Cỏ The là cây cỏ gì? Đặc điểm thế nào? Dùng tác dụng gì?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cỏ The, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cỏ The được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây Cỏ The có tên khoa học là Centipeda minima L. Cây còn được gọi với tên khác là Cóc mẳn, Cây thuốc mộng, Cúc ma, Cúc ngồi. Thuộc họ Cúc (Asterceae). Cỏ the có vị đắng, tính mát, có tác dụng thoái nhiệt, thông khiếu, tán thấp, khu phong, tiêu sung, giải độc.

  • Tên gọi khác: Cây cỏ the còn có các tên gọi khác như Cóc mẳn, Cóc mẩn, cây cóc ngồi, thạch hồ tuy hay Nga bất thực thảo.
  • Tên gọi trong khoa học: Centipeda minima (L.)
  • Thuộc họ: Cúc (Asteraceae)

+ Đặc điểm của cây thuốc

Cỏ the là cây thân thảo sống hàng năm. Cây có chiều cao chỉ khoảng 5 – 20cm, chia nhiều cành mọc bò ra các hướng trên mặt đất.

Cỏ The - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 5
Tổng quan về Cỏ The
  • Thân cây: Toàn thân cây nhẵn nhưng phía ngọn được bao phủ một lớp lông tơ màu trắng nhạt bên ngoài.
  • Lá cỏ the: Mọc so le, dạng lá đơn. Lá hình ba cạnh, tù ở đầu và hơi thu hẹp về phía cuống. Mỗi bên mép lá có 2 răng. Chiều dài và rộng của mỗi lá lần lượt là 10 – 18 x 6 – 10mm.
  • Hoa: Cỏ the bắt đầu ra hoa từ cuối mùa xuân kéo dài cho đến mùa hạ. Hoa thường mọc ở ngọn, có hình đầu tròn sắc vàng nhạt. Trên cùng 1 bông có nhiều dãy hoa, trong đó 5 dãy ngoài rìa là hoa cái và chính giữa lá hoa lưỡng tính hình ống, màu tím nhạt.
  • Quả: Cây cóc mẳn cho ra trái dạng quả bế. Trên cây có những quả hình 4 cạnh và một số quả hơi dẹp. Bên ngoài quả có lông.

Cây phân bố ở đâu?

Ở nước ta, cây cỏ the được tìm thấy nhiều ở các tỉnh khu vực đồng bằng trung du hay các vùng núi thấp. Cây thích nghi và phát triển tốt nhất ở nơi có đất ẩm, chẳng hạn như ruộng bỏ hoang.

+ Bộ phận sử dụng chủ yếu

Toàn cây cỏ the đều được dùng làm thuốc chữa bệnh

+ Thu hái – sơ chế

Thời điểm cây cỏ the ra hoa cũng chính là lúc thu hoạch. Toàn thân cây được nhổ về, rửa sạch, phơi khô ngoài nắng hoặc đem sấy khô với số lượng dược liệu lớn.

Xem thêm:  Bạch Đầu Ông là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

+ Các thành phần hóa học của cây của cây cỏ the

  • Tinh dầu có mùi mùi hôi, tập trung chủ yếu trong thân và lá
  • Arnidio
  • Tarasterol
  • Araxasteryl acetat và

Xem thêm: Cây Vông Vang là cây gì? Tác dụng với sức khỏe? Đặc điểm nhận dạng cây

Vị thuốc cỏ the

Cỏ The - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 6
Vị thuốc cỏ the

 

+ Tính vị thế nào?:

  • Tính ấm
  • Vị cay

+ Quy kinh

Chưa có tài liệu nào ghi nhận thông tin về khả năng quy kinh của. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác vấn đề này.

+ Tác dụng ra sao? dược lý

Theo Đông y, dược liệu cỏ the có công dụng thông khiếu, trừ thấp, giảm sưng, chống viêm, khu phong, giải độc, tán hàn.

+ Chủ trị

  • Ho gió, ho do cảm lạnh, cảm cúm, ho gà
  • Viêm mũi thông thường, viêm xoang, viêm mũi dị ứng
  • Sốt rét
  • Mẩn ngứa
  • Bệnh chàm
  • Viêm amidan
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Mụn nhọt chưa vỡ

+ Liều lượng – cách dùng cỏ the

  • Dùng trong: 6 – 9g/ngày dưới dạng sắc uống
  • Dùng ngoài: Dạng giã đắp ngoài da không tính liều lượng

YouTube video

Xem thêm: Cây Tổ Phượng là cây gì? Tác dụng ra sao? Đặc điểm cây như thế nào?

Bài thuốc chữa bệnh có cỏ the

1. Điều trị bệnh ho gà

  • Chuẩn bị: 15g cỏ the, bạch dược, quốc lão, cây dẹt ác mỗi vị 6g
  • Cách sử dụng: Các vị trên rửa qua nước cho sạch. Cho tất cả vào siêu sắc thuốc cùng với 600ml nước. Sau khi ấm thuốc bắt đầu sôi mạnh, vặn nhỏ lửa tiếp tục sắc đến khi cạn còn 150ml. Gạn thuốc ra, hòa vào chút đường cho dễ uống. Chia thuốc làm 3 lần dùng. Một liệu trình cần uống thuốc liên tục trong 10 ngày, mỗi ngày 1 thang.
Cỏ The - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 7
Bài thuốc chữa bệnh có cỏ the

2. Điều trị nổi mẩn ngứa ngoài da, bệnh eczema

  • Chuẩn bị: 15g cỏ the, 3 thìa đậu xanh, vài hạt muối biển
  • Cách sử dụng: Cỏ the và đậu xanh sống đem giã nát cùng với muối ăn. Vệ sinh khu vực bị bệnh sạch sẽ rồi lấy thuốc đắp lên, băng lại, để khoảng 3 tiếng mới được tháo ra. Áp dụng trong 5 ngày liên tục để thấy được kết quả.

3. Ngăn ngừa và điều trị bệnh cảm cúm

  • Chuẩn bị: 100g cỏ the tươi, một ly rượu trắng nhỏ
  • Cách sử dụng: Giã nát dược liệu, lọc lấy nước cốt rồi hòa cùng rượu trắng. Làm nóng hỗn hợp, chia uống 2 lần sẽ giúp giảm sốt và cải thiện các triệu chứng khác của bệnh cảm cúm như ớn lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy.

4. Điều trị bệnh viêm amidan cấp và mãn tính

  • Chuẩn bị: Cỏ the và gạo nếp mỗi loại 30g
  • Cách sử dụng: Rửa sạch cỏ the rồi cắt khúc ngắn, bỏ vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt cỏ the ngâm gạo nếp, sau đó đem xay gạo thành bột. Để trị viêm amidan, lấy bột ít bột gạo ngậm vào miệng rồi nuốt từ từ từng miếng nhỏ để các chất trong thuốc tiếp xúc với khu vực bị bệnh và phát huy tác dụng tối ưu. Sau 3 – 5 ngày dùng thuốc, các triệu chứng sẽ có sự cải thiện rõ rệt.
Xem thêm:  Cây Cỏ Mực Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

5. Bài thuốc điều trị mụn nhọt chưa bị vỡ mủ

  • Chuẩn bị 15- 20g cỏ the, vảy tê tê (xuyên sơn giáp ) 2g, vân quy 9g, 1 bát rượu trắng
  • Cách sử dụng: Vảy tê tê đem đốt cháy thành than, sau đó đem giã nát chung với các dược liệu còn lại. Thêm rượu vào trộn đều, lọc nước uống. Phần bã lấy đắp lên nốt mụn nhọt và băng cố định lại. Cứ sau 3 tiếng cần thay thuốc một lần. Trường hợp mụn nhọt đã vỡ thì không nên áp dụng.

6. Bài thuốc trị bệnh ho gió

  • Chuẩn bị: 15g cỏ the khô
  • Cách sử dụng: Dược liệu đem rửa sạch, sắc cùng 400ml lấy 100ml. Chia làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối. Dùng liền vài ngày đến khi cơn ho dứt hẳn.

7. Trị ho trong các trường hợp bị cảm lạnh

  • Chuẩn bị: 15g cây cỏ the khô. Nếu dùng tươi thì lấy 30g
  • Cách sử dụng: Rửa sạch dược liệu, bỏ vào ấm. Đổ thêm 500ml nước đun cho đến khi nước thuốc cô đặc còn 100ml. Gạn thuốc ra, để nguội còn hơi âm ấm chia làm 3 lần dùng mỗi ngày. Một liệu trình điều trị nên uống 5 ngày liên tiếp để bệnh được trị dứt điểm.

8. Điều trị nghẹt mũi, viêm mũi

  • Cách 1: Chuẩn bị 6g cỏ the, 6g chồi hoa mộc lan, 10g thương nhĩ tử. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày. Ngày dùng 1 thang.
  • Cách 2: Tán cỏ the, tế tân và bạch chỉ thành bột. Thổi vào mũi mỗi ngày 2 lần.

9. Điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng bằng cây cóc mẳn

  • Cách 1: Cây cóc mẳn ( cỏ the ) tươi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Vò nát dược liệu, cuộn lại thành 1 cái nút nhỏ lần lượt nhét vào từng bên lỗ mũi, mỗi bên 30 phút. Thực hiện ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
  • Cách 2: Cỏ the phơi khô, nghiền thành bột mịn. Để trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, lấy một ít bột thuốc thổi vào trong mũi, kết hợp hít mạnh để đưa được thuốc vào sâu trong các xoang. Lặp lại 3 – 4 lần trong ngày.
  • Cách 3: Dùng một miếng bông gòn thấm nước muối sinh lý cho ẩm. Sau đó chấm vào bột cỏ the lần lượt nhét vào từng bên lỗ mũi khoảng 30 phút. Áp dụng mỗi ngày 1 lần.
  • Cách 4: Sắc cây cỏ the vài tiếng đồng hồ cho cô đặc thành cao. Dùng bông gòn tẩm cao nhét vào lỗ mũi khoảng 60 phút thì bỏ ra. Thực hiện chăm chỉ mỗi ngày 1 lần các triệu chứng khó chịu sẽ thuyên giảm.
  • Cách 5: Dùng 20g cây cỏ the khô ( tương đương 40g tươi). Sắc kỹ lấy 200ml nước chia 3 lần uống mỗi ngày.
Xem thêm:  Cây Quế Chi – Những bài thuốc chưa bệnh thần kỳ từ cây quế chi có thể bạn chưa biết
Cỏ The - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 8
Bài thuốc chữa bệnh có cỏ the

10. Điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính

  • Chuẩn bị: 10g cây cỏ the tươi, 10g củ ba mươi, 12g lá bồng bồng, 8g trần bì
  • Cách sử dụng: Các vị thuốc đã chuẩn bị gộp chung lại tạo thành một thang sắc nước chia 3 lần uống. Dùng liền 10 – 15 ngày tùy theo tình trạng bệnh.

11. Chữa nổi mẩn ngứa ngoài da do thời tiết thay đổi

  • Chuẩn bị: Cỏ the tươi liều lượng tùy thuộc vào diện tích da bị mẩn ngứa.
  • Cách sử dụng: Rửa dược liệu với nước muối, giã nát đắp lên chỗ da bị ảnh hưởng khoảng 30 phút. Thực hiện vài lần trong ngày để xoa dịu cơn ngứa ngáy khó chịu.

12. Điều trị ho do cảm cúm

  • Chuẩn bị: 40g Cây cỏ the, 40g hoạt lục thảo, 40g râu ngô
  • Cách sử dụng: Đều đặn sắc uống mỗi ngày 1 thang trong 3 – 5 ngày liên tục

**Lưu ý: Những thông tin về cây cỏ the chỉ có tính chất tham khảo. Bệnh nhân trước khi sử dụng dược liệu để chữa bệnh nên thông qua ý kiến thầy thuốc Đông y, bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Cỏ Dùi Trống là cỏ gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng như thế nào với sức khỏe

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cỏ The:

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cỏ The do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cỏ The là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cỏ The. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cỏ The, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm: Cây Mặt Quỷ là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cỏ The là cây cỏ gì? Đặc điểm thế nào? Dùng tác dụng gì?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987