Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Thiên lý – Công dụng, Đặc điểm cách trồng và chăm sóc thiên lý, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Thiên lý – Công dụng, Đặc điểm cách trồng và chăm sóc thiên lý được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Cây thiên lý là một loại cây thân leo được trồng nhiều tại Việt Nam, không những là một loại thực phẩm đắt đỏ mà nó còn là dược liệu góp mặt trong các bài thuốc dân gian chữa các bệnh lý lòi dom, bí tiểu, rất tốt cho người vô sinh và người muốn có chế độ giảm cân hiệu quả. Cùng chúng tôi điểm qua những công dụng chữa bệnh của thiên lý qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Bông thiên lý
Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm… Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao…
Hoa thiên lý được ưa chuông không chỉ được sử dụng như một món ăn ngon, đặc sản mà còn được xem như vị thuốc bổ dưỡng giúp hỗ trợ điều trị rất tốt trong những trường hợp sau đây:
Tốt cho người bị trĩ, sa dạ con
Lá và hoa thiên lý không những chế biến thành món ăn khá ngon mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh trĩ và sa dạ con hiệu nghiệm. Người phụ nữ mang thai bị trĩ cũng có thể dùng hoa thiên lý để trị bệnh mà không phải lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng lá thiên lý giã đắp trực tiếp vào chỗ bị trĩ, kết hợp Kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá thiên lý tươi, hoặc nấu canh ăn trực tiếp. Đây cũng là bài thuốc hiệu nghiệm chữa bệnh sa dạ con.
Tốt cho người bị vô sinh
Chất kẽm trong hoa thiên lý có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với chì.
Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ thông từ 20g đến 30g (100-200g tươi). Khi chế biến các món ăn với hoa thiên lý, chú ý không xào nấu quá chín sẽ làm giảm các dưỡng chất và dập nát cánh hoa, mất ngon.
Giúp hỗ trợ giảm cân
Trong hoa thiên lí chứa một lượng lớn chất xơ và chất diệp lục của cây giúp cơ thể dễ dàng trao đổi chất hơn, từ đó làm việc hấp thụ chất béo của cơ thể từ lượng thức ăn hàng ngày, đồng thời gây cảm giác mau no, bạn sẽ dừng bữa ăn của mình sớm hơn mọi ngày.
Ngoài ra, hoa thiên lí chỉ chứa một lượng rất nhỏ calo nên bạn hoàn toàn co thể sử dụng hoa thiên lí hằng ngày cho thực đơn giảm cân hằng ngày của mình mà không cần phải sợ béo phì.
Giúp chữa mất ngủ, ngủ ngon hơn
Để có giấc ngủ ngon, bạn nên dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt lợn nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày một lần trong vài ngày liền.
Đối với người mất ngủ thường xuyên nên dùng hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị chừng 30 – 50g, rửa sạch thái nhỏ nấu chung thành canh, nêm đủ mắm muối, bột nêm cần ăn trong 4 – 7 ngày.
Giúp giảm đau nhức xương cốt
Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ có tác dụng đau nhức xương cốt. Lưu ý, do trong thiên lý chứa kẽm nên khi sử dụng không xào nấu cùng với các thức ăn giàu chất sắt như gan, thịt lợn nạc, rau muống… vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.
- Tên gọi khác: Dạ lài hương, hoa thiên lý, cây hoa lý
- Tên gọi theo khoa học: Telosma cordata (Burn. f) Merr Pergularia Minorander
- Thuộc họ theo khoa học: Asclepiadaceae
Những đặc điểm thực vật của cây
Cây thiên lý là một loại cây thân thảo, dây leo, mảnh, không có tua cuốn, thân hơi có lông nhất là bộ phận đang còn non. Thân dài từ 1- 10m, có màu lục ánh vàng
Lá thiên lý có hình tim, cuống lá 1-5cm, lông trải đều trên gân lá, đầu lá nhọn, phiến lá có hình trứng dài 4-12cm, rộng 3-10cm
Cây Thiên lý là thực vật dây leo, màu xanh ánh vàng có hoa nở thành chùm
Hoa mọc thành chùm to dưới nách lá, mỗi bông hoa có 5 cánh mở rộng, có màu xanh lục hoặc ngả vàng, cuống hoa 0,5-1,5cm, có lông măng. Tràng hoa màu xanh lục ánh vàng, ống tràng dài 6-10mm và rộng 4-6mm. Thông thường sẽ ra hoa vào khoảng đầu tháng 5 đến tháng 10 và kết quả khoảng tháng 10 đến tháng 12.
>>> Xem thêm: Dành dành là cây gì? Đặc điểm và công dụng trong việc điều trị bệnh
Cây phân bố ở đâu?
Cây thiên lý thuộc dạng thực vật dây leo thường mọc ở những cánh rừng thưa có nhiều cây bụi. Bên cạnh, nó còn được gieo trồng ở nhiều nơi như Quảng Đông – Quảng Tây (Trung Quốc), Kashmir (Ấn Độ), Myanma, Pakistan, Châu Âu và Nam Mỹ.
Ngoài ra, cây thiên lý còn được trồng nhiều ở Việt Nam chủ yếu là khu vực miền Bắc, để tạo bóng mát và lấy hương thơm từ hoa. Bên cạnh còn lấy lá và hoa để chế biến món ăn.
Thu hái và chế biến
Thu hái: thu hoạch lá trong khoảng thời gian vào tháng 6 đến tháng 11 hằng năm. Thu hái hoa vào độ từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm
Chế biến: Cây thiên lý thường được sử dụng ở dạng tươi giã nát với muối và thêm nước vào để vắt lấy nước, ít khi dùng ở dạng phơi khô
Bộ phận sử dụng
Lá và hoa
Cách bảo quản thế nào?
Lá và hoa thiên lý sau khi thu hoạch nên sử dụng ngay hoặc chỉ nên để sau 1 ngày ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng
Các thành phần hóa học của cây
Theo các nghiên cứu, cây thiên lý có chứa Ancaloit chủ yếu là trong thân và lá, rất ít trong hoa. Đây là một loại amin chứa độc tố, nếu không cẩn thận dùng quá nhiều sẽ có thể gây ngộ độc thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên với liều lượng ở mức vừa đủ thì sẽ không gây nguy hiểm, mà còn có công dụng trong việc điều trị bệnh
Ancaloit còn được tìm thấy trong các thực vật (khoai tây, cà chua) và trong động vật (tôm, cua, ốc, hến)
Cây thiên lý khá dễ trồng, chỉ cần trồng 1 lần thì có thể thu hoạch được nhiều vụ trong nhiều năm liên tiếp. Mọi người có thể trồng hoa thiên lý ở ruộng hoặc nếu trồng tại nhà thì cũng có thể sử dụng các loại thùng xốp hay xô chậu có kích thước rộng ít nhất 30cm và có độ sâu 60cm để trồng dây thiên lý.
Thiên lý là loại cây thân dây ưa sáng, ưa ẩm và cần được tưới nhiều nước nhưng lại chịu rét kém và không chịu được ngập úng vào điều kiện mưa nhiều. Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây thiên lý là vào vụ mùa xuân. Nhiệt độ tốt nhất là khoảng 20 – 35°C.
Trồng dây thiên lý bằng việc giâm cành, thế nên cần phải chuẩn bị những nhánh dây thiên lý không quá già hay quá non để làm hom trồng.
Địa điểm trồng dây thiên lý phải ở nơi thoáng gió, có nhiều ánh sáng và không gian thoáng để khi dây phát triển thì có thể làm giàn cho cây leo bò. Có thể chọn những nơi gần hàng rào hoặc bờ tường để trồng cây thiên lý
Hoa thiên lý phù hợp trồng trên các loại đất thịt pha cát, loại đất có độ tơi xốp, khả năng hút ẩm cao, tuy nhiên phải chú ý không để đất bị ngập nước sẽ khiến dây thiên lý bị thối rễ.
>>> Xem thêm: Bạch Đầu Ông là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng
Hướng dẫn chi tiết trồng hoa thiên lý
Bước 1: Chuẩn bị dây trồng
Bạn có thể chọn mua ở vựa cây giống những dây thiên lý được ươm sẵn hoặc chọn những nhánh dây thiên lý hơi già, thân to có màu xám với kích thước dài khoảng 20 – 30cm để thuận tiện cho việc ươm cành.
Bước 2: Ươm dây hoa thiên lý
Có thể xử lý kích thích cành thiên lý nhanh mọc rễ bằng việc nhúng các đoạn dây đã chuẩn bị vào dung dịch Atonik hoặc NAA. Hoặc thủ công hơn thì có thể đặt các đoạn gốc của nhánh dây vào tro bếp để giúp nhánh cây không bị chảy nhựa và cứng cáp hơn, sau đó đặt vào xô nước lạnh để giữ cành được tươi.
Chuẩn bị những bầu đất trong các chậu đất hoặc túi đất, lưu ý đất để ươm cây cũng phải bón lót phân đầy đủ để tăng cường chất dinh dưỡng cho dây thiên lý đâm rễ, tưới nước cho đất ẩm trước khi ươm cành. Chú ý cần đục những lỗ nhỏ ở để đất thoát nước.
Tiến hành ươm cành bằng cách vùi các đoạn dây xuống đất khoảng 5 – 7cm, vun đất cho chặt gốc rồi dùng rơm rạ, tro trấu ủ cho kín gốc để chắn gió và kích thích cành đâm rễ và chồi mới
Đặt bầu ươm ở nơi râm mát, tưới nước mỗi ngày 2 lần cho bầu ươm. Sau khoảng 15 – 20 ngày thì nhánh dây sẽ mọc rễ, khi cây đạt độ cao khoảng 50 – 60cm thì lúc này sẽ mang các bầu ươm đi trồng.
Bước 3: Trồng hoa thiên lý
Trước khi tiến hành trồng khoảng 10 ngày thì phải làm đất kỹ, cày xới đất tơi xốp và bón lót phân chuồng ủ mục, vôi và hỗn hợp các loại phân NPK và lân để tăng cường dưỡng chất cho đất trồng.
Lên luống cao 35 – 40cm và đào hố sâu 40 – 50cm để trồng, mỗi hố trồng dây thiên lý cách nhau khoảng 2m.
Đặt bầu cây xuống hố đất rồi lấp đất lên vun cho chặt gốc, bổ sung rơm rạ, mùn mục, tro trấu phủ quanh gốc dây mới trồng. Sau đó tưới nước cho cây.
Dùng những cọc tre hay gỗ có chiều cao từ 1 – 1,5m cắm sát gần thân cây thiên lý rồi buột dây vào cọc để giúp dây thiên lý có điểm tựa trong thời gian đầu.
Sau khi trồng dây cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để dây hoa thiên lý hồi sức.
Bước 4: Làm giàn hoa thiên lý
Hoa thiên lý sau khi trồng khoảng 20 ngày sẽ mọc nhánh cho dây leo bám vào các cọc đã cắm. Thời điểm này cây phát triển rất nhanh, cây thiên lý trưởng thành có thể dài từ 2 – 3m, vì vậy cần tiến hành làm giàn cho cây.
Làm giàn cho cây cần phải sử dụng các cọc tre, cọc gỗ hay cọc bê tông,… với độ chắc khỏe và độ cao từ 2,5 – 3m. Đóng mỗi cọc xuống đất với độ sâu 50cm và khoảng cách các cọc phải cách nhau 3m, dùng dây thép hoặc kẽm để giăng trên đầu các cọc lại với nhau tạo thành một hệ thống giàn.
Nếu trồng ở nhà thì làm giàn tùy vào diện tích, giàn thiên lý trồng ở sân thượng hoặc trước hiên nhà có thể vừa làm cảnh vừa che mát rất tiện lợi.
>>> Xem thêm: Bồ Hoàng Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?
Chăm sóc hoa thiên lý
Tưới nước
Hoa thiên lý cần được tưới nhiều nước để phát triển, tuy nhiên không được để tình trạng đất bị ngập nước gây thối rễ và cũng không được để đất quá khô sẽ khiến cây bị còi cọc. Vào mùa mưa thì cần chú ý vun luống cho cây cao 1/2m để tránh bị ngập úng.
Trong 1 tuần sau khi trồng cần phải tưới nước cho cây mỗi ngày 2 lần. Sau đó có thể tưới nước cách 2 – 3 ngày một lần, nhưng vẫn phải đảm bảo giữ độ ẩm cho đất để cây phát triển tốt, đặc biệt là vào giai đoạn cây sắp ra hoa.
Bón phân
Giai đoạn 1: Sau khi trồng thiên lý được 2 tuần thì tiến hành bón cho cây bằng phân bón phức hợp DAP pha nước tưới cách gốc 50cm để giúp bộ rễ cây sinh trưởng và bám đất tốt hơn.
Giai đoạn 2: Khoảng 1 tháng sau trồng thì tiến hành bón thúc lần 1 với phân đạm + ure pha loãng với nước tưới vào gốc và phun sương cho cây
Gai đoạn 3: Sau khi bón thúc lần 1 thì tiếp tục bón thúc các lần tiếp theo với 200g phân NPK cho mỗi gốc cây với quy trình mỗi lần cách nhau 10 – 12 ngày.
Giai đoạn cây ra hoa: Ở thời điểm cây bò kín giàn và chuẩn bị đâm nụ ra hoa thì cần bón phân định kỳ cho cây hàng tháng bằng phân chuồng ủ hoại hoặc phân NPK bón trực tiếp vào gốc cây.
Giai đoạn sắp thu hoạch: Ở thời điểm khi cây sắp cho đợt thu hoạch hoa, thì trước khoảng 15 ngày cần tăng cường bón thêm lân và kali.
Giai đoạn sau thu hoạch: Sau mỗi đợt thu hoạch bông thiên lý thì cần phải bón thúc thêm phân chuồng ủ hoại, rơm rạ, mùn mục hoặc tro trấu vào xung quanh khu vực gốc cây với lượng phân chuồng từ 15 – 25kg 1 gốc cây. Nếu bón phân NPK thì mỗi gốc cần phải bón 300g phân vào gốc rồi tưới nước để cây tiếp tục phát triển.
Cắt tỉa
Ở giai đoạn khi các nhánh dây thiên lý bắt đầu mọc tỏa ra khắp giàn. Lúc này cần chủ động dẫn nhánh trải đều trên mặt giàn để tránh các dây leo chồng chéo lên nhau. Kiểm tra cắt tỉa bớt các lá già, cành rậm rạp để hạn chế sâu bệnh và rầy rệp gây hại.
Phòng trị sâu bệnh ở hoa thiên lý
Trồng hoa thiên lý cần chú ý đến một số loại sâu bệnh gây hại như rầy rệp và bọ trĩ, đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng. Để phòng trị bệnh hại này thì cần phải chú ý lượng nước tưới cho cây đầy đủ, tránh để cây bị thiếu nước. Nếu phát hiện rầy rệp, rầy mềm, rệp sáp hay bọ trĩ gây hại thì cần phải bắt giết ngay, hoặc nếu mật độ nặng thì có thể sử dụng thuốc Supracide để phun.
Một số loại nấm bệnh cũng thường gây hại cho cây thiên lý khiến cây bị thối gốc, thối rễ, hoa bị teo khiến năng suất và chất lượng giảm đáng kể, đặc biệt là vào mùa mưa. Để khắc phục bệnh hại này thì cần phải chú ý kỹ ở khâu làm đất, vun gốc, chú ý nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng, thường xuyên cắt tỉa bớt các lá già và cành để giàn hoa thiên lý thông thoáng. Nếu mật độ bệnh hại nặng thì có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Aliettel, Benlat C, Ridomil,… để phun trên mặt lá và tưới vào gốc bị bệnh.
Những thông tin liên quan đến những cây thiên lý do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Mặc dù lá và hoa thiên lý rất tốt cho sức khỏe nhưng thành phần ẩn sâu bên trong nó lại chứa độc tố. Vì vậy không nên quá lạm dụng, người bình thường chỉ nên ăn khoảng 2 lần mỗi tuần là tốt nhất. Bên cạnh để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ trong quá trình sử dụng loại dược liệu này chữa bệnh.
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Thiên lý – Công dụng, Đặc điểm cách trồng và chăm sóc thiên lý:
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Thiên lý – Công dụng, Đặc điểm cách trồng và chăm sóc thiên lý. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Thiên lý – Công dụng, Đặc điểm cách trồng và chăm sóc thiên lý, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.