Bạn đang tìm kiếm thông tin về hỗ trợ điều trị loãng xương với thảo mộc hay, đây là thông tin có rất nhiều người cần tìm trên internet, chính vì vậy nhóm biên tập Thuốc Nam Triệu Hòa đã tổng hợp các vấn đề liên quan đến 5 loại thảo mộc hỗ trợ điều trị loãng xương để giúp bạn có thêm những hiểu biết về y học cổ truyền nói chung và thuốc nam nói riêng.
Những kiến thức về hỗ trợ điều trị loãng xương với thảo mộc hay được chọn lọc từ những đơn vị uy tín, đặc biệt là các cơ quan thuộc Bộ Y Tế, những thông tin chính thông nên bạn hoàn toàn yên tâm về kiến thức tại đây.
Bài viết về 5 loại thảo mộc hỗ trợ điều trị loãng xương được các bác sĩ, hay lương y hoặc chuyên gia có chuyên môn đã được xác minh đánh giá tham vấn tính đúng đắn của nội dung.
Mời bạn xem bài viết về 5 loại thảo mộc hỗ trợ điều trị loãng xương dưới đây:
ThuocNamTrieuHoa theo SKDS – Loãng xương là một tình trạng dẫn đến xương yếu, giòn và dễ gãy. Bên cạnh việc dùng thuốc trị loãng xương (khi cần), bổ sung một số loại thảo mộc sẽ giúp hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả hơn.
Khi già đi, sự suy giảm các hormone bảo vệ xương có thể khiến xương suy yếu. Do đó, phụ nữ sau mãn kinh và đàn ông lớn tuổi dễ mắc phải tình trạng này.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ loãng xương bao gồm kích thước cơ thể, dân tộc, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống, điều kiện y tế, dùng thuốc, ít vận động, hút thuốc và sử dụng rượu quá nhiều.
Loãng xương thường không có triệu chứng. Đó là lý do tại sao loãng xương được gọi là một căn bệnh “im lặng”.
Loãng xương là một tình trạng thường không được phát hiện cho đến khi gãy xương hoặc xẹp đốt sống. Sự chậm trễ trong chẩn đoán cộng với những chấn thương sau đó có thể dẫn đến đau lưng, mất chiều cao và/hoặc gù (còng).
Bên cạnh thuốc điều trị loãng xương, các loại thảo mộc đã trở thành một phương thuốc phổ biến hỗ trợ điều trị cho những người bị tình trạng này.
1. Ai có nguy cơ bị loãng xương?
Tình trạng loãng xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng người lớn từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Trải qua thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ. Nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ là do giảm estrogen, có thể gây mất xương.
Estrogen giúp bảo vệ xương, nhưng khi đến tuổi mãn kinh, lượng estrogen sẽ giảm xuống. Sự sụt giảm đó có thể dẫn đến mất xương, và nếu không được điều trị, sự mất xương cuối cùng có thể dẫn đến loãng xương và gãy xương do loãng xương.
2. Các loại thảo mộc tự nhiên hỗ trợ điều trị loãng xương
Có nhiều loại thảo mộc tự nhiên được khuyên dùng cho bệnh loãng xương. Chúng có thể được sử dụng trong nấu ăn hoặc được dùng như một chất bổ sung dưới dạng thuốc viên, bột hoặc trà.
Dưới đây là danh sách các loại thảo mộc có thể cải thiện sức khỏe của xương và hoạt động như một phương pháp điều trị thay thế cho bệnh loãng xương:
- Cây xô thơm đỏ (Red sage)
- Cỏ ba lá đỏ (Red clover)
- Cỏ đuôi ngựa (Horsetail)
- Cỏ xạ hương (Thyme)
- Nghệ
Lưu ý, luôn hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang cân nhắc sử dụng một loại thảo mộc như một chất bổ sung lâu dài. Một số loại thảo mộc, bao gồm cả những loại được liệt kê trong bài viết này, có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào và/hoặc đang sử dụng thuốc, tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ trước khi dùng một loại thực phẩm bổ sung mới.
2.1 Cây xô thơm đỏ tốt cho người bệnh loãng xương
Cây xô thơm đỏ là một loại cây được sử dụng trong y học thảo dược Trung Quốc có liên quan đến việc cải thiện bệnh loãng xương. Một đánh giá của 36 thử nghiệm lâm sàng cho thấy cây xô thơm đỏ đã điều trị và cải thiện hơn 80% các trường hợp loãng xương. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ bao gồm các nghiên cứu ngắn hạn, quy mô nhỏ.
Axit salvianolic, tanshinones và magie lithospermate B là những hợp chất có trong cây xô thơm đỏ có thể cải thiện sức khỏe của xương. Axit salvianolic có đặc tính chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm và sản xuất gốc tự do liên quan đến sự phân hủy xương. Các hợp chất này cũng có thể giúp phát triển xương.
Cây xô thơm đỏ cũng là một nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cần thiết cho xương khỏe mạnh.
Loại thảo mộc này có dạng viên nang hoặc cồn thuốc, và nó có thể được pha thành trà.
Cây xô thơm đỏ chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn do lo ngại về độ an toàn khi sử dụng lâu dài. Loại thảo mộc này cũng có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác thuốc và được chống chỉ định trong thời kỳ mang thai và sử dụng với thuốc làm loãng máu.
Nghiên cứu thêm cần được thực hiện để tìm ra liều lượng thích hợp cho bệnh loãng xương.
2.2 Cỏ ba lá đỏ
Cỏ ba lá đỏ (Trifolium pratense ) là một loại cây cỏ sống lâu năm thuộc họ đậu. Trong lịch sử, nó đã được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ sung cho các triệu chứng mãn kinh, chẳng hạn như bốc hỏa, cũng như nhiều loại bệnh, bao gồm ung thư, các vấn đề về hô hấp và tình trạng da.
Với bệnh loãng xương, một nghiên cứu năm 2015 trên một nhóm nhỏ phụ nữ mãn kinh uống 150 mg cỏ ba lá đỏ trong 12 tuần và kết quả được so sánh với một nhóm dùng giả dược. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mật độ khoáng xương được cải thiện ở những phụ nữ dùng cỏ ba lá đỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy không có thay đổi về sức khỏe của xương.
Cỏ ba lá đỏ có thể được sử dụng như một thành phần trong trà thảo mộc, cũng như thông qua viên nang, cồn thuốc, chất chiết xuất và như một phương pháp điều trị tại chỗ.
2.3 Cỏ đuôi ngựa
Từ lâu cỏ đuôi ngựa (Equisetum arvense ) đã được sử dụng để điều trị vết thương, bệnh lao và các vấn đề về thận.
Quercetin, axit oleanolic và axit ursolic là những chất chống oxy hóa được tìm thấy trong cỏ đuôi ngựa. Những hợp chất này có thể cải thiện mức canxi và tăng sự phát triển của xương.
Cỏ đuôi ngựa cũng chứa hợp chất silica. Các chất bổ sung làm từ silica có liên quan đến việc cải thiện mật độ và sức mạnh khoáng chất của xương.
Cỏ đuôi ngựa có dạng viên nang, cồn thuốc và là một loại thảo mộc khô có thể được pha thành trà hoặc trộn với chất lỏng và bôi lên da.
Không nên sử dụng cỏ đuôi ngựa trong thời gian dài. Loại thảo mộc này có thể làm giảm mức thiamin (B1) và có thể gây ra sự thiếu hụt vitamin này. Cỏ đuôi ngựa có thể gây hại cho phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gút, các vấn đề về tim và thận.
2.4 Cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương (Thymus vulgaris) là một loại thảo mộc trong họ bạc hà (Lamiaceae) có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Loại cây bụi nhỏ, mọc thấp này là một loại gia vị phổ biến được sử dụng trong nấu ăn. Nó cũng là một cây thuốc có từ xa xưa. Cỏ xạ hương đã được sử dụng để tăng cường chức năng miễn dịch và điều trị các bệnh về hô hấp, thần kinh và tim.
Một nghiên cứu đã kiểm tra việc uống 1.000 mg cỏ xạ hương mỗi ngày trong 6 tháng ở nhóm phụ nữ sau mãn kinh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tiêu thụ cỏ xạ hương thường xuyên cải thiện mật độ khoáng chất của xương.
Cỏ xạ hương có thể hiệu quả nhất khi dùng với cây xô thơm và cây hương thảo. Khi dùng kết hợp các thảo dược này sẽ tăng mật độ khoáng trong xương cao hơn so với chỉ dùng cỏ xạ hương.
Cỏ xạ hương cũng cung cấp một nguồn canxi, vitamin K, magiê, mangan và kẽm. Những chất dinh dưỡng này có thể cải thiện sức khỏe của xương.
Bạn có thể tìm thấy cỏ xạ hương dưới dạng một loại thảo mộc tươi và khô. Dầu chiết xuất từ cỏ xạ hương cũng có sẵn ở dạng lỏng và viên nang.
Cỏ xạ hương được coi là an toàn khi sử dụng với lượng nhỏ. Liều lượng lớn của loại thảo mộc này có liên quan đến các tác dụng phụ. Cỏ xạ hương có thể gây hại cho những người bị rối loạn chảy máu và các tình trạng nhạy cảm với hormone. Nó cũng có thể gây dị ứng ở những người dị ứng với các cây thuộc họ Lamiaceae khác như oregano, xô thơm và oải hương.
2.5 Củ nghệ
Củ nghệ là một loại củ có màu vàng, thuộc họ gừng (Zingiberaceae) và có nguồn gốc từ Nam Á. Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của nó đã làm cho loại cây này trở nên quan trọng đối với y học thảo dược trong 4.000 năm qua. Củ nghệ đã được sử dụng để điều trị các triệu chứng kinh nguyệt, viêm khớp và các vấn đề tiêu hóa.
Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy việc bổ sung curcumin (hoạt chất trong nghệ) trong 6 tháng có sự cải thiện đáng kể ở nhóm người có mật độ xương thấp.
Củ nghệ ở dạng bột khô có thể được sử dụng trong nấu ăn. Nó cũng có sẵn ở dạng cồn, chất lỏng hoặc viên nang.
Các tác dụng phụ đã được thấy khi sử dụng liều lượng lớn hoặc dùng nghệ trong hơn 12 tháng. Củ nghệ cũng có thể gây dị ứng và biến chứng ở những người bị rối loạn chảy máu, tiểu đường và các vấn đề về túi mật.
Tóm lại hỗ trợ điều trị loãng xương với thảo mộc hay:
Bài viết trên đây của ThuocNamTrieuHoa chia sẻ với quý độc giả khắp mọi miền tổ quốc kính mến về hỗ trợ điều trị loãng xương với thảo mộc hay, hi vọng có những kiến thức và thông tin có giá trị giúp bạn hoặc người thân của bạn.
Nếu bạn thấy nội dung về 5 loại thảo mộc hỗ trợ điều trị loãng xương hữu ích hãy chia sẻ cho những người bạn thấy họ cần.
Thuốc Nam Triệu Hòa là đơn vị cung cấp các sản phẩm thảo dược Triệu Hòa hỗ trợ điều trị một số loại bệnh bảo vệ sức khỏe mọi người chính hiệu do lương y Triệu Thị Hòa Yên Sơn – Ba Vì Hà Nội bào chế, đảm bảo chất lượng an toàn từ thảo dược thiên nhiên đỉnh núi Ba Vì.
VTV2 Phỏng Vấn Lương y Triệu Hòa – Hương Thuốc Nam Ba Vì – Sống Khỏe Mỗi Ngày
Bài viết có tham khảo nguồn uy tín, xem tại: https://suckhoedoisong.vn/5-loai-thao-moc-ho-tro-dieu-tri-loang-xuong-169220309211809932.htm truy cập 3/10/2022 6:36:00 AM (giờ tiếng anh)