Bệnh trĩ có nhiều cấp độ và ở càng cấp độ cao hơn tức là bệnh nặng hơn, trong bài viết này chúng ta cùng tím hiểu về bệnh trĩ nhưng cấp độ nhẹ nhất.
Đây là bài viết trong loạt bài viết về bệnh trĩ, trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề bệnh trĩ nội độ : Triệu chứng cách chữa trị đơn giản tại nhà, đây là một vấn đề mà không chỉ một mình bạn mà rất nhiều người quan tâm hiện nay giúp bạn hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh lý.
Đặc biệt sau thời gian dịch bệnh kéo dài, mọi người cần ngồi làm việc tại nhà nhiều hơn, ít di chuyển hơn, nhờ thông tin đẩy đủ về bệnh trĩ nội độ 1 triệu chứng cách chữa trị đơn giản tại nhà mà bạn sẽ biết mình cần phải hỗ trợ như thế nào.
ThuocNamTrieuHoa mời bạn theo dõi bài viết này bạn sẽ hiểu được trĩ nội độ 1, trĩ độ 1, trĩ cấp độ 1, cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà, trĩ nội độ 1 có tự khỏi không, bệnh trĩ cấp độ 1, cách điều trị bệnh trĩ cấp độ 1 tại nhà…
Bệnh trĩ nội cấp độ 1 là giai đoạn khởi phát của bệnh trĩ nội. Có thể nói chữa trị bệnh trĩ nội từ cấp độ 1 là cách điều trị bệnh dễ dàng, có tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn và không tái phát cao nhất.
Bệnh trĩ nội cấp độ 1
Bệnh trĩ nội là căn bệnh xuất hiện tại phía trên đường lược – phần kết nối giữa trực tràng và ống hậu môn. Bệnh gây ra chủ yếu bởi sự giãn nở quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ trong và một số tác động không có lợi bên ngoài.
Bệnh trĩ nội độ 1 (hay còn gọi là bệnh trĩ nội cấp độ 1, trĩ độ 1) là giai đoạn hình thành và phát triển đầu tiên của bệnh trĩ nội. Vì là giai đoạn khởi phát nên bệnh trĩ nội độ 1 có biểu hiện bệnh trĩ nhẹ nhất.
Các triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1 không xảy ra thường xuyên, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Tuy nhiên, cũng bởi lý do này nên người bệnh trĩ nội độ 1 thường chủ quan, không chữa trị bệnh trĩ từ giai đoạn 1 làm bệnh có cơ hội phát triển nhanh lên bệnh trĩ nội độ 2, trĩ nội độ 3, thậm chí là phát triển đến trĩ nội độ 4 và gây biến chứng bệnh trĩ
Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1
Ở giai đoạn bệnh trĩ cấp độ 1, các đám rối tĩnh mạch trĩ bắt đầu giãn nở. Dây chằng Parks – bộ phận có nhiệm vụ chặn đỡ và ngăn cách tĩnh mạch trĩ trong và tĩnh mạch trĩ ngoài bắt đầu phải chịu những áp lực nhất định do sự giãn nở của đám rối trĩ trong gây ra. Từ đây làm hình thành và xuất hiện các triệu chứng bệnh trĩ nội.
Bệnh trĩ nội cũng có 3 dấu hiệu chính là: đi ngoài ra máu; sa búi trĩ nội; xuất hiện dịch nhầy và đau rát hậu môn.
Tuy nhiên khác với bệnh trĩ ngoại có thể nhìn thấy dấu hiệu bệnh trĩ bằng mắt thường tại vùng rìa hậu môn, việc phát hiện bệnh trĩ nội độ 1 gặp nhiều khó khăn do trĩ nội nằm sâu bên trong trực tràng – hậu môn nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Đi ngoài ra máu tươi (đi cầu ra máu tươi) là triệu chứng bệnh trĩ nội rõ ràng nhất mà người bệnh có thể tự phát hiện bằng mắt thường. Cụ thể:
Triệu chứng trĩ nội độ 1đi ngoài ra máu
Đi cầu ra máu tươi: là biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất ở bệnh trĩ nội.
Sự hình thành chứng đi ngoài ra máu là do: cấu tạo trong búi trĩ nội có nhiều khoang trống nên khi dòng máu tươi chảy qua đường lược đã vô tình chảy vào lấp đầy các khoang trống bên trong búi trĩ nội. Khi người bệnh đi đại tiện, lực răn đại tiện mạnh khiến phân chà sát qua búi trĩ nội, ép làm máu tươi trong búi trĩ chảy ra, từ đó gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu (đi cầu ra máu).
Tuy nhiên, do bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn bệnh trĩ vừa mới hình thành, mức độ bệnh còn nhẹ nên triệu chứng đi ngoài ra máu không xảy ra thường xuyên.
Người bệnh khi rặn đại tiện có thể bị chảy máu hoặc không bị chảy máu; lượng máu chảy trong mỗi lần rất ít, máu có màu đỏ tươi, máu không lẫn vào phân nên người bệnh có thể vô tình phát hiện được qua mắt thường hoặc giấy vệ sinh hoặc không phát hiện ra.
Triệu chứng sa búi trĩ nội độ 1
Sự giãn nở các đám rối tĩnh mạch trĩ trong thời gian dài làm hình thành các búi trĩ nội phía trên đường lược. Theo thời gian, búi trĩ nội này phát triển lớn dần và lòi ra bên ngoài hậu môn với hình dạng giống như “cục thịt hồng”, từ đó gây ra triệu chứng sa búi trĩ nội .
Có thể nói, bệnh trĩ nội độ 1 không xảy ra tình trạng sa búi trĩ do kích thước búi trĩ nội còn quá nhỏ; người bệnh không nhìn thấy búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn khi đi đại tiện.
Tuy nhiên, theo một góc nhìn chủ quan khác, vẫn có thể nói bệnh trĩ nội độ 1 có xảy ra sự sa búi trĩ bên trong ống trực tràng – hậu môn. Bằng chứng rõ ràng nhất chính là sự tác động sa búi trĩ khiến cho kích thước búi trĩ nội độ 1 phát triển to lên nhanh và có thể lòi ra bên ngoài hậu môn (sa búi trĩ nội độ 2) nếu người bệnh không có những phương pháp ngăn chặn, điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.
Cảm giác đau rát và có dịch nhầy hậu môn
Cũng giống như sa búi trĩ nội độ 1, triệu chứng này chưa rõ ràng, người bệnh chỉ có cảm giác hơi nhói đau (có trường hợp nhẹ có thể ko bị cảm giác đau đớn); xung quanh vùng hậu môn có xuất hiện chất nhầy nhưng không thường xuyên. Một số người bệnh có thể bị nhầm lẫn với dịch nhày sinh lý tiết ra hàng ngày.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 1
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội có thể kể đến nguyên nhân bên trong và các yếu tố bên ngoài:
Nguyên nhân bên trong:
Nguyên nhân bên trong gây bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch trĩ trong giãn quá mức và liên tục trong thời gian dài gây ra. Điều này tạo áp lực lên dây chằng Park – có nhiệm vụ chặn đỡ và ngăn cách đám rối tĩnh mạch trĩ, dần làm hình thành búi trĩ nội trên đường lược. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các búi trĩ nội sẽ nhanh chóng phát triển to dần và gây ra chứng sa búi trĩ nội cấp độ 2, 3 và 4.
Các yếu tố bên ngoài:
- Do thói quen ăn uống hàng ngày chưa hợp lí: Người bệnh không thường xuyên bổ sung chất sơ, các loại rau xanh, hoa quả… trong thực phẩm ăn uống hàng ngày làm cơ thể dễ mắc bệnh táo bón – nguyên nhân hàng đầu gây lên bệnh trĩ nội.
- Do thói quen uống ít nước, lười cung cấp nước cho cơ thể (nhất là vào mùa đông).
- Thói quen ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng chất kích thích, rượu bia thường xuyên cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
- Do đặc thù công việc: Theo nghiên cứu, những người ngồi làm việc quá lâu khiến đám rối tĩnh mạch trĩ trong phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài làm rất dễ gây nên bệnh trĩ.
- Do áp lực công việc, stress kéo dài
- Người bệnh không có thói quen đi đại tiện hàng ngày.
Trĩ nội độ 1 có cần phẫu thuật không?
Trĩ độ 1 có cần phẫu thuật không? Câu trả lời là KHÔNG. Bệnh trĩ độ 1 bao gồm cả trĩ nội độ 1 và trĩ ngoại độ 1 đều không cần phẫu thuật cắt trĩ bởi đây là giai đoạn đầu tiên bệnh trĩ hình thành, các triệu chứng bệnh còn nhẹ nên có thể chữa trị bằng nhiều loại thuốc nội khoa, không cần can thiệp ngoại khoa cắt mổ trĩ.
Để điều trị bệnh trĩ độ 1 người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp như:
- Dùng cây lá dân gian đắp trực tiếp làm teo nhỏ búi trĩ;
- Kết hợp thuốc uống và thuốc bôi để điều trị cả bên trong và bên ngoài;
- Ngâm rửa hậu môn hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn trĩ cũng như giúp làm teo rụng búi trĩ;
- Dùng các loại gel bôi chữa trĩ có chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên an toàn…
Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 đơn giản tại nhà
Trĩ nội cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất ở bệnh trĩ nên việc điều trị bệnh trĩ cấp độ 1 khá dễ dàng, bệnh nhanh chuyển biến và tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn, không tái phát chiếm phần cao hơn so với điều trị bệnh trĩ ở các giai đoạn sau. Dưới đây Thuocnamtrieuhoa xin giới thiệu đến bạn một số bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ cấp độ 1:
Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 bằng rau diếp cá
Trong dân gian từ lâu rau diếp cá đã được biết đến như một “khắc tinh” của bệnh trĩ. Các nghiên cứu cho thấy trong rau diếp cá có chứa hoạt chất Quercetin có tác dụng bảo vệ và làm bền thành mạch trĩ, hạn chế sự giãn nở các tĩnh mạch trĩ hiệu quả.
Trong tinh dầu rau diếp cá cũng có chứa một chất kháng sinh tự nhiên decanonyl acetaldehyde rất mạnh có khả năng phòng ngừa viêm nhiễm vùng hậu môn và búi trĩ, hỗ trợ làm teo nhỏ dần kích thước búi trĩ nội độ 1.
Cách 1: Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 bằng detox rau diếp cá:
- Chuẩn bị: 500g lá rau diếp cá (đã nhặt bỏ cuộng và lá già), rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng khoảng 25 – 30 phút để rau được đảm bảo hơn.
- Cách làm: Cho rau diếp cá vào giã nát, chắt lấy nước uống hàng ngày. Có thể pha thêm chút nước lọc ấm và mật ong (hoặc đường) để dễ uống hơn. Ngày thực hiện 1 – 2 lần. Hoặc bạn có thể ăn sống lá rau diếp cá hàng ngày nếu ưa thích vị mát và mùi tanh đặc trưng của loại rau này.
Cách 2: Cách điều trị bệnh trĩ nội bằng cách ăn sống rau diếp cá:
Cách làm này đơn giản và không cầu kì. Tuy nhiên, nó chỉ áp dụng được với người bệnh ăn được vị hăng tanh tanh đặc trưng của rau diếp cá.
- Chuẩn bị: Chuẩn bị rau diếp cá (tùy thuộc vào khả năng ăn của người bệnh để chuẩn bị ít hoặc nhiều)
- Cách làm: Nhặt sạch rau diếp cá, đem rửa sạch với nước và tiến hành ngâm muối pha loãng (giống như cách 1). Sau đó vớt rau và để ráo nước. Dùng rau diếp cá ăn sống trực tiếp hàng ngày.
Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 bằng quả sung
Sung là loại quả có chứa hàm lượng chất sơ cao cùng một số hoạt tính có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm chứng sa búi trĩ giúp điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu. Đây cũng là loại quả dân gian dễ tìm, khá phổ biến ở nước ta. Vì vậy, điều trị bệnh trĩ nội độ 1 bằng sung quả là một phương pháp dân gian người bệnh trĩ có thể tham khảo thêm.
Cách 1: Ăn sống sung quả
- Chuẩn bị: 15 – 20 quả sung xanh, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng.
- Cách dùng: Ăn trực tiếp hàng ngày. Lưu ý, ngày chỉ nên ăn khoảng 20 – 40 quả, không nên ăn quá nhiều. Có thể dùng thêm muối chấm thành món ăn vặt.
Cách 2: Dùng lá sung ngâm hậu môn chữa trị trĩ nội:
- Chuẩn bị: lá cúc tần, lá lốt, lá ngải cứu, lá sung: mỗi loại 300g và 1 củ nghệ tươi.
- Cách làm: Rửa sạch các loại lá và nghệ tươi (đã thái lát) đã chuẩn bị, sau đó cho vào nồi to đun cùng 3 lit nước sạch. Khi nồi sôi, bắc ra và tiến hành xông hơi búi trĩ và vùng hậu môn. Khi nồi nước xông chỉ còn ấm nóng đem chắt nước rau chậu nhựa. Để nước lắng xuống và gạn lấy nước trong. Sau đó tiến hành ngâm vùng hậu môn trong khoảng 15 – 20 phút.
Uống nước sắc lá bỏng và rau sam chữa bệnh trĩ nội độ 1
Rau sam là cây thuốc dân gian có khả năng hoạt huyết, cầm máu, làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu do bệnh trĩ gây ra khá hiệu quả. Bên cạnh đó, rau sam cũng là loại rau giúp nhuận tràng, cải thiện chứng táo bón – tác nhân bên ngoài hàng đầu gây chứng đi ngoài ra máu hiệu quả.
Để hiệu quả chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng rau sam hiệu quả hơn, có thể kết hợp thêm lá bỏng trong quá trình điều trị.
Cách làm:
- Chuẩn bị: 100g lá bỏng tươi, 15g – 20g rau sam mang rửa sạch.
- Thực hiện: Cho nguyên liệu vào nồi đun cùng 1lit nước sạch. Khi nồi sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 20 – 25 phút. Để nguội và dùng nước uống hết trong ngày.
Điều trị trĩ nội độ 1 bằng nhựa đu đủ xanh
Đu đủ là loại hoa quả được nhiều người ưa thích không chỉ vì có vị thơm đặc biệt, vị ngọt thanh, dễ ăn mà đây có là loại hoa quả làm đẹp da của nhiều chị em phụ nữ với nhiều vitamin và khoáng chất như: canxi, magie, sắt, photpho, kali, vitamin A, C, E, D… Theo Đông y, nhựa đu đủ xanh có khả năng sát khuẩn, làm co các mạch máu ở búi trĩ, từ đó hỗ trợ làm teo nhỏ kích thước búi trĩ nội khá hiệu quả.
Cách 1: Dùng nhựa đu đủ xanh chữa trĩ nội:
- Chuẩn bị: một quả đu đủ xanh và còn nguyên cuống, tốt nhất là vừa hái từ trên cây xuống.
- Thực hiện: Trước khi đi ngủ tiến hành vệ sinh vùng hậu môn bằng nước muối ấm pha loãng. Sau đó dùng dao bổ làm đôi trái đu đủ xanh. Tiến hành buộc 2 nửa đu đủ vào 2 bên cẳng chân (ở phía dưới đầu gối) và để qua đêm.
Cách 2: Chữa trị trĩ nội độ 1 bằng món chè đu đủ chín:
Chuẩn bị: 500g đu đủ chín và 100g đường trắng
Thực hiện: Gọt vỏ đu đủ và dầm nát, sau đó cho vào nồi đun cùng với 1 lit nước lọc. Khi nồi sôi cho đường trắng vào khuấy đều (người bệnh có thể cho thêm đường nếu muốn ăn ngọt hơn).
Vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 5 phút thì bắc xuống. Để nguội và dùng trong ngày. Món ăn giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng đồng thời điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón. Từ đó làm giảm các dấu hiệu bệnh trĩ nội. Đây cũng là món ăn được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn áp dụng trong chữa bệnh trĩ sau sinh
Dùng cây thầu dầu tía điều trị trĩ nội độ 1
Lá thầu dầu tía hay còn gọi là đu đủ tía là một loại cây thuộc họ thầu dầu. Theo Đông y, lá và hạt thầu dầu tía có vị ngọt, cay, mang tính bình có tác dụng chủ yếu tiêu thũng bạt độc, làm giảm ngứa, chống viêm hiệu quả. Đây cũng là hai thành phần được người bệnh dùng nhiều trong điều trị trĩ nội độ 1.
Cách 1: Chữa trị trĩ nội bằng thầu dầu tía và lá vông nem
Chuẩn bị: lấy lá thầu dầu tía và lá vông nem, mỗi loại khoảng 4 lá đem rửa sạch và để ráo nước + vài hạt muối tinh.
Thực hiện: Cho 2 loại lá vào giã nát cùng với muối tinh. Dùng thành phẩm thu được đắp vào vùng hậu môn và búi trĩ. Dùng miếng băng gạc cố định để đảm bảo lá thầu dầu tía tiếp xúc trực tiếp được vào vùng hậu môn. Để khoảng 30 -40 phút có thể tháo ra và tiếp tục làm lần 2. Ngày thực hiện 2 lần sáng và tối. Kiên trì áp dụng đến khi bệnh có tiến triển tốt hơn.
Cách 2: Kết hợp hoa dừa cạn + lá thầu dầu tía chữa trĩ nội độ 1
- Chuẩn bị: 4 lá thầu dầu tía và khoảng 50g hoa dừa cạn + vài hạt muối tinh.
- Thực hiện: thực hiện tương tự như cách đắp hậu môn bằng lá thầu dầu tía kết hợp lá vông. Tuy nhiên, người bệnh nên thực hiện cách này trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả.
Cách chữa trĩ nội cấp độ 1 với dầu dừa
Dầu dừa có tính nhờn, trơn, giữu ẩm cao và có chứa các axit như: axit caproic, axit capric… ngoài khả năng kháng khuẩn, giảm ngứa rát hậu môn còn có thể giúp ức chế quá trình phát triển búi trĩ, sa búi trĩ và làm giảm các biểu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1 hiệu quả.
Đối với bệnh trĩ nội, nguyên nhân gây bệnh nằm bên trong hậu môn nên việc bôi dầu dừa ở bên ngoài hậu môn không thu được hiệu quả tốt. Vì vậy người bệnh có thể tham khảo cách làm dầu dừa dạng viên đặt bên trong hậu môn.
Chuẩn bị: Dầu dừa dạng lỏng + Khay đá nhỏ dạng viên thuốc có vách ngăn (để dễ dàng cho việc làm thuốc và quá trình sử dụng sau này). Người bệnh có thể tìm mua khay đá này trong các siêu thị hoặc các cửa hàng tạp hóa.
Cách làm: Rửa sạch khay đá và để khô. Dùng dầu dừa lỏng đổ đầy vào các khuôn trong khay đá sau đó cho vào ngăn đá đến khi dầu dừa đông cứng lại thành hình viên thuốc.
Cách dùng: Rửa sạch vùng hậu môn. Lấy dầu dừa dạng viên đã chuẩn bị ở trên đặt vào vùng hậu môn, đặt càng sâu càng tốt. Sau đó người bệnh nằm với tư thế nằm sấp người khoảng 60 – 90 phút.
Hoặc thể nằm ngửa và kê thêm chăn hoặc gối ở phần mông giúp phần mông cao hơn người nhằm mục đích: để dầu dừa tan chảy ngấm vào đường lược và vùng đám rối tĩnh mạch trĩ, giúp điều trị bệnh trĩ nội từ sâu bên trong hậu môn – trực tràng. Thực hiện ngày 2 lần sáng, tối.
Lưu ý: Đối với các cách ngâm rửa, xông hơi hậu môn hoặc các cách đắp lá thuốc vào búi trĩ, đặt dầu dừa bên trong hậu môn, người bệnh nên vệ sinh sạch vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng trước khi áp dụng các biện pháp trên để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn.
Cách chữa trị bệnh trĩ nội độ 1 bằng thuốc
Kết hợp thuốc uống điều trị trĩ nội cũng là cách nhiều người lựa chọn chữa trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ nhằm làm giảm các triệu chứng, tác động cải thiện trĩ nội từ cả bên ngoài và bên trong.
Các loại thuốc chữa trị bệnh trĩ nội độ 1 chủ yếu ở 2 dạng thuốc uống điều trị bên trong và thuốc điều trị tại chỗ như thuốc ngâm rửa, kem bôi trĩ dùng chỗ bên ngoài. Trong đó, các thành phần thuốc thường dùng gặp nhất là: thuốc giảm đau trĩ nội; thuốc chống viêm búi trĩ nội; thuốc làm bền các tĩnh mạch trĩ; thuốc co mạch trĩ; thuốc nhuận tràng; thuốc kháng sinh (trong trường hợp cần thiết).
Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 bằng thuốc dạng uống
Các loại thuốc dùng uống có tác dụng điều trị bệnh trĩ nội độ 1 như:
– Các thuốc giảm đau trĩ nội như: thuốc Paracetamol, nhóm thuốc NSAIDs; hoặc thuốc Aspirine, thuốc Acetaminophen… dùng kèm trong các trường hợp cần thiết (sẽ được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn).
– Các thuốc chống viêm như: nhóm thuốc NSAIDs, thuốc Glucocorticoid, thuốc Alpha chymotripsin… thường dùng trong trường hợp có viêm búi trĩ , phù nề búi trĩ – hậu môn hoặc có biến chứng tắc mạch trĩ…
Chữa trị bệnh trĩ nội độ 1 với các thuốc tại chỗ
Các loại thuốc bôi, thuốc ngâm rửa thường được dùng kết hợp với các toa thuốc uống nhằm điều trị bệnh trĩ nội độ 1 như:
- Thuốc co mạch, giảm chảy máu do trĩ: thuốc Ephedrin sulfat 0,1-0,125%, thuốc Phenylephrine HCl 0,25%…
- Thuốc dạng kem bôi tại chỗ giảm ngứa rát do trĩ nội: kem kẽm Oxit, thuốc Lanolin, thuốc Glycerin…
- Thuốc chống viêm tại chỗ: thuốc Hydrocortison 0,25-1%.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: thuốc Neomycin, thuốc Framycetin
- Thuốc giảm ngứa, đau, bỏng rát, khó chịu, kích ứng ở xung quanh hậu môn: thuốc Benzocain 5-20%, thuốc Lidocain 2-5%.
Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua thuốc chữa trị bệnh trĩ tại nhà mà cần được sự tư vấn, kê đơn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Trĩ cấp độ 1 là giai đoạn điều trị dễ dàng và có thời gian điều trị ngắn nhất ở bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu người bệnh không chủ động điều trị sớm thì bệnh rất dễ phát triển và biến chứng nặng lên các giai đoạn bệnh tiếp theo. Vì vậy, để “chặn cửa” bệnh trĩ nội cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân, người bệnh hãy chủ động thăm khám bác sĩ khi thấy các biểu hiện bệnh trĩ.
Điều trị trực tiếp trên búi trĩ sẽ có hiệu quả hơn là điều trị tràn lan, không đúng mục tiêu. Xu hướng điều trị mới hiện nay là dùng gel thoa trĩ.
Với sự phát triển của y học, hiện nay có các sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh trĩ ngay từ những giai đoạn đầu.
Kem bôi trĩ được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, nghệ đang là những dược liệu đã được sử dụng từ ngàn đời nay trong y học cổ truyền để chữa bệnh trĩ, kết hợp với công nghệ chiết xuất tiên tiến từ y học hiện đại.
Kem bôi trĩ tác động trực tiếp vào búi trĩ, giúp phục hồi tổn thương, làm giảm chảy máu, săn se và làm mát búi trĩ, giúp co trĩ hiệu quả.
Tóm lại bệnh trĩ nội độ 1 triệu chứng cách chữa trị đơn giản tại nhà
Như vậy bài viết Thuốc Nam Triệu Hòa chia sẻ trên đây về Bệnh trĩ nội độ 1 các triệu chứng cách chữa trị đơn giản tại nhà đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và khách quan hơn từ đó xem bạn cần hỗ trợ như thế nào để có thể khỏe mạnh hơn trong tương lai.
Một điều cuối cùng mà bạn cần lưu ý là trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động điều trị nào bạn cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi tiến hành.