Chi Tử là cây gì? Tác dụng ra sao? Đặc điểm nhận dạng và sử dụng

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Chi Tử, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Chi Tử được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Chi Tử hay còn có tên gọi khác là Dành dành, Sơn chi, Sơn chi tử, là một loài cây mọc hoang dại ở miền Bắc nước ta. Trong Đông Y, Chi tử là một vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, làm ngưng các chứng ra máu do nóng nhiệt. Công dụng, cách dùng và những điều cần biết về chi tử sẽ được nói đến trong bài viết sau.

Chi Tử - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 7
Tổng quan về dược liệu Chi Tử
  • Tên gọi: Sơn chi tử, Sơn chi, Quả dành dành, Tiên chi, Mộc ban, Trư đào, Lục chi tử, Dành dành, Hoàng hương ảnh tử.
  • Tên cây theo khoa học: Fructus Gardeniae
  • Tên cây theo khoa học: Gardenia jasminoides
  • Thuộc họ: Cà phê (danh pháp khoa học: Rubiaceae)

Dành dành là loại cây nhỏ, thân nhẵn. Lá mọc đối xứng hoặc mọc vòng 3, phiến lá hình bầu dục dài hoặc hình thuôn trái xoan, gân lá mảng và nổi rõ.

Hoa dành dành có màu trắng, mùi rất thơm, mọc đơn độc ở đầu cành. Quả có 6 – 7 cạnh dọc, hình thuôn bầu dục chứa nhiều hạt dẹt bên trong. Cây ra hoa vào tháng 4 – 11 và sai quả vào tháng 5 – 12 hằng năm.

Quả của cây.

Cây được trồng để làm cảnh và mọc hoang tại nhiều nơi.

Thu hái quả chín vào tiết Hàn Lộ hằng năm. Chỉ hái khi vỏ của quả đã chuyển sang màu vàng. Hái sớm hoặc muộn hơn có thể ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của vị thuốc này.

Sau khi hái về, bào chế dược liệu theo những cách sau:

  • Đem bỏ vỏ và tai, chỉ lấy hạt ngâm với nước sắc cam thảo trong một đêm. Sau đó vớt ra, phơi khô, tán bột và dùng dần.
  • Đem phơi/ sấy khô ngay sau khi hái về. Khi sấy nên sấy lửa to sau đó giảm nhỏ lửa và đảo đều.
  • Dùng quả chín kẹp với ít phèn chua và đun với nước sôi trong 20 phút. Vớt ra, đem phơi khô vỏ và sấy cho giòn. Khi dùng, có thể dùng sống, đốt cháy hoặc sao vàng tùy vào mục đích sử dụng.

Dược liệu khô thường có hình bầu dục hoặc hình trứng, hai đầu nhỏ dần. Vỏ ngoài có màu nâu hơi bóng mượt hoặc màu vàng đỏ, chất cứng mỏng, có nhiều gân nhỏ xung quanh.

Nơi khô ráo và thoáng mát.

Vị thuốc chi tử có chứa các thành phần hóa học sau: Geniposide, Gardenoside, Shanzhiside, Deacetylaspelurosidic acid, Chlorogenic acid, Crocetin, Genipin-1-Gentiobioside, Methyl Deacetylaspelurosidate,…

Xem thêm: Bồ Công Anh là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Vị thuốc chi tử

Chi Tử - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 8
Vị thuốc chi tử

 

Vị đắng, tính hàn, không có độc.

Quy vào kinh Vị, Can, Tâm và Phế.

– Công dụng của chi tử theo Đông Y:

  • Công dụng: Thanh nhiệt ở thượng tiêu, lợi thấp, thanh uất nhiệt ở phần huyết, lương huyết, giải độc, minh mục, tiêu khát, thông tiêu, sát trùng.
  • Chủ trị: Mất ngủ, tiểu không thông, buồn phiền, bứt rứt, uất hỏa trong bỉ phổi, đau tim, ngộ độc Ngọc chi hoa, trúng độc,…
  • Màu vàng của chi tử còn được dùng để tạo màu trong chế biến món ăn.

– Công dụng của chi tử theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Thực nghiệm trên súc vật cho thấy nước sắc từ chi tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư, hạ áp và trị mất ngủ do các bệnh viêm nhiễm gây sốt cao.
  • Nước từ chi tử có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng và trực khuẩn lỵ.
  • Sao cháy chi tử có tác dụng cầm máu.
  • Thực nghiệm trên súc vật cho thấy chi tử làm tăng co bóp túi mật và làm tăng tiết mật.
  • Nước sắc chi tử có tác ức chế trung khu sản nhiệt giúp hạ thân nhiệt. Cơ chế hạ nhiệt tương tự hoàng cầm và hoàng liên nhưng yếu hơn.
Xem thêm:  Cây Mực Là Cây Gì? Có dùng làm thuốc được không?

Vị thuốc chi tử thường được dùng trong bài thuốc sắc ở dạng dùng sống, sao vàng và sao đen. Liều dùng từ 8 – 20g/ ngày.

Xem thêm: Bá Tử Nhân có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

44 Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc chi tử

Chi Tử - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 9
44 Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc chi tử

1. Bài thuốc trị sau khi bị thương hàn có mồ hôi ra, bứt rứt, nôn mửa và khó ngủ

  • Chuẩn bị: Hương xị 4 chén và chi tử 14 trái.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

2. Bài thuốc trị chứng tiểu tiện không thông

  • Chuẩn bị: 1 ít muối, tỏi (loại 1 tép) 1 củ và chi tử 14 quả.
  • Thực hiện: Đem dược liệu giã nát, đem dán vào bọng đái và chỗ rốn một lúc sẽ thông được đường tiểu.

3. Bài thuốc chữa chứng đại tiện ra máu

  • Chuẩn bị: Một ít chi tử.
  • Thực hiện: Đem sao cháy, sau đó dùng 1 muỗng uống với nước.

4. Bài thuốc trị tiêu ra máu do nhiệt độc

  • Chuẩn bị: Chi tử 14 trái.
  • Thực hiện: Bỏ vỏ, giã nát, tán thành bột và trộn với mật làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 3 viên uống với nước, ngày dùng 3 lần.

5. Bài thuốc trị phụ nữ bị phù do thấp nhiệt trong thời gian mang thai

  • Chuẩn bị: Chi tử 1 chén.
  • Thực hiện: Sao vàng, tán bột, mỗi lần dùng 8 – 12g uống với nước cơm.

6. Bài thuốc trị hoắc loạn chuyển gân, bụng ngực căng đầy, chuột rút

  • Chuẩn bị: Chi tử 27 trái
  • Thực hiện: Tán bột mịn và uống cùng rượu nóng.

7. Bài thuốc trị chứng đau nóng ở vùng dạ dày

  • Chuẩn bị: Chi tử 7 – 9 trái (loại lớn)
  • Thực hiện: Đem sao đen và sắc với 1 chén nước, còn lại 7 phần uống cùng với nước gừng sống. Nếu không đỡ thì dùng huyền minh phần 4g là khỏi.

Xem thêm: Cây Thiên Lý là cây gì? Đặc điểm thế nào? Tác dụng ra sao với sức khỏe?

8. Bài thuốc trị bệnh thi chú khiến tim ngực đau xóc liên tục

  • Chuẩn bị: Chi tử 21 trái.
  • Thực hiện: Đốt cho cháy, rồi tán bột và dùng uống với nước.

9. Bài thuốc trị chứng nổi cuồng, mình nóng phát cuồng, không chịu ăn, hôn mê, bứt rứt ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: Đậu xị 20g và chi tử 7 trái.
  • Thực hiện: Sắc với 1 chén nước, còn lại 7 phân. Khi uống vào nôn ói là được.

10. Bài thuốc trị chứng mắt đỏ kèm táo bón

  • Chuẩn bị: Chi tử 7 trái.
  • Thực hiện: Đem dùi lỗ, nướng chín và sắc với 1 thăng nước lấy nửa thăng. Bỏ bã, thêm 12g bột đại hoàng vào và dùng nóng.

11. Bài thuốc trị chứng đau đầu do phong đờm

  • Chuẩn bị: Chi tử (bột).
  • Thực hiện: Đem trộn với mật và ngâm trên lưỡi đến khi nôn ra là bớt.

12. Bài thuốc trị mũi nổi hột thịt đỏ

  • Chuẩn bị: Tang bạch bì, cam thảo, ngũ vị tử, chi tử, hoàng cầm, cát cánh và cát căn mỗi vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

13. Bài thuốc chữa phỏng chưa phát

  • Chuẩn bị: Chi tử.
  • Thực hiện: Đốt, tán thành bột, trộn với dầu mè và đắp lên da, băng lại.

14. Bài thuốc chữa sưng đau do gãy xương

  • Chuẩn bị: Bạch miến và chi tử.
  • Thực hiện: Đem giã nát chi tử, trộn với bạch miến và đắp vào chỗ sưng đau.
Chi Tử - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 10
44 Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc chi tử

15. Bài thuốc trị thường hàn thấp nhiệt gây đầy trướng bụng, vàng úa

  • Chuẩn bị: Nhân trần 240g, chi tử 14 trái và đại hoàng 120g.
  • Thực hiện: Đem sắc nhân trần với 1 đấu nước còn lại 6 phần rồi mới cho 2 vị còn lại vào, sắc còn 3 thăng và chia thành 3 lần uống.

16. Bài thuốc trị chứng thương hàn sinh bứt rứt, nằm ngồi không yên, đầy bụng

  • Chuẩn bị: Hoàng bá, cam thảo và chi tử.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

Xem thêm: Chè Vằng là cây gì? Đặc điểm tác dụng và cách trồng ra sao?

Xem thêm:  Cây Lẻ Bạn có những đặc điểm, công dụng gì hay cho sức khỏe con người?

17. Bài thuốc trị chứng vàng da do uống nhiều rượu khiến người bị nóng

  • Chuẩn bị: Xa tiền tử, nhân trần cao, hoàng liên thảo, chi tử, hoạt thạch, tần giao và mục túc bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

18. Bài thuốc trị chứng tiêu ra máu do viêm bàng quang cấp tính

  • Chuẩn bị: Mao căn 20g, chi tử 16g, cam thảo 8g và đông quỳ tử 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

19. Bài thuốc trị chảy máu cam

  • Chuẩn bị: Quả dành dành khô.
  • Thực hiện: Sao cho cháy đen, giã nhỏ rồi thổi vào mũi nhiều lần là cầm được máu.

20. Bài thuốc trị chứng tiểu ra máu, tiểu buốt và tiểu gắt

  • Chuẩn bị: Hoạt thạch và chi tử sống bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột và uống với nước hành.

21. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ lúc sinh

  • Chuẩn bị: Rượu nóng và chi tử tán bột.
  • Thực hiện: Khi đói dùng 1 thìa bột uống với rượu nóng sẽ khỏi. Tuy nhiên không nên dùng quá 7 lần.

22. Bài thuốc trị chứng phù thũng do nhiệt

  • Chuẩn bị: Một lượng chi tử vừa đủ.
  • Thực hiện: Sao vàng, nghiền mịn, mỗi lần dùng 12g uống với nước cơm.

23. Bài thuốc trị đau bụng do lạnh nóng xung đột

  • Chuẩn bị: Xuyên ô đầu và chi tử bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột, trộn với rượu làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng 15 viên uống với nước gừng sống. Nếu đau ở vùng bụng dưới thì uống thuốc với nước sắc tiểu hồi hương.

24. Bài thuốc bổ âm huyết, trị bệnh về khí của ngũ tạng

  • Chuẩn bị: Chi tử.
  • Thực hiện: Sao đen, tán thành bột mịn và sắc với gừng sống lấy nước uống.

25. Bài thuốc trị chứng sốt cao sau khi ăn

  • Chuẩn bị: Chi tử 30 trái.
  • Thực hiện: Đem sắc với 3 thăng đem sắc còn lại 1 thăng. Dùng uống đến khi ra mồ hôi là được.

26. Bài thuốc trị chứng nôn mửa ngay sau khi ăn

  • Chuẩn bị: Chi tử 20 trái.
  • Thực hiện: Sao qua, bỏ vỏ và sắc uống.

27. Bài thuốc trị chó dại cắn

  • Chuẩn bị: Thạch lưu hoàng và chi tử bì (đốt, tán bột) bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột, sau đó xức vào vết cắn.

28. Bài thuốc chữa chứng phỏng do nhiệt

  • Chuẩn bị: Lòng trắng trứng và chi tử tán bột.
  • Thực hiện: Trộn đều rồi thoa lên chỗ đau.

29. Bài thuốc chữa chứng mình nóng, vàng da

  • Chuẩn bị: Hoàng bá, cam thảo và chi tử bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

30. Bài thuốc chữa chứng tả hỏa ở tiểu trường

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị mộc thông, chi tử, hoạt thạch, xích phục linh và trạch tả các vị bằng lượng nhau. Dùng sắc uống.
  • Bài thuốc 2: Dùng hoàng liên, cam thảo (sống), chi tử, liên kiều, trúc diệp, mạch môn đông và đăng tâm thảo các vị bằng lượng nhau. Đem sắc uống ngày dùng một thang.

31. Bài thuốc trị chứng chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn ra máu do huyết nhiệt

  • Chuẩn bị: Bạch mao căn 20g, chi tử 16g, cát cánh 8g, trắc bá diệp 12g, hoàng cầm 12g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g, xích thược 12g.
  • Thực hiện: Dùng các vị sắc uống.

32. Bài thuốc trị viêm gan cấp do thấp nhiệt, biểu hiện vàng da, tiểu vàng/ đỏ, nóng nảy trong ngực

  • Chuẩn bị: Cam thảo 4g, hoàng bá 12g và chi tử
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

33. Bài thuốc trị hội chứng cam nhiệt (chảy nước mắt, ngủ không yên, mắt đỏ, sưng đau)

  • Chuẩn bị: Cúc hoa 12g, cam thảo 4g và chi tử
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

34. Bài thuốc chữa chứng viêm đường tiểu và viêm bể thận

  • Chuẩn bị: Cam thảo tiêu và chi tử mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Dùng các vị sắc lấy uống để lợi tiểu.

Xem thêm: Bạch Biển Đậu là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

35. Bài thuốc chữa chứng ho ra máu

  • Chuẩn bị: Kha tử 3g, chi tử (sao đen) 12g, qua lâu nhân 16g, bột thanh đại 4g, hải phù thạch 12g.
  • Thực hiện: Để bột thanh đại riêng, đem các vị khác sắc lấy nước uống. Sau đó dùng bột thanh đại hòa vào uống.
Xem thêm:  Sìn Sú Là Gì? Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe Mà Nhiều Người Quan Tâm?

36. Bài thuốc trị vết bỏng bị nhiễm trùng khiến người khát nước, sốt và bứt rứt

  • Chuẩn bị: Liên kiều 20g, đương quy 24g, khương hoạt 8g, sinh hoàng kỳ 40 – 60g, hoàng bá 12g, chi tử 12g, phòng phong 12g, xích thược 12g, sinh cam thảo 12g, sinh địa 20g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

37. Bài thuốc chữa bong gân do chấn thương

  • Chuẩn bị: Chi tử sống, lòng trắng trứng gà và bột mì.
  • Thực hiện: Đem chi tử tán bột, trộn đều với lòng trắng trứng và bột mì, sau đó đắp lên vùng đau nhức.
Chi Tử - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 11
44 Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc chi tử

38. Bài thuốc chữa trĩ sưng nóng

  • Chuẩn bị: Vaseline, bột chi tử đốt cháy đen.
  • Thực hiện: Trộn đều dược liệu với Vaseline, sau đó thoa lên vùng bị trĩ 2 lần/ ngày giúp giảm đau và sưng viêm.

39. Bài thuốc trị chứng cảm sốt

  • Chuẩn bị: Hương sị 4g và chi tử 14 quả.
  • Thực hiện: Đem sắc với 500ml nước còn lại 150ml, dùng khi thuốc còn nóng. Ngày dùng 1 thang trong vòng 3 ngày liền.

40. Bài thuốc trị chứng cảm lạnh gây buồn nôn

  • Chuẩn bị: Tinh tre, trần bì và chi tử (sao vàng) mỗi vị 10g, gừng tươi 5g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 800ml nước với lửa nhỏ, lấy 200ml nước sắc chia thành 2 lần và uống hết trong ngày. Nên dùng khi thuốc còn ấm và dùng liên tục trong 5 ngày.

41. Bài thuốc chữa chứng tiểu rắt, tiểu ít và buốt

  • Chuẩn bị: Mộc thông, chi tử, cù mạch, hạt mã đề, hoạt thạch và biển súc mỗi vị 12g, cam thảo (nướng) 6g và đại hoàng 8g.
  • Thực hiện: Sắc với 700ml nước còn lại 150ml, đem chia thành 2 lần dùng hết trong ngày. Mỗi liệu trình kéo dài từ 10 – 15 ngày, dùng vài liệu trình sẽ khỏi.

42. Bài thuốc chữa chứng tinh hoàn sưng đau

  • Chuẩn bị: Hạt quýt (sao với giấm) 30g, tiểu hồi hương (sao với muối) 30g, ích trí nhân 20g, hạt vải 30g, chi tử (sao đen) 30g, thanh bì (sao với dầu vừng) 18g, hạt cau rừng 15g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột, sau đó rây qua cho mịn. Mỗi lần dùng 6g uống với nước sắc từ cỏ tím và muối (khoảng 10 sợi) hoặc dùng chung với rượu.
Chi Tử - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 12
Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc chi tử

43. Bài thuốc làm mờ sẹo

  • Chuẩn bị: Hạt bạch tật lê và chi tử các vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Tán bột, hòa với giấm và sử dụng bông gòn thấm thuốc và thoa lên mặt trước khi ngủ. Sáng hôm sau ngủ dậy rửa mặt lại bằng nước sạch. Thực hiện liên tục vài ngày sẽ thấy sẹo mờ hẳn.

Xem thêm: Cây Râu Mèo là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

44. Bài thuốc chữa chứng ho ra máu và thổ huyết

  • Chuẩn bị: Cát căn, hoa hòe (sao) và chi tử (sao) mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước, sau đó thêm ít muối vào rồi uống.

Những lưu ý khi dùng vị thuốc chi tử

  • Cấm dùng cho trường hợp tỳ vị hư hàn, tiêu chảy mà không có uất hỏa hoặc thấp nhiệt.
  • Cần phân biệt với cây dành dành láng (Gardenia philastrei) và cây dành dành bắc (Gardenia tonkinensis).

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Chi Tử:

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Chi Tử do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Chi Tử là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Chi Tử. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Chi Tử, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm:Cây Tỏi Độc là cây gì? Đặc điểm nhận dạng và tác dụng của loại cây này

Bạn vừa đọc xong bài viết: Chi Tử là cây gì? Tác dụng ra sao? Đặc điểm nhận dạng và sử dụng

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987