Nguyên nhân bị bệnh trĩ – Cách Chữa và phòng bệnh trĩ

Nếu như bạn đang có vấn đề liên quan bệnh trĩ thì đây chính là bài viết dành cho bạn bời vì khi chúng ta bị bệnh chúng ta cần hiểu bệnh mới có cơ hội chữa khỏi và đặc biệt bạn sẽ biết cách thức nên điều trị theo hướng nào.

Đây là bài viết trong loạt bài viết về bệnh trĩ, trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề nguyên nhân gây bệnh trĩ & cách phòng bệnh trĩ đơn giản!, đây là một vấn đề mà không chỉ một mình bạn mà rất nhiều người quan tâm hiện nay giúp bạn hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh lý.

Nguyên nhân bị bệnh trĩ - Cách Chữa và phòng bệnh trĩ
Nguyên nhân bị bệnh trĩ – Cách Chữa và phòng bệnh trĩ

Đặc biệt sau thời gian dịch bệnh kéo dài, mọi người cần ngồi làm việc tại nhà nhiều hơn, ít di chuyển hơn, nhờ thông tin đẩy đủ về nguyên nhân gây bệnh trĩ, cách phòng bệnh trĩ đơn giản! mà bạn sẽ biết mình cần phải hỗ trợ như thế nào.

ThuocNamTrieuHoa mời bạn theo dõi bài viết này, giúp bạn trả lời nhiều vấn đề liên quan như nguyên nhân bị trĩ ngoại, nguyên nhân bị trĩ nội, nguyên nhân bị trĩ sau sinh, nguyên nhân bị trĩ nữ giới, nguyên nhân bị trĩ và cách điều trị, nguyên nhân bị trĩ ở nam giới…

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom là căn bệnh khá phổ biến, có tỉ lệ mắc bệnh hơn 50% dân số. Các nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể chia thành các nguyên nhân bên trong và bên ngoài.

Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể giúp bạn chữa trị và phòng ngừa bệnh trĩ một cách chính xác và nhanh hơn.

Chính xác bệnh trĩ là gì ?

Bệnh trĩ (tên dân gian thường gọi là bệnh “lòi dom”) được tạo thành do sự giãn nở quá mức các tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn – trực tràng. Ở mức độ bệnh nặng, chúng gây ra các bất tiện lớn về sinh hoạt, công việc, cuộc sống cho người bệnh.

Xem thêm:  Bệnh Trầm Cảm Lo Âu Dấu Hiệu Nguyên Nhân Cách Chữa Như Thế Nào?

Trĩ được phân thành 4 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng. Tuy nhiên, trĩ nội và trĩ ngoại là 2 dạng bệnh trĩ thường gặp nhất. Cụ thể:

1. Bệnh trĩ nội: là bệnh trĩ hình thành bên trong ống trực tràng – hậu môn. Búi trĩ nội phình to và được bao bọc bởi niêm mạc. Ban đầu búi trĩ nội nằm trên đường lược – đường giao giữa hậu môn và ống trực tràng.

Về sau búi trĩ nội phình lớn dần làm các mô nâng đỡ và dây chằng ở đường lược chùng xuống; đồng thời cũng khiến búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn gây tình trạng sa búi trĩ nội.

2. Bệnh trĩ ngoại: thường hình thành ngay sát rìa hậu môn, được bao bọc bởi lớp da dưới rìa hậu môn. Búi trĩ ngoại phình to sẽ khiến các búi trĩ được hình thành bên ngoài bao xung quanh hậu môn (ngay rìa hậu môn), bọc ngoài búi trĩ ngoại là da.

3. Trĩ hỗn hợp:là bệnh trĩ hình thành do sự hợp nhất của trĩ nội và trĩ ngoại. Cụ thể, khi dây chằng Park tại đường lược bị thoái hóa không còn khả năng phân chia các tĩnh mạch trĩ trong và trĩ ngoài khiến chúng hợp lại và giãn nở tạo thành các búi trĩ hỗn hợp.

4. Trĩ vòng:hình thành do sự liên kết bởi nhiều búi trĩ hỗn hợp. Búi trĩ vòng thường có kích thước lớn, có thể chiếm đa phần chu vi ống hậu môn và rất dễ gây sa nghẹt búi trĩ.

Một số triệu chứng bệnh trĩ điển hình:

  • Đi ngoài ra máu tươi.
  • Sa búi trĩ: là hiện tượng khi người bệnh rặn đại tiện có xuất hiện một “cục thịt hồng” lòi ra ngoài hậu môn theo sau phân.
  • Có cảm giác đau, khó chịu ở vùng hậu môn.
  • Sưng phù nề hậu môn và xuất hiện các dịch nhầy khiến vùng hậu môn.
Xem thêm:  17 cách trị bệnh trĩ tại nhà an toàn hiệu quả bạn nên biết ngay

Các biểu hiện bệnh trĩ kéo dài khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, ẩm ướt khó chịu ở vùng hậu môn, gây một số bệnh như thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hay ốm… Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân bị bệnh trĩ là gì?

Trước khi đi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trĩ cotripro.vn xin nêu thêm một số khái niệm để bạn đọc hiểu hơn về các thuật ngữ liên quan tới bệnh trĩ:

  • Đường lược: là đường ngăn cách (hay còn gọi là đường nối) giữa ống trực tràng và hậu môn.
  • Dây chằng Parks: là dây chằng nằm giữa đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Nó có nhiệm vụ nâng đỡ các đám rối tĩnh mạch trĩ trong đồng thời ngăn cách không để các đám rối tĩnh trĩ trong – trĩ ngoài thông nối với nhau.

Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thường gặp thường chia thành 2 dạng là:

  • Nguyên nhân gây trĩ từ bên trong: chủ yếu do sự giãn nở quá mức của các đám rỗi tĩnh mạch trĩ
  • Nguyên nhân mắc trĩ do bên ngoài: với nhiều yếu tố tác động.

Sự giãn nở tĩnh mạch trĩ – Nguyên nhân gây trĩ từ bên trong

Nhiều nhận định cho rằng nguyên nhân gây bệnh trĩ từ bên trong là do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị thoái hóa, trùng nhão và giãn nở, lâu dần tạo thành các búi trĩ nằm ở trên hoặc dưới đường lược. Cụ thể:

+ Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội: là do sự giãn nở và trùng nhão của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong, thường xảy ra ở phía trên đường lược nên người bệnh không nhìn thấy búi trĩ nội ở giai đoạn trĩ nội độ 1 (xem thêm: Cách trị bệnh trĩ nội).

+ Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại: là do sự giãn nở và trùng nhão của các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài, thường xảy ra ở phía dưới đường lược, búi trĩ ngoại thường ở rìa hậu môn, có thể nhìn bằng mắt thường ngay từ trĩ cấp độ nhẹ.

Xem thêm:  Nguyên Nhân Cách Chữa Sâu Răng Hiệu Quả Nhanh An Toàn Nhất

+ Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp: là do sự giãn nở của cả đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Sự trùng nhão của cả 2 đám rối tĩnh mạch trĩ khiến dây chằng Parks bị thoái hóa không chịu được trọng lực, từ đây các đám rối trĩ nối liền với nhau và tạo ra búi trĩ hỗn hợp.

+ Nguyên nhân gây bệnh trĩ vòng: Nhiều búi trĩ hỗn hợp dồn nén lại sẽ tại ra búi trĩ vòng. Vậy nên, có thể nói bệnh trĩ vòng là loại bệnh trĩ nguy hiểm nhất, các triệu chứng bệnh nặng nề và dễ gây biến chứng nhất.

Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh trĩ từ bên trong thì nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài cũng được xem là những “nhân tố mở đường” cho bệnh trĩ hình thành và phát triển. Cụ thể:

Vì thói quen ăn ít rau xanh và chất xơ

Người bệnh không thường xuyên ăn rau xanh và chất xơ, các loại hoa quả tươi; hoặc mất cân bằng giữa việc ăn rau xanh với protein hàng ngày khiến hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, cơ thể bị nóng trong, táo bóng lâu ngày làm phát sinh gây ra các triệu chứng bệnh trĩ .

Bên cạnh đó, sở thích ăn các đồ ăn cay nóng, món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, thường xuyên uống rượu, bia, cafe, nước ngọt có gas… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

Do uống nhiều bia, rượu là nguyên nhân bị bệnh trĩ

Bia, rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn… không chỉ là các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe con người mà nó còn có thể là nguyên nhân gây trĩ từ bên ngoài.

Khi uống nhiều bia, rượu cơ thể bạn dễ bị mất nước, nóng trong, khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn hoạt động, làm phát sinh táo bón, người bệnh phải rặn mạnh đại tiện do phân bị khô cứng… lâu dần tác động làm hình thành bệnh trĩ.

Các nguyên nhân mắc trĩ do táo bón mãn tính

Táo bón được xem là yếu tố bên ngoài hàng đầu làm phát sinh ra bệnh trĩ. Một số tư liệu thống kê cho thấy có khoảng hơn 70% những người mắc trĩ từng bị táo bón lâu ngày, đi đại tiện khó khăn và không thích ăn nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả tươi.

Nhiều bệnh nhân trong số đó còn cho biết: táo bón khiến tình trạng bệnh trĩ của họ phát triển nhanh hơn, lúc đi đại tiện khó khăn hơn, lượng máu chảy khi đi đại tiện trầm trọng hơn.

Vì đặc thù công việc ngồi nhiều thời gian dài

Nếu môi trường làm việc của bạn phải ngồi liên tục quá lâu trong thời gian dài thì hãy cẩn thận bởi bạn đang có nguy cơ mắc trĩ cao hơn những người khác.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở tư thế nằm hoặc thường xuyên di chuyển thì các áp lực lên tĩnh mạch trĩ đo được là 25cm nước; nhưng ở tư thế ngồi áp lực lên tĩnh mạch trĩ đo được tăng lên 75cm nước, có nghĩa là cao gấp gần 3 lần so với khi di chuyển.

Điều này cho thấy sự đè nén lên các tĩnh mạch trĩ khi ngồi cao hơn bình thường. Và lâu dần nó khiến những người có công việc đặc thù phải ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ trong thời gian dài có tỉ lệ mắc trĩ cao hơn người thường xuyên vận động khi làm việc.

Và bị trĩ do mang thai và sinh nở ở phụ nữ

Mang thai và sinh nở là nguyên nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất ở phụ nữ.

Mang thai và sinh nở là nguyên nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất ở phụ nữ
Mang thai và sinh nở là nguyên nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất ở phụ nữ

Khi phụ nữ mang thai, trọng lượng bào thai và túi ối to dần và đè nén tạo áp lực xuống vùng chậu, vùng trực tràng của các mẹ bầu. Tình trạng này kéo dài khiến các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nở, lâu dần làm phụ nữ mang bầu bị trĩ (xảy ra nhiều nhất ở 3 tháng thai kỳ cuối).

Bên cạnh đó, phải rặn mạnh trong quá trình sinh em bé cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hoặc khiến mức độ bệnh trĩ nặng nề hơn ở phụ nữ sau sinh.

Do tăng áp lực trong khoang bụng

Những người mắc các bệnh: viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, suy tim… có áp lực trong khoang bụng cao hơn người bình thường. Điều này cũng tác động làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ (đặc biệt là tĩnh mạch trĩ ngoài) và lòng ống hậu môn khiến người bệnh dễ bị bệnh trĩ ngoại.

Do các khối u ở khu vực hậu môn – trực tràng hoặc vùng tiểu khung => làm cản trở sự lưu thông máu hậu môn trực tràng, gây áp lực lớn hơn trên khu vực này.

Vì rối loạn nhu động ruột

Rối loạn nhu động ruột khiến quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn, quá trình lắng đọng chất thải (phân) và đẩy chất thải ra khỏi cơ thể bị rối loạn. Nó là một nguyên nhân gây các chứng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính… làm rối loạn tiêu hóa. Và điều này cũng góp phần tác động không tốt đến các tĩnh mạch trĩ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cho người bệnh.

Ngoài ra do hội chứng ruột kích thích

Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện thường xuyên hơn, phải rặn đại tiện nhiều hơn. Điều này làm tăng nguy cơ giãn nở tĩnh mạch trĩ cũng như tác động làm gây ra bệnh trĩ.

Các vấn đề hệ tiêu hóa tác động dẫn đến bệnh trĩ
Các vấn đề hệ tiêu hóa tác động dẫn đến bệnh trĩ

Các nguyên nhân gây bệnh trĩ khác

Một số yếu tố tác động khác có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ như:

  • Do thói quen không tập trung đi đại tiện như: đọc báo, đọc sách, xem điện thoại, Ipad… khi đi đại tiện.
  • Rặn đại tiện quá mạnh.
  • Bị tiêu chảy mãn tính.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo các thuyết

Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo các thuyết vẫn chưa thật rõ ràng, có nhiều giả thuyết về sinh bệnh học bệnh trĩ. Trong đó, được chấp nhận nhiều nhất là hai giả thuyết cơ học và huyết học:

Thuyết cơ học.

Các đám rối tĩnh mạch nằm ở mặt phẳng sâu của lớp dưới niêm mạc, được giữ tại chỗ bởi các dải sợi cơ có tính đàn hồi, còn gọi là dây chằng Parks.

Khi dây chằng Parks bị thoái hóa kết hợp với áp lực trong khoang bụng tăng lên (do táo bón kinh niên hay do rối loạn đại tiện) làm phát sinh các búi trĩ. Theo thời gian chúng phồng to và lòi ra ngoài làm hình thành bệnh trĩ.

Thuyết huyết học.

Trong lớp dưới niêm mạc của phần thấp trực tràng có nhiều khoang mạch. Vách các khoang mạch này có chỗ dày chỗ mỏng làm tạo nên tổ chức hang. Ở đây có sự thông nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Hiện tượng đi cầu ra máu tươi ở bệnh trĩ là do sự rối loạn tuần hoàn tại chỗ của động mạch và tĩnh mạch trong các tổ chức hang chứ không phải do hiện tượng giãn tĩnh mạch.

Tuy nhiên, thuyết huyết học này chưa rõ ràng và vẫn đang được nghiên cứu sâu rộng hơn để có kết luận chính xác.

Video nguyên nhân bị bệnh trĩ – cách điều trị

https://www.youtube.com/watch?v=KSWNX2CFfGo

Cách điều trị bệnh trĩ bằng cách nào để hiệu quả nhanh?

Để việc điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả nhanh thì người bệnh cần đảm bảo đủ hai yếu tố:

  • Chữa trị kịp thời không để bệnh có thời gian phát triển mạnh đến giai đoạn nặng rồi mới chữa trị.
  • Lựa chọn phương pháp chữa trị bệnh trĩ phù hợp với từng mức độ bệnh hiện tại.

Một số phương pháp chữa trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay như:

1. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Đây là cách dùng các loại cây lá dân gian chữa trị bệnh trĩ như: cây rau diếp cá; lá bỏng, sung quả; cây rau muống; cây rau sam; đậu đen, đậu đỏ; lá trầu không; rau diếp cá; cây cỏ mực; lá vông; lá ngái; lá cúc tần; lá ngải cứu; cây lược vàng; nghệ tươi, lá thầu dầu tía……

Phương pháp này thường phù hợp với người bệnh ở giai đoạn mới hình thành, các triệu chứng bệnh trĩ không quá nặng và cũng không biểu hiện thường xuyên. Tuy nhiên, cách chữa bệnh trĩ bằng dân gian ít có hiệu quả với các cấp độ bệnh trĩ nặng hoạt chất kháng sinh trong cây lá dân gian không đủ mạnh để điều trị bệnh trĩ độ nặng.

2. Dùng thuốc Tây chữa bệnh trĩ

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây y là cách làm nhiều người lụa chọn bởi dễ sử dụng, ít mất thời gian điều chế, và có hiệu quả làm giảm các triệu chứng nhanh. Tuy nhiên bên cạnh đó việc dùng thuốc Tây chữa bệnh trĩ cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ tùy theo từng loại kháng sinh, sự hoạt động của từng loại kháng sinh.

thuốc Tây chữa bệnh trĩ
thuốc Tây chữa bệnh trĩ

Một số loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh trĩ như:

  • Thuốc uống làm tăng sức bền tĩnh mạch: Daflavon 500mg.
  • Thuốc nhuận tràng giúp đại tiện dễ dàng hơn: Thuốc Forlax, Thuốc Sorbitol, Thuốc Duphalac…
  • Kem bôi tại chỗ: kem Kẽm Oxyd 10%; kem bôi Xylocaine Jelly 2%.

Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua thuốc về chữa trĩ. Cần xin đơn thuốc và chỉ định từ bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.

Phẫu thuật cắt trĩ

Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp với người bệnh mắc bệnh trĩ cấp độ 4 – giai đoạn bệnh trĩ nặng nhất và dễ xảy ra biến chứng, yêu cầu cần điều trị nhanh các triệu chứng bệnh. Đây được xem là phương pháp chữa trị bệnh trĩ cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không còn tác dụng hoặc chỉ không đảm bảo đủ tiến độ điều trị.

Một số phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến hiện nay: cắt trĩ bằng PPH; cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT; cắt trĩ bằng tia Laser; cắt trĩ bằng phương pháp Longo… giúp giải quyết nhanh các búi trĩ ngăn ngừa biến chứng bệnh trĩ giai đoạn nặng.

Hướng dẫn phòng bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Dưới đây là một vài phương pháp bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà để phòng bệnh trĩ.

Không ngồi hoặc đứng quá lâu

Đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu cũng là một yếu tố hình thành bệnh trĩ và làm tái phát bệnh ở những người đã điều trị khỏi. Vì vậy, người bệnh vận động thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Không ngồi hoặc đứng quá lâu
Không ngồi hoặc đứng quá lâu

Đối với những người có công việc đặc thù phải đứng, ngồi nhiều như: người làm việc văn phòng, công nhân nhà máy, xưởng… nên tự tạo điều kiện để cơ thể được đi lại, vận động ít nhất 1 lần/giờ nhằm làm giảm áp lực liên tục lên vùng hậu môn ngăn ngừa việc hình thành bệnh trĩ. Đây không chỉ là cách phòng bệnh trĩ đơn giản mà còn là cách giúp tinh thần thoải mái để công việc đạt hiệu quả cao hơn.

Tập thói quen đi đại tiện buổi sáng

Việc đi đại tiện 1 lần/ngày đặc biệt vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe con người, đồng hồ sinh học của con người cũng nhưng những người đang mắc bệnh trĩ. Bởi lẽ:

Theo đồng hồ sinh học của cơ thể, từ 5 giờ – 7 giờ là “thời gian vàng” của ruột già và hậu môn. Đây là thời điểm ruột già hoạt động “xung” nhất nhằm đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể để sau đó tiếp nhận lượng thức ăn buổi sáng khởi đầu cho ngày mới.

Tập thói quen đi đại tiện buổi sáng
Tập thói quen đi đại tiện buổi sáng
Phòng ngừa bệnh trĩ bằng thói quen đi đại tiện vào buổi sáng

Đừng biến WC thành “thư viện online”

Nhiều người thường có thói quen mang điện thoại, Ipad vào nhà vệ sinh khi đi đại tiện để đọc sách báo, lướt web, lướt Facebook khi đi nặng. Tưởng chừng như đây là một điều không liên quan nhưng thực tế nó lại là “kẻ tiếp tay” cho bệnh trĩ trong cơ thể bạn.

Việc không tập trung đi đại tiện khiến thời gian đi đại tiện lâu hơn, lượng máu chảy ra từ búi trĩ nhiều hơn khiến người bệnh bị mất máu. Và nó cũng là cơ hội để chứng táo bón “lên ngôi” ngay cả khi bạn đã ở trong WC.

Vậy nên, thay vì biến WC thành một “thư viện online” thì người bệnh hãy tập trung khi đi đại tiện; tự tập thói quen đại tiện hàng ngày (tốt nhất là vào buổi sáng) giúp cơ thể làm quen với việc đào thải chất cặn bã thường xuyên, từ đó phòng ngừa chứng táo bón cũng như bệnh trĩ.

Đừng trì hoãn khi bạn “mót đại tiện”

Hãy đứng dậy và “đi tiêu” ngay khi bạn có cảm giác buồn. Hành động này không chỉ làm giảm áp lực cho vùng trực tràng hậu môn mà còn là giúp ngăn chặn chứng hình thành hoặc phát triển nặng hơn.

Hãy nhớ đứng dậy ngay lập tức khi bạn có “cơn buồn”. Đây là thói quen tốt tiêu diệt chứng táo bón rất hiệu quả.

Phòng bệnh trĩ bằng cách ăn nhiều chất xơ và rau xanh

Các loại rau xanh, củ, hoa quả và các loại hạt ngũ cốc (hay còn gọi là nguồn chất xơ)… không chỉ giúp cân bằng dưỡng chất mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, giúp quá trình đào thải cặn bã hiệu quả, ngăn ngừa và điều trị chứng táo bón, táo bón kinh niên – nguyên nhân hàng đầu tác động gây nên bệnh trĩ.

Vì vậy, thói quen ăn nhiều chất xơ và giảm bớt các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, cholesterol không chỉ giúp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả mà còn giúp cơ thể tăng cường hoạt động trao đổi chất để có một sức khỏe tốt.

Một số loại rau xanh và chất xơ tốt mà người bệnh trĩ có thể tham khảo như:

Phòng bệnh trĩ bằng cách ăn nhiều chất xơ và rau xanh
Phòng bệnh trĩ bằng cách ăn nhiều chất xơ và rau xanh
  • Các loại đậu như: đậu hà lan, đậu đũa…
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt: đậu nành (đỗ tương), đậu phộng (lạc), đỗ đen, đỗ đỏ, vừng (mè đen), bột yến mạch, gạo lức, lúa mạch…
  • Các loại rau họ cải: súp lơ xanh (bông cải xanh), súp lơ trắng, cải ngọt, cải xoăn, cải bắp, cỉa thảo, củ cải…
  • Các loại rau giúp nhuận tràng như: rau khoai lang, rau mùng tơi, rau chân vịt, rau chùm ngây, khoai tây, khoai lang.
  • Một số loại rau khác như: Bí xanh, rau cần tây, ớt chuông, dưa chuột, bầu, bí đỏ…
  • Các loại hoa quả tốt cho người bệnh trĩ: Táo, lê, quả mâm xôi, hoa atiso, chuối, mận.

Các loại thực phẩm cần tránh như:

  • Pho mát.
  • Các bánh mì, mì ống vì chúng có nguồn gốc từ tinh bột nên rất ít chất xơ.
  • Các đồ ăn nhanh, thức ăn mặn, hay thịt quay, thịt nướng, các loại thịt làm sẵn.
  • Đồ ăn cay nóng hoặc các thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng.
  • Rượu và đồ uống có cồn.

Tập thói quen uống nhiều nước

Mỗi ngày uống tối thiểu từ 1,5 – 2 lit nước/ngày là một trong những cách đơn giản nhất giúp phòng ngừa bệnh trĩ. Đây cũng là thói quen giúp tăng cường trao đổi chất và đào thải các chất độc tố ra bên ngoài cơ thể.

Thói quen uống nước hàng ngày giúp phòng ngừa bệnh trĩ
Thói quen uống nước hàng ngày giúp phòng ngừa bệnh trĩ

Ngoài việc uống nước lọc, người mắc trĩ cũng có thể thay thế bằng cách uống các loại nước ép hoa quả, sinh tố hoa quả, nước ép rau củ cũng là một cách thức giúp cung cấp chất xơ bằng đường uống.

 

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sát khuẩn

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và búi trĩ thường xuyên (không phải chỉ sau khi đi đại tiện) là một cách phòng ngừa biến chứng bệnh trĩ hiệu quả cũng như giúp cải thiện bệnh trĩ.

Sát khuẩn Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng
Sát khuẩn Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng

Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Sau khi đi vệ sinh người bệnh nên dùng vòi xịt rửa bằng nước ấm.
  • Sau đó rửa sạch lại với nước ấm pha muối loãng.
  • Lau khô búi trĩ và hậu môn và sinh hoạt bình thường.

Thử Thay đổi độ cao khi ngồi đại tiện

Hãy thử nâng cao hai bàn chân lên một chút bằng một chiếc ghế kê bạn sẽ có cảm giác dễ đi tiêu hơn. Bởi việc thay đổi này được coi như cách làm giống với vị trí trực tràng trong cơ thể, nhờ đó mà phân đi qua dễ dàng và ít gặp trở ngại hơn.

Việc điều trị bệnh trĩ sẽ vô cùng đơn giản và hiệu quả nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể khỏi nhanh chóng. Bên cạnh đó, từ hiểu biết về các nguyên nhân gây bệnh trĩ, người bệnh có thể phòng bệnh tái phát như tránh ngồi nhiều và phải thường xuyên vận động tập luyện thể dục thể thao, uống nhiều nước, không đi vệ sinh quá lâu…để ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ.

Tóm lại nguyên nhân gây bệnh trĩ  cách phòng bệnh trĩ đơn giản:

Như vậy bài viết Thuốc Nam Triệu Hòa chia sẻ trên đây về Nguyên nhân gây bệnh trĩ & cách phòng bệnh trĩ đơn giản! đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và khách quan hơn từ đó xem bạn cần hỗ trợ như thế nào để có thể khỏe mạnh hơn trong tương lai.


Mời bạn tham khảo sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tuyệt vời giúp hàng triệu người khỏe mạnh tự tin hơn mỗi ngày: Cao trĩ Triệu Hòa

Giúp người muốn tăng cường sức khỏe cho hệ thống tĩnh mạch trĩ, nhuận tràng. Người hay bị táo bón, đi đại tiện chảy máu tươi, đau rát hậu môn. Người bị trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ tổng hợp, sa búi trĩ..

YouTube video

Bạn vừa đọc xong bài viết: Nguyên nhân bị bệnh trĩ – Cách Chữa và phòng bệnh trĩ

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Sách cây thuốc người Dao Ba Vì

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

ZALO HN
ZALO HCM
HCM: 0385.034.610
HN: 0981.025.987