Hải Thượng Lãn Ông Là Ai? Ông Tổ Ngày Y Học Cổ Truyền Là Ai?

Trong bài viết này Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu về người được coi là Ông Tổ Ngành Y học cổ truyền Việt Nam, ông dành cả đời mình học tập làm việc miệt mài mẫu mức, ông coi danh tiếng chỉ là thứ hư vô còn những điều tốt đẹp để lại cuộc đời mới là điều quan trọng.

Bài viết này được nhóm biên tập Thuốc Nam Triệu Hòa dẫn dữ liệu ở những nguồn thông tin uy tín để chúng ta cũng tìm hiểu học hỏi và noi gương Hải Thượng Lãn Ông, để lại cho đời những giá trị tốt đẹp

Hải Thượng Lãn Ông Là Ai? Ông Tổ Ngày Y Học Cổ Truyền Là Ai?
Hải Thượng Lãn Ông Là Ai? Ông Tổ Ngày Y Học Cổ Truyền Là Ai?

Hải Thượng Lãn Ông là ai?

Hải Thượng Lãn Ông (chữ Hán: 海上懶翁, 10 tháng 11 năm 1724 – 18 tháng 3 năm 1791), tên thật là Lê Hữu Trác (黎有晫) là một lang y, được coi là ông tổ của ngành y học cổ truyền Việt Nam.

Lê Hữu Trác, hiệu Hải Thượng Lãn Ông, sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tý (theo dương lịch là ngày 11 tháng 12 năm 1720), nguyên quán thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên), mất ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) ở quê mẹ, xứ Bầu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) thọ 71 tuổi. Sinh trưởng trong một gia đình khoa mục, cha là Lê Hữu Mưu đỗ Đệ Tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ công, Triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư và mẹ là Bùi Thị Thưởng.

Lê Hữu Trác lúc nhỏ theo cha đi học ở Kinh thành Thăng Long, nổi tiếng là người thông minh học giỏi, hiểu rộng, thơ hay. Năm Kỷ Mùi (1739), cha mất, ông phải thôi học, về nhà tiếp tục đọc sách, ông thi vào Tam Trường rồi sau không đi thi nữa.

Lê Hữu Trác lớn lên giữa lúc chế độ phong kiến triều Lê đang tan rã, Nhà Trịnh đoạt quyền vua Lê. Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn tranh giành quyền lực, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi. Năm 1740, nghĩa quân Hoàng Công Chất đánh chiếm Khoái Châu, sát huyện Yên Mỹ, Lê Hữu Trác khi ấy 20 tuổi, phải lánh đi nơi khác để tiếp tục đọc sách, ông học binh pháp, rồi tòng quân. Song sống trong hàng ngũ quân Trịnh, ông tận mắt nhìn thấy sự mục nát của chính quyền phong kiến, cảnh đau thương của nhân dân.

Được tin người anh ở Hương Sơn tạ thế, Lê Hữu Trác viện cớ xin về nuôi mẹ, ông ra khỏi quân Trịnh. Về nhà ít lâu, Lê Hữu Trác bị bệnh nặng. Ông tìm đến Lương y Trần Độc ở Rú Thành (Nghệ Tĩnh) để điều trị, dưỡng bệnh ở đó hơn một năm. Ông mượn sách thuốc để đọc, lại thấy làm nghề y là có lợi thiết thực cho mình, cho người nên ông quyết chí học thuốc. Khỏi bệnh về nhà, ông mải miết đọc sách thuốc, một lần tướng Trịnh mời ông ra cầm quân, nhưng ông cương quyết chối từ. Ông xác định chí hướng làm thuốc giúp người.

Mùa thu năm Bính Tý (1756), Lê Hữu Trác ra kinh đô để học thêm nhưng không gặp được thầy giỏi, ông mua thêm sách thuốc mang về Hương Sơn nghiên cứu, đồng thời chữa bệnh cho nhân dân ở địa phương. Sau mười năm, ông đã nổi tiếng khắp vùng Hoan Châu (Nghệ Tĩnh).

Từ năm 1760, ông mở lớp truyền dạy y thuật, nghiên cứu kinh điển Trung y kết hợp với y học cổ truyền biên soạn trong 26 năm bộ sách thuốc Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, 28 tập, 66 quyển, là một bộ sách lớn về y học.

Ngày 12/1 năm Cảnh Hưng 43 (1782), Chúa Trịnh triệu Lãn Ông ra chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán, Lãn Ông không muốn phải lụy về thư danh, nhưng ông vẫn phải từ biệt quê hương lên kinh đô.

Thế tử uống thuốc, bệnh bớt nhưng Lãn Ông xét bệnh khó lòng khỏi, nhân có người tiến cử một lương y khác vào chữa, ông lấy cớ người nhà đau nặng xin về.

Về Hương Sơn, ông bổ sung bộ sách Tâm lĩnh và viết thêm tập Thượng kinh ký sự. Cuốn Thượng kinh ký sự cũng như toàn bộ sách của Lãn Ông là một tài liệu vô giá đối với các môn khoa học, văn học, sử học Việt Nam thời cuối Lê Trịnh, thế kỷ thứ XVII – XVIII.

Tiểu sử

Lê Hữu Trác vốn có tên cúng cơm là Huân (薰), biểu tự Cận Như (瑾如), bút hiệu Quế Hiên (桂軒), Thảo Am (草庵), Lãn Ông (懶翁), biệt hiệu cậu Chiêu Bảy (舅招𦉱), sinh ngày 10 tháng 11[1] năm Giáp Thìn (1724) tại thôn Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương, ( nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên).

Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở quê mẹ thôn Bàu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con thứ 7 của tiến sĩ Lê Hữu Mưu và phu nhân Bùi Thị Thưởng [2].

Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739). Khi ấy, Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân.

Nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, “nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình” (tựa “Tâm lĩnh”).

Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt. Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự “bẻ tên cởi giáp” theo đuổi chí hướng mới.

YouTube video

Nghề thuốc

Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân ngũ, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả “trăm việc đổ dồn vào mình, sức ngày một yếu” (Lời tựa “Tâm lĩnh”), lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc, người Nghệ An là bậc lão nho, học rộng biết nhiều nhưng thi không đỗ, trở về học thuốc, nhiệt tình chữa khỏi.

Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc “Phùng thị cẩm nang” và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, ông mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc.

Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu “Hải Thượng Lãn ông”. “Hải Thượng” là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xứ Bầu Thượng quê mẹ. “Lãn ông” nghĩa là “ông lười”, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

Xem thêm:  Tác Dụng Cây Mộc Hương Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Mùa thu năm Bính Tý (1756), Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi, ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn “từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách” (tựa “Tâm lĩnh”), vừa học tập và chữa bệnh. Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu.

Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết nên bộ “Y tôn tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.

Lai kinh

Ngày 12 tháng 1 năm Cảnh Hưng 43 (1782), ông nhận được lệnh chúa triệu về kinh. Lúc này ông đã 62 tuổi, sức yếu lại quyết chí xa lánh công danh, nhưng do theo đuổi nghiệp y đã mấy chục năm mà bộ “Tâm lĩnh” chưa in được, “không dám truyền thụ riêng ai, chỉ muốn đem ra công bố cho mọi người cùng biết, nhưng việc thì nặng sức lại mỏng, khó mà làm được” (“Thượng kinh ký sự”), ông hy vọng lần đi ra kinh đô có thể thực hiện việc in bộ sách. Vì vậy ông nhận chiếu chỉ của chúa Trịnh, từ giã gia đình, học trò rời Hương Sơn lên đường.

Ra kinh vào phủ chúa xem mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán, ông được Trịnh Sâm khen “hiểu sâu y lý” ban thưởng cho ông 20 xuất lính hầu, và bổng lộc ngang với chức quan kiểm soát bộ Hộ để giữ ông lại.

Nhưng ông giả ốm không vào chầu, sau lại viện cớ tuổi già mắt hoa, tai điếc thường ốm yếu để được trọ ở ngoài. Bọn ngự y ghen tỵ với Lãn ông không chịu chữa theo đơn của ông, nên thế tử không khỏi, ông biết thế nhưng không hề thắc mắc với bọn thầy thuốc thiếu lương tâm này, kết quả để sớm thoát khỏi vòng cương tỏa của quyền thần, danh lợi.

Thời gian ở kinh đô, ông nhiều lần xin về thăm cố hương Hải Dương, nhưng mãi đến tháng 9 năm 1782, sau chúa Trịnh mới cho phép ông về. Không lâu sau, ông lại có lệnh triệu về kinh vì Trịnh Sâm ốm nặng. Về kinh ông chữa cho Trịnh Sâm khỏi và cũng miễn cưỡng chữa tiếp cho Trịnh Cán. Trịnh Sâm lại trọng thưởng cho ông. Ông bắt buộc phải nhận nhưng bụng nghĩ: “Mình tuy không phải đã bỏ quên việc ẩn cư, nhưng nay hãy tạm nhận phần thưởng rồi sau vứt đi cũng được” (“Thượng kinh ký sự”).

Sau khi Trịnh Sâm chết vì bệnh lâu ngày sức yếu, Trịnh Cán lên thay, nhưng Trịnh Cán cũng ốm dai dẳng nên “khí lực khô kiệt”, khó lòng khỏe được. Do nóng lòng trở về Hương Sơn, nhân có người tiến cử một lương y mới, Lê Hữu Trác liền lấy cớ người nhà ốm nặng rời kinh, ông rất vui mừng. Ngày 2 tháng 11 (năm 1782) Lãn ông về đến Hương Sơn.

Soạn sách

Năm 1783 ông viết xong tập “Thượng kinh ký sự” bằng chữ Hán tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Tập ký ấy là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá. Mặc dầu tuổi già, công việc lại nhiều: chữa bệnh, dạy học, nhưng ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, viết thêm (tập Vân khí bí điển, năm 1786) để hoàn chỉnh bộ “Hải Thượng y tông Tâm lĩnh”. Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác không chỉ là danh y có cống hiến to lớn cho nền y học dân tộc, ông còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn của thời đại.

Ông qua đời vào ngày 25 tháng Giêng (01) năm Tân Hợi (1791) (nhằm ngày 18 tháng 3, 1791) tại Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), hưởng thọ 67 hoặc 71 tuổi. Mộ ông nay còn nằm ở khe nước cạnh chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn.

Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

Câu nói nổi tiếng

Suốt đời, Hải Thượng Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

“Công danh trước mắt trôi như nước,

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.”

Vinh danh

  • Quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, trải dài trên một cung đường gần 8 km, bao gồm: nhà thờ Lê Hữu Trác (xã Quang Diệm); chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang); mộ, tượng đài và khu du lịch sinh thái Hải Thượng (xã Sơn Trung). Năm 1990, Quần thể di tích lịch sử văn hoá Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được Bộ Văn hoá, Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Ngày 31 tháng 10 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Y Tế đã quyết định phê chuẩn Dự án tu bổ, tôn tạo quần thể di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông. Công trình được khởi công ngày 21 tháng 11 năm 2004. Đến nay các hạng mục công trình đã hoàn thành, được xây dựng rất khang trang và đưa vào sử dụng để đón các đoàn khách đến tham quan.

Ban thờ Hải Thượng Lãn Ông tại Hội Đông Y tỉnh Quảng Trị

  • Tên ông được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như tại: Hà Nội có phố Lãn Ông (từ phố Hàng Đường đến phố Thuốc Bắc); thành phố Uông Bí (từ phố Tuệ Tĩnh đến phố Hữu Nghị), Thành phố Hồ Chí Minh (từ đường Võ Văn Kiệt đến Học Lạc),…
  • Ông được ca ngợi bởi tấm lòng nhân ái của mình, hết lòng quan tâm, giúp đỡ các bệnh nhân trong bài tập đọc “Thầy thuốc như mẹ hiền” – SGK lớp 5 tập 1.
  • Tháng 6 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cho phép Học viện Quân y Việt Nam có thêm tên mới là Trường Đại học Y – Dược Lê Hữu Trác để sử dụng trong giao dịch dân sự và hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và điều trị. Viện bỏng quốc gia mang tên Lê Hữu Trác cũng thuộc Học viện Quân y.

Y đức và sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông

Văn bản của Bộ Y tế về việc tổ chức Lễ kỷ niệm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông lần thứ 265 (1720-1985) (1). Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Quốc Hội, Hồ sơ 5402.

Với những đóng góp của Hải Thượng Lãn Ông cho nền y thuật nước nhà, ngày 16 tháng 10 năm 1985, Bộ Y tế ban hành văn bản số 6083/YH về việc tổ chức lễ Kỷ niệm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông lần thứ 265 (1720-1985) – tài liệu này đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông Quốc hội, Hồ sơ 5402.

Văn bản số 6083/YH ngày 16 tháng 10 năm 1985 của Bộ Y tế có nêu: “Hải Thượng Lãn Ông trên 200 năm nay đã để lại cho chúng ta nhiều bài học lớn về y đức”.

Xem thêm:  Cách Chăm Sóc Tóc Chắc Khoẻ Mượt Đơn Giản

Tận tụy phục vụ nhân dân, quên mình vì người bệnh

Theo quan niệm của Hải Thượng Lãn Ông: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng người ta, phải lo cái lo của người và vui với cái vui của người, chỉ lấy việc giúp người làm phận sự của mình mà không cầu lợi kể công”.(2)

Trong suốt sự nghiệp chữa bệnh cứu người, Lê Hữu Trác luôn tận tụy, hết lòng vì người bệnh, không quản ngại nắng mưa.

“Ông đã đi bộ hai ba mươi dặm đã chữa bệnh ở Huyện Nghi Xuân hay vượt qua núi Thiên Nhẫn trong đêm khuya sương lạnh để cấp cứu bệnh nhân ở Huyện Nam Đàn, Nghệ An (Nghệ Tĩnh), không nề hà khó nhọc.

“Đêm nay vất vả vô cùng

Vì người cấp cứu mặc lòng gian nan”(3)

Ông không phân biệt địa vị trong cứu người và còn cho rằng “nhà giầu không thiếu gì thầy, gì thuốc, còn như nghèo thì khó lòng rước được lương y. Vậy cần lưu tâm cứu chữa cho những người này thì họ mới sống được” chủ cấp cả cơm gạo cho người bệnh vì “có thuốc mà không có ăn uống thì cũng đi đến chỗ chết”.

“Một câu chuyện đến nay còn được nhiều người truyền tụng, Lãn Ông chữa bệnh cho một em bé con nhà thuyền chài nghèo khổ em bé mắc bệnh đậu mùa nặng, săn sóc hơn một tháng trời, không ngày nào bỏ vắng, ông cứu chữa được em lúc khỏi hoàn toàn. Ông không lấy tiền thuốc mà còn giúp đỡ gia đình bệnh nhân cả gạo, cũi, dầu đèn. Nếu xét đến hoàn cảnh xuất thân của Lãn Ông và thành kiến của xã hội đương thời chúng ta mới thấy hết ý nghĩa cao quý trong việc làm trên đây của ông”.(4)

Gặp bệnh nhân hiểm nghèo, Lãn Ông không ngại khó khăn, tránh tiếng, hết lòng cứu chữa, đôi lúc ông còn băn khoăn “e rằng y lý mênh mông không tránh khỏi thiếu sót, hoặc giá bệnh nặng thuốc nhẹ chưa đủ sức chăng?”.(5)

Hết lòng vì sự nghiệp y học nước nhà

Sống trong hoàn cảnh xã hội rối ren, Lãn Ông thông cảm sâu sắc với nổi khổ cực của nhân dân.

“Mong đời hết kẻ ốm đau.

Tháng ngày thơ túi rượu bầu thảnh thơi”.(6)

Chí hướng của Lãn Ông về nghề y là mong muốn phải có sự nghiệp đóng góp với đời. Ông quan niệm:“Đạo làm thuốc cũng không khác gì đạo làm tướng”. Làm nghề thuốc trị bệnh cứu người, biến nguy thành an thì sự quan trọng có khác gì làm tướng. Ông coi việc làm nghề y là làm việc nghĩa:

“Đã làm nghề y với ý chí là đem hết sức mình để làm mọi việc đáng làm thì cần trước tác sâu rộng, dương cao ngọn cờ đỏ thắm của nền y học”.(7)

Để chữa bệnh, giúp đời, sách thuốc không mấy khi rời tay, Ông nói:

“Khi có chút thì giờ nhàn rỗi nên luôn luôn nghiên cứu sách thuốc xưa nay, luôn phát huy biến hóa, thâm nhập được vào tâm, thấy rõ được ở mắt thì tự nhiên ứng vào việc làm là không phạm sai lầm”.(8)

Không chỉ chữa bệnh, Lãn Ông còn mở lớp truyền dạy y thuật. Ông tìm hiểu quan hệ giữa khí hậu thời tiết với bệnh tật ở nước ta, nhất là bệnh dịch. Ông ghi chép cẩn thận, học hỏi, trao đổi việc chữa bệnh để rút kinh nghiệm.

Trong suốt đời làm thuốc chữa bệnh, hết sức, hết lòng vì người bệnh, ông còn có nhiều đóng góp cho nền y học cổ truyền nước nhà, đúc rút, ghi lại các phương pháp điều trị, về dược vật, nhất là dùng thuốc nam.

Bài giới thiệu về Hải Thượng lãn Ông – Lê Hữu Trác của Nhà Nghiên cứu Lịch sử Trần Văn Giáp. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III,  Phông Nhà Nghiên cứu Lịch sử Trần Văn Giáp, Hồ sơ 362.

Bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh 66 quyển bao gồm Lý, Pháp, Phương, dược và biến chứng, trị bệnh… và bàn về đạo đức người thầy thuốc, cuốn Vệ sinh yếu quyết hướng dẫn vệ sinh về ăn, ở, phân, nước, rác.

Đọc mấy câu diễn ca sau đây của sách Vệ sinh quyết yếu của ông, ta thấy ông đã chỉ dẫn cho mọi người phương pháp vệ sinh toàn diện theo hoàn cảnh sinh hoạt của nhân dân ta: phòng bệnh tận gốc. Trước hết là tu dưỡng tinh thần và ăn uống kiêng khem như thế nào, từ lúc bẩm sinh trong bụng mẹ đến khi tuổi già, coi lao động là yếu tố chính:

“Cần lao cung ứng nhu cầu,

Ở đời muốn sống, dễ hầu ngồi dưng!

Cần lao thân thể khang cường,

Tinh thần vui vẻ, gân xương chuyển đều.

Nhàn cư bất thiện mọi điều,

Nghĩ tham làm bậy, đói nghèo theo thân.

Nhàn cư ủ rủ tinh thần,

Nằm nhiều khí huyết kém phần lưu thông”.(9)

Bộ Y tông tâm lĩnh của ông được đánh giá rất cao, chẳng những phục vụ cho việc truyền dạy y thuật, giúp ích các thầy thuốc mà còn góp phần vào việc tổng kết lý luận và kinh nghiệm y học dân tộc cổ truyền Việt Nam, xây dựng, phát triển nền y học dân tộc cổ truyền một cách hoàn chỉnh.

“Trong bộ Lãn ông tâm lĩnh, ông thường khuyên các nhà làm thuốc phải yêu nghề mình, giữ lấy tính cách cao cả của nghề mình, phải coi mệnh người là trọng”.(10)

Bên cạnh Y tông tâm lĩnh với các nội dung xuất sắc về y thuật, Lê Hữu Trác còn thể hiện tài năng văn chương xuất sắc khi viết cuốn Thượng kinh ký sự. Đây là những trang dã sử quý báu, có giá trị về văn chương và lịch sử.

Thừa kế học thuật tiên y, nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo, tiếp thu học thuật nước ngoài, có phê phán, phát triển

Hải Thượng Lãn Ông có chủ trương thừa kế luận thuyết y học cổ truyền của các tiên y nhưng không quá câu nệ sách vở kinh điển, không sử dụng cổ phương một cách cứng nhắc.

Lãn Ông đề cao óc độc lập suy nghĩ, vận dụng linh hoạt vào chữa bệnh, đúc rút kinh nghiệm làm sáng tỏ nhiều điều ngờ vực, bổ sung những chỗ người xưa chưa nói tới. Trong tập Đạo lưu dư vận, ông biện luận và bổ sung những vấn đề y lý mà các sách xưa chưa nói rõ, nói chưa đúng hoặc chưa bàn đến. Quyển Ngoại cảm thông trị có các phương thuốc thích hợp với tính chất bệnh và cơ thể người Việt Nam.

Coi trọng các nghiệm phương của nhân dân, ông viết tập Bách gia trân tàng ghi chép 644 phương thuốc, một số bài thừa kế của họ ngoại, một số thu lượm trong dân gian, một số ghi lại của người nước ngoài, một số được các y gia truyền hay bán lại cho. Tập Hành giản trân nhu ghi chép 2.210 bài thuốc đơn giản có tác dụng tốt rút trong bản thảo của tiên y và sưu tầm trong nhân trị 126 loại bệnh tử nội, ngoại khoa, thương khoa, cấp cứu.

Trong tập Lĩnh nam bản thảo,  ông ghi chép được tính 496 vị thuốc nam biên tập theo Tuệ Tĩnh và 305 vị được bổ sung về công dụng hoặc mới sưu tầm thêm.

Thận trọng trong chữa bệnh, khiêm tốn trong học tập

Lãn Ông coi nghề y là một nghề cao quý, coi việc bảo vệ sinh mệnh con người là nhiệm vụ hàng đầu. Do đó, ông rất thận trọng khi khám bệnh, chữa bệnh, có trường hợp gặp bệnh nặng, triệu chứng phức tạp, ông đợi hôm sau xem mạch thêm lần nữa và nghiên cứu bệnh tình thật chắc chắn rồi mới cho đơn. Theo ông, một trong 8 tội cần tránh của người thầy thuốc là “ngại đêm mưa vất vả không chịu tới thăm mà đã cho phương, đó là cái tội lười”.

Xem thêm:  Rau Cải Rổ: Nguồn Vitamin Và Khoáng Chất Quan Trọng Cho Cơ Thể

“Đạo làm thuốc là nghệ thuật bảo vệ sinh mệnh con người là nguồn gốc xây dựng đạo đức, người có kiến thức rộng không thể không biết đến, mà đã biết thì phải cho sâu rộng, và tính mệnh người ta ở trong tay mình. Há không nên cẩn thận lắm sao?”, cho nên trong âm án số 10 của Hải Thượng Lãn Ông có ghi “Lại như xét bệnh còn lờ mờ, sức học còn non đã cho thuốc chữa bệnh, đó là tội dốt nát”.(11)

Lãn Ông khám bệnh rất kỹ, vận dụng các phương pháp, vọng, văn, vấn, thiết (nhìn, nghe, hỏi, xem mạch người bệnh), chuẩn đoán toàn diện có kết luận chính xác rồi mới kê đơn. Khi kê đơn ông ghi rõ chi tiết và chỉ dẫn cách chế thuốc, sắc thuốc, cách uống, liều lượng rất tỷ mỷ. Gặp trường hợp nguy cấp, ông bình tĩnh giải quyết theo đúng tinh thần “cứu bệnh như cứu hỏa” vừa khẩn trương vừa chu đáo.

Lãn Ông đề cao tinh thần trách nhiệm với bệnh nhân một cách thành khẩn. Ông ghi chép lại những bệnh đã điều trị một cách trung thực, khách quan và khoa học. Y dương án ghi lại những bệnh ông đã chữa khỏi, y âm án ghi lại những bệnh ông chữa không khỏi. Thận trọng trong chữa bệnh, Lãn Ông lại rất khiêm tốn học tập, đêm ngày trao đổi nghề nghiệp, trong lòng luôn luôn nghĩ đến việc giúp đỡ mọi người một cách rộng rãi. Sau vài ba năm học thuốc, ông bắt đầu chữa một số bệnh thông thường trong gia đình, thôn xóm. Khi đã nổi tiếng, ông vẫn lên kinh đô mong tìm thầy học thêm. Lãn Ông cũng tranh thủ gặp gỡ nhiều thầy thuốc trao đổi kinh nghiệm và sưu tầm thêm phương thuốc gia truyền.

Học trong sách vở, học trong quá trình chữa bệnh, học trong nhân dân kết hợp với thái độ thận trọng, phương pháp chuẩn đoán toàn diện trong điều trị là một bài học quý giá trong y đức Hải Thượng Lãn Ông.

Quan hệ đúng đắn trong nghề nghiệp

Trong tập Y huấn cách ngôn, Hải Thượng Lãn Ông dặn người thầy thuốc “Khi gặp đồng nghiệp cần nên khiêm tốn học nhã, giữ gìn thái độ, không nên khinh nhờn. Người lớn tuổi thì kính trọng, người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì mình nhân nhượng, người kém mình thì dìu dắt học.(12)

Tinh thần của Lãn Ông nhắc chúng ta nhớ lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lá thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế (tháng 2/1955): “trước hết là phải thật thà đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt qua được mọi khó khăn giành được nhiều thành tích”.(13)

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là vị danh y truyền cảm hứng lớn tới các thế hệ thầy thuốc Việt Nam. Ông đã để lại kho tàng y học cổ truyền vô giá, vẫn vẹn nguyên giá trị và ứng dụng, đóng góp to lớn cho sự nghiệp y học nước nhà. Nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2022), xin có đôi dòng để tưởng nhớ về thân thế và sự nghiệp của vị Thánh y này./.

Video Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác vào phủ chúa Trịnh

YouTube video

Hải Thượng y tông tâm lĩnh –  Bộ Sách

Hải Thượng y tông tâm lĩnh (chữ Hán: 海上醫宗心嶺, Những lĩnh hội tâm huyết về ngành Y của Hải Thượng) là một bộ sách y học nổi tiếng của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Bộ sách được viết vào năm 1770 bằng chữ Hán, bao gồm 28 tập, 66 quyển, bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu… đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.

Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh đã được dịch ra lần đầu tiên bởi Hoàng Văn Hòe và xuất bản ở miền Bắc trước năm 1970.

Hiện có 55 quyển tồn tại đến ngày nay, mất 11 quyển gồm 8 quyển Bách bệnh cơ yếu và 3 quyển Bách gia trân tàng.

Bộ sách

  • Quyển đầu: Y huấn cách ngôn, Y nghiệp thần chương, Y lý thâu nhàn lái ngôn
  • Quyển 1: Nội kinh yếu chỉ, trích những điểm thiết yếu của kinh điển đông y.
  • Quyển 2: Y gia quan niệm phân tích và tổng hợp lý luận cơ bản về âm dương, ngũ hành, kinh lạc khí huyết, chẩn đoán, mạch học, bệnh lý, trị pháp.
  • Quyển 3 đến 5: Y hải cầu nguyên nêu lên những quy luật chung về sinh lý và nguyên tắc trị liệu.
  • Quyển 6: Huyền tẫn phát vi nói về tiên thiên thủy hỏa – “Mệnh môn”, cơ năng sinh lý, và bệnh lý của chân thủy, chân hỏa, cùng phép chữa.
  • Quyển 7: Khôn hóa thái chân bàn về hậu thiên tỳ vị, cơ năng tiêu hóa và tác dụng của khí huyết, bệnh lý và phép chữa.
  • Quyển 8: Đạo lưu dư vận biện luận và bổ sung những điểm y lý chưa rõ hay còn thiếu ở các sách xưa.
  • Quyển 9: Nhật…
  • Quyển 10 và 11: Dược phẩm Vị yếu nói về dược tính 150 vị thuốc Bắc, Nam phân loại theo ngũ hành.
  • Quyển 12 và 13: Lĩnh nam bản thảo, quyển thượng chép 496 vị thuốc nam thừa kế của Tuệ Tĩnh, quyển hạ chép 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm.
  • Quyển 14: Ngoại cảm thống trị nói về đặc tính bệnh ngoại cảm ở nước ta và các thuốc sáng chế để điều trị theo các thể bệnh.
  • Quyển 15 đến 24: Bách bệnh cơ yếu, bệnh học nội khoa 10 quyển, mới sưu tầm và khắc in 2 quyển Bính Đinh, còn thiếu 8 quyển: Giáp, Ất, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
  • Quyển 25: Y trung quan kiện tóm tắt phương pháp điều trị các bệnh.
  • Quyển 26, 27: Phụ đạo xán nhiên chuyên về phụ khoa.
  • Quyển 28: Tọa thảo lương mô chuyên về sản khoa.
  • Quyển 29 đến 33: Ấu ấu tu trị chuyên về nhi khoa.
  • Quyển 34 đến 43: Mộng trung giác đậu chuyên về bệnh đậu mùa (10 quyển)
  • Quyển 44: Ma chuẩn thăng chuyên về bệnh sởi.
  • Quyển 45: Tâm đắc thần phương gồm 70 phương thuốc chọn lọc trong sách Cẩm nang của Phùng Triệu Trương.
  • Quyển 46: Hiệu phỏng tân phương chép 29 phương thuốc hiệu nghiệm do Lãn Ông sáng chế.
  • Quyển 47, 48, 49: Bách giá trân tàng ghi trên 600 phương thuốc kinh nghiệm thu lượm trong nhân dân và thừa kế của ngoại tổ ông là Bùi Diệm Đăng.
  • Quyển 50 đến 57: Hành giản trân nhu (8 quyển) chép trên 2000 phương thuốc chọn lọc trong các bản thảo đời trước, như Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh hay thu nhập trong dân gian.
  • Quyển 58: Y phương hải hội gồm 200 cổ phương đông y.
  • Quyển 59–60: Y dương án chép 17 bệnh án chữa khỏi, và Y âm án chép 12 bệnh án tử vong.
  • Quyển 61: Truyền tân bố chỉ được gọi là châu ngọc cách ngôn thâu tóm các điều cốt yếu nhất về quy tắc chẩn đoán, biện chứng, dùng thuốc trị bệnh.
  • Vệ sinh yếu quyết chuyên về dưỡng sinh, vệ sinh phòng bệnh (2 quyển)
  • Bảo thai thần hiệu toàn thư giải âm (1 quyển)
  • Nữ công thắng lãm nói về cách nấu nướng (1 quyển)
  • Thượng kinh ký sự kể lại hành trình của Lãn Ông lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán năm 1782.

Mộc bản

Hiện tại Bảo tàng Bắc Ninh đang lưu giữ một bộ mộc bản của bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Bộ mộc bản này được khắc in thời vua Tự Đức tại chùa Đồng Nhân (nay thuộc phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), dưới sự điều hành của hòa thượng trụ trì là Thích Thanh Cao, trong vòng 6 năm liên tiếp (1879 – 1885). Tương truyền, hòa thượng Thích Thanh Cao đã sưu tầm bộ sách từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó hội bàn với các lương y khác khảo đính lại bản thảo rồi tiến hành cho khắc ván.

Bộ mộc bản này phần lớn được làm từ gỗ thị, gồm 1.191 đơn vị mộc bản. Trong đó có 1.025 ván có khắc chữ ở cả hai mặt, 159 ván có khắc chữ một mặt, và có 7 mảnh nhỏ vỡ không xác đinh được là thuộc quyển nào. Mỗi mặt ván có khoảng 16 dòng, mỗi dòng có 21 chữ, như vậy có tất cả 2.209 mặt có khắc chữ. Chính giữa mỗi ván khắc có dòng chữ cho biết tên sách, và thứ tự của trang sách.

Bộ mộc bản của Hải Thượng y tông tâm lĩnh được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam (đợt 10) ngày 25/12/2021.[4]

 

Bài viết có tham khảo nguồn:

Bạn vừa đọc xong bài viết: Hải Thượng Lãn Ông Là Ai? Ông Tổ Ngày Y Học Cổ Truyền Là Ai?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987