây thuốc xung quanh nhà để hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe dễ dàng hơn.
Bởi vì đây tất cả là những cây thuốc bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm xung quanh khu vườn nhà mình.
Bình thường chúng ta luôn luôn thấy những cây này nhưng chúng ta không biết đây là một cây có thể hỗ trợ cho bạn về vấn đề sức khỏe rất tốt. Không để bạn đợi lâu, bây giờ mời bạn đọc tiếp bài viết để hiểu rõ về lợi ích làm thuốc hay từ cây dành dành – cúc hoa vàng – cây cúc tần.
Bài thuốc hay từ cây dành dành
Cây dành dành chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt
Chữa bệnh viêm gan, vàng da, vàng mắt: 12g dành dành, 24g nhân trần, đường kính. Đem sắc các nguyên liệu với 600ml nước. Sắc thuốc còn 100ml thì ngưng. Cho thêm đường vào, khuấy đều. Mỗi ngày dùng một tháng thuốc, chia ra thành 3 lần uống trong ngày.
Chữa bỏng: Lấy nhân của quả dành dành rửa sạch, để ráo nước. Đốt phần nhân dành dành. Sau đó, tán mịn thành bột. Trộn bột dành dành với dầu mè. Đắp hỗn hợp bột dành dành và dầu mè lên vùng da bị bỏng. Sử dụng băng gạc để băng vết thương lại.
Chữa bong gân, đau nhức: Chuẩn bị một vài quả dành dành, rửa sạch trước khi chế biến. Giã nát quả dành dành, tán thành bột mịn. Cho thêm một ít nước sạch vào, trộn đều để cho ra hỗn hợp sền sệt. Sau cùng rót thêm một ít rượu trắng vào hỗn hợp. Đắp hỗn hợp quả dành dành và rượu trắng lên vùng da bị bong gân, đau nhức. Đắp thuốc 1 lần trong ngày.
Chữa bệnh bí tiểu, sỏi đường tiết niệu: Lấy 12g rễ dành dành, 12g kim tiền thảo và 12g lá mã đề. Đem rửa sạch và để ráo nước các nguyên liệu trước chế biến. Sắc các nguyên liệu, lấy nước thuốc uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, uống trong vòng 10 ngày.
Chữa đau nóng vùng dạ dày: Rửa sạch 7 – 9 quả dành dành rồi sao đen, sau đó mang đi sắc với một bát nước. Khi lượng nước chỉ còn lại phân nửa thì tắt lửa. Uống nước quả dành dành với nước gừng sống để trị cơn nóng ran ở vùng dạ dày.
Xem thêm: Cây Thài Lài Trắng có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?
Các bộ phận của cây dành dành đều có thể sử dụng được, có những tác dụng dược lý riêng.
Chữa đau mắt đỏ: Chuẩn bị một ít lá dành dành tươi. Rửa lá dành dành thật sạch. Dùng nước sôi để tráng qua. Sau đó giã nát lá dành dành. Cho phần lá nát vào miếng gạc mỏng, đắp lên mắt.
Chữa nhiễm trùng, sốt, bứt rứt: Quả dành dành sống 12g, liên kiểu 20g, phòng phong 12g, đương quy 24g, xích thược 12g, khương hoạt 8g, cam thảo sống 12g, hoàng kỳ 40 -60g, sinh địa 20g, hoàng bá 12g đem sắc nước uống.
Chữa chảy máu cam: Dùng quả dành dành sống đốt thành than rồi đem thổi vào mũi.
Lưu ý: Bài thuốc từ dành dành không nên áp dụng cho những người tỳ vị hư hay tiêu chảy. Người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang mang thai cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc từ dành dành. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng./.
Xem thêm: Có bài thuốc hay không phải ai cũng biết từ quả bàng đại hải – cây rau má – cây sài đất
Những bài thuốc hay từ cúc hoa vàng
Cảm mạo phong nhiệt với biểu hiện sốt kèm theo ho, đờm: cúc hoa vàng 6g; lá dâu, liên kiều, bạc hà, cát cánh, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Lưu ý: khi sắc thuốc, do hai vị cúc hoa và bạc hà chứa nhiều chất bay hơi nên cho vào sau khi đã đun các vị trên khoảng 20 phút, đun thêm 15 phút nữa là dừng. Nếu sốt, ho và háo khát, thêm hạnh nhân 8g, đạm trúc diệp 4g.
Cảm mạo phong nhiệt có đau đầu nhiều: cúc hoa, thạch cao, xuyên khung mỗi vị 15g. Tán bột, mỗi lần uống 5-10g với nước sôi để nguội.
Phong nhiệt dẫn đến mắt sưng đau: cúc hoa, bạch tật lê mỗi vị 9g; phòng phong 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn.
Hoa mắt, chóng mặt, mắt khô: cúc hoa, mẫu đơn bì, bạch phục linh, trạch tả mỗi vị 12g; sơn thù du, hoài sơn mỗi vị 16g; kỷ tử 20g, thục địa 32g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Hoặc làm hoàn mật ong, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 6g.
Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, nôn, đầu lưỡi đỏ: cúc hoa, sơn thù du, phục linh, trạch tả, mẫu đơn bì, bạch thược, đương quy mỗi vị 8g; thục địa 16g; hoài sơn, long cốt, kỷ tử, mẫu lệ mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần sau bữa ăn.
Viêm mắt, thoái hóa hoàng điểm: cúc hoa, chi tử, câu kỷ tử, thương truật, hoàng cầm, long nhãn, đại táo, viễn chí mỗi vị 12g; thuyền thoái 8g, thảo quyết minh, thục địa mỗi vị 20g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Mỗi tuần 5 thang tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Đau đầu, mắt đỏ, tai ù: cúc hoa, thạch quyết minh, sinh địa, bạch thược mỗi vị 15g; long đởm thảo 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn.
Tăng huyết áp, xơ cứng động mạch: cúc hoa, kim ngân hoa mỗi vị 30g; nếu đầu choáng váng, thêm 12g lá dâu. Sắc uống, hoặc hãm uống ngày 1 thang.
Nhọt ống tai ngoài: cúc hoa 12g; bồ công anh, sài đất, kim ngân hoa, kê huyết đằng mỗi vị 16g; hoàng liên, sinh địa mỗi vị 12g; chi tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn.
Suy nhược thần kinh, kém ăn, kém ngủ: cúc hoa, chi tử, mạn kinh tử, táo nhân, bá tử nhân mỗi vị 12g; sài hồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần sau bữa ăn.
Lưu ý: Những người tỳ, vị hư, hàn hoặc đau đầu do phong hàn không dùng./.
Xem thêm: Cây Sương Sâm Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây cúc tần
Hình ảnh cây cúc tần quen thuộc trong thiên nhiên
Thấp khớp, đau nhức xương: Dùng rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc nước uống.
Cảm sốt, nhức đầu, ho, không có mồ hôi: Dùng cúc tần 2 nắm, lá sả 1 nắm, lá chanh 1 nắm, sắc xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi
Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.
Chữa chấn thương, bầm giập: Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.
Thấp khớp, đau nhức xương: Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày.
Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng: Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.
Chữa ho do viêm khí quản: 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
Xông hơi tiêu trĩ: Cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung với tỷ lệ bằng nhau, 1 củ nghệ vàng. Đem Các loại lá cây rửa sạch hoàn toàn, nấu cùng 1.5 lít nước, sau đó thêm vài lát nghệ vàng vào nấu cùng. Cho nước thuốc vào chậu, chờ cho nguội bớt thì tiến hành xông hơi hậu môn.Xông hậu môn trong 15 phút, đến khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp hậu môn vào chậu nước thêm 10 phút nữa. Mỗi tuần nên xông hơi 2 – 3 lần, nếu bị trĩ nhẹ, búi trĩ sẽ co lên và tiêu biến sau khoảng 2 tháng. Lưu ý, vùng da ở hậu môn rất mỏng và nhiều dây thần kinh nên không được xông khi nước còn quá nóng.
Chữa chứng bí tiểu: Dùng 40g lá cây cúc tần đã phơi khô hoặc nếu không có thể dùng 100g lá tươi. Sau khi rửa sạch, dùng thảo dược nấu thành nước uống. Mỗi ngày có thể uống nước lá thay nước lọc để tăng cường chức năng thận./.
Như vậy bài viết trên đây thuốc nam Triệu Hòa đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất và hữu ích nhất về…. Hi vọng góp phần giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định và sử dụng hợp lý những loại cây thuốc tuyệt vời này. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc nam Triệu Hòa tại đây.
Bài viết này được nhóm biên tập viên của Thuốc Nam triệu Hòa tham khảo từ những đơn vị uy tín, và theo như yêu cầu được ghi rõ có tham khảo Nguồn từ Bandantoc.vn.
Xem thêm: Cây Bạch Chỉ Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?