Chào bạn chúng ta lại gặp nhau trong bài viết này, đây là bài viết nằm trong chuyên mục những cây thuốc quanh khu vườn quanh gia đình, Thuốc Nam Triệu Hòa.vn xin chia sẻ về bài thuốc chữa bệnh từ thiên niên kiện – cây lá gai – Hoắc hương bao gồm những thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về bài thuốc chữa bệnh từ thiên niên kiện – cây lá gai – Hoắc hương.
Ngoài ra còn có những cách sử dụng tuyệt vời cho loại cây thuốc hay – kỳ diệu này.
Khi chúng ta có những kiến thức hữu ích và có có tính xác thực từ những đơn vị uy tín thì bạn có thể sử dụng những loại cây thuốc xung quanh nhà để hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe dễ dàng hơn.
Bởi vì đây tất cả là những cây thuốc bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm xung quanh khu vườn nhà mình.
Bình thường chúng ta luôn luôn thấy những cây này nhưng chúng ta không biết đây là một cây có thể hỗ trợ cho bạn về vấn đề sức khỏe rất tốt. Không để bạn đợi lâu, bây giờ mời bạn đọc tiếp bài viết để hiểu rõ về bài thuốc chữa bệnh từ thiên niên kiện – cây lá gai – Hoắc hương.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ thiên niên kiện
Trị đau nhức xương khớp và thấp khớp
Chuẩn bị: Bạch chỉ 8g, thiên niên kiện 12g và cốt toái bổ 10g.
Thực hiện: Sắc uống, dùng hằng ngày.
Giúp giảm đau lưng mỏi gối
Chuẩn bị: Quả dành dành 8g, thiên niên kiện 12g và rễ bưởi bung 10g.
Thực hiện: Đem các vị ngâm với rượu, uống hằng ngày.
Chữa đau mỏi xương khớp, tê bì chân tay ở người cao tuổi
Chuẩn bị: Kim ngân hoa, thổ phục linh, thiên niên kiện, ké đầu ngựa, dây đau xương, cà gai leo, cở xước, hy thiêm và cây xấu hổ, mỗi vị bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem các vị rửa sạch, sau đó đun với nước theo tỷ lệ 1:1, đun thành Siro hoặc chế thành rượu thuốc.
Trị đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay
Chuẩn bị: Thương nhĩ tử (sao vàng) 12g, ngải cứu 12g, thiên niên kiện 12g, thổ phục linh 18g, cỏ mực 16g, hy thiêm 28g, rễ cỏ xước 40g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.
Trị phong thấp
Chuẩn bị: Ngưu tất 5g, thiên niên kiện 10g, mộc qua 15g và hy thiêm 20g.
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa da nổi mẩn ngứa và dị ứng
Chuẩn bị: Gừng, sả và thiên niên kiện mỗi vị 10g.
Thực hiện: Sắc uống hết trong ngày.
Chữa đau bụng kinh
Chuẩn bị: Gỗ vang, rễ sim rừng, rễ bưởi bung, thiên niên kiện và rễ bướm bạc, các vị bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Điều trị đau mỏi lưng và nhức đầu gối khi thời tiết lạnh
Chuẩn bị: Dây chiều, đan sâm, xích thược, độc hoạt, tang ký sinh, thiên niên kiện, kê huyết đằng, thục địa, thổ phục linh, khương hoạt và đỗ trọng mỗi thứ 12g, nhục quế 8g, hoài sơn 16g, đảng sâm 20g, ngưu tất 10g.
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Lưu ý: Không dùng thiên niên kiện cho người bị nhức đầu, táo bón và âm hư nội nhiệt.
Những công dụng tuyệt vời từ cây lá gai
Công dụng tuyệt vời của cây lá gai đối với sức khỏe
Bổ an thai: Rễ cây mới hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước cô còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, chỉ 1-2 ngày là có kết quả.
Lợi tiểu: Sử dụng 30g rễ cây gai sắc lấy nước uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 đến 5 ngày có công dụng lợi tiểu. Cải thiện tình trạng tiểu nhắt.
Dưỡng huyết an thai: Cây gai tươi 50g, hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g; sắc trữ ma căn lấy nước nấu với gạo và hồng táo thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Trị sa tử cung: Rễ gai khô 30g sắc với 600ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3 – 4 ngày.
Trị tiểu nước trắng đục như nước vo gạo: Rễ gai 30g, rau dừa nước và thổ phục linh (mỗi thứ 20g), đinh lăng, trinh nữ và thương nhĩ tử (mỗi thứ 16g). Nấu với 1.000ml nước, cô lại còn 1/4 (250ml), chia 2 lần uống trong ngày.
Trị phong thấp đau nhức các khớp: Rễ cây tầm gai (trữ ma căn), 50g, ngâm với 1 lít rượu 1 tuần. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.
Trị tay chân tê mỏi: Rễ cây gai 15 – 20g, sắc uống. Làm mụn nhọt bớt mưng mủ, giảm sưng đau: rễ gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau) giã nát đắp lên mụn nhọt. Đắp 1 – 2 ngày.
Trị chứng đại tiểu tiện ra máu: Lá gai 15 – 20g. Sắc lấy nước và dùng uống nhiều lần trong ngày.
Trị đái dắt do nhiệt: Mã đề và rễ gai mỗi vị 30g, hành tươi 3 nhánh. Đem nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào nồi sắc, dùng uống hết 1 lần/ ngày. Áp dụng bài thuốc từ 3 – 5 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
Cầm máu vết thương: Lá gai tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, băng lại.
Ngăn ngừa rụng tóc: Chiết xuất từ rễ có nhiều chất sắt, được dùng để ngăn ngừa rụng tóc.
Lưu ý:
-Không phải bệnh do thực nhiệt không nên sử dụng cây gai.
-Cây gai có thể gây ngứa khi dùng tươi nhưng khi luộc chín hoặc nấu canh, thảo dược không còn ngứa và có thể dùng ăn như một loại rau.
-Cây gai không có độc nhưng có tính hàn. Vì vậy tránh sử dụng bài thuốc này cho người có thể trạng hư hàn hoặc sử dụng trong thời gian dài./.
Hoắc hương phòng chữa bệnh tiêu hóa
Hoắc hương được sử dụng khá phổ biến nhưng rất ít ai biết hết đầy đủ về công dụng và giá trị chữa bệnh mà nó đem lại.
Trị thổ tả trong mùa nắng: Hoạt thạch sao 80g, hoắc hương 10g, đinh hương 2g. Tán bột, mỗi lần uống 4-8g, uống với nước cơm (lấy lúc nấu cơm đang sôi).
Trị hoắc loạn thổ tả: Trần bì (bỏ ruột trắng), lá hoắc hương (sạch đất) lượng bằng nhau, mỗi lần dùng 20g, đổ 1,5 chén nước, sắc còn 7 phân, uống ấm, không kể số lần, đến lúc khỏi mới thôi
Trị sốt rét: Cao lương khương (riềng khô) 20g, hoắc hương 20g, tất cả tán bột, chia làm 4 phần, mỗi phần đổ 1 bát ăn cơm nước sắc còn 1 chén nhỏ, uống ấm, chưa đỡ uống tiếp.
Trị hôi miệng: Hoắc hương rửa sạch, sắc nước, thường xuyên ngậm súc.
Trị trẻ em nha cam lở loét chân răng, chảy máu mủ, hôi miệng, sưng mồm: Thổ hoắc hương, thêm một ít khô phàn tán bột, xát chân răng.
Trị thai khí bất an, khí bế, thăng giáng không được, nôn ụa nước chua: Hoắc hương, hương phụ, cam thảo đều 8g, tán bột, mỗi lần uống 8g, thêm chút muối ăn, đổ nước nấu sôi vài dạo rồi uống.
Trị mụt lở rỉ chảy nước: Lá hoắc hương, tế trà (chè vụn) đồng cân lượng, đốt ra tro, hòa dầu phết trên lá dán lạ vào mụt.
Trị vết thương chảy máu: Thổ hoắc hương, long cốt tán bột, đắp lên vết thương, băng lại.
Chữa ăn không tiêu, sôi bụng, đau bụng: Hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12g, hoa đại 12g, vỏ bưởi đào sao cháy 6g. Tất cả tán thành bột trộn đều. Mỗi lần uống 2g với nước chè nóng trước bữa ăn nửa giờ. Ngày uống 3 lần.
Chữa tiêu chảy: Hoắc hương 12g; nụ sim 8g, sao; đậu ván trắng 8g; sa nhân 8g, mộc hương 8g, cát căn 12g; cam thảo 4g; vỏ rộp ổi 8g; gừng nướng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa cảm, sốt, ho, đau nhức: Hoắc hương 6g, tía tô 6g, hương nhu 6g, lá chanh 8g, cam thảo đất 8g, chua me đất 10g, gừng 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa phát ban: Hoắc hương, hậu phác, trần bì, bồ bồ (nướng), mỗi vị 50g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống nửa thìa cà phê.
Kiêng kỵ: Thuốc này có tính chất khô háo, làm tổn hại phần âm, hao khí, người thể âm hư mà không bị thấp và người yếu dạ sinh nôn không dùng./.
Như vậy bài viết trên đây thuốc nam Triệu Hòa đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất và hữu ích nhất vềbài thuốc chữa bệnh từ thiên niên kiện – cây lá gai – Hoắc hương. Hi vọng góp phần giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định và sử dụng hợp lý những loại cây thuốc tuyệt vời này. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc nam Triệu Hòa tại đây.
Bài viết này được nhóm biên tập viên của Thuốc Nam triệu Hòa tham khảo từ những đơn vị uy tín, và theo như yêu cầu được ghi rõ có tham khảo Nguồn từ Bandantoc.vn.