Cây Thồm Lồm có đặc điểm gì? Tác dụng ra sao với sức khỏe? Cách trồng cây thế nào?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Thồm Lồm, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cây Thồm Lồm được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây Thồm Lồm hay còn được gọi là cây đuôi tôm, thường mọc hoang dại rất nhiều nơi ở nước ta. Ít ai ngờ rằng, loại cây này lại có tác dụng trong điều trị bệnh, nhất là khắc phục các bệnh về da. Điển hình như các bệnh viêm da do nhiễm liên cầu khuẩn như chốc đầu, chốc mép, eczama nhiễm khuẩn. Đặc điểm, tính chất, cách sử dụng của nó ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Cây Thồm Lồm - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 5
Tổng quan về Cây Thồm Lồm
  • Tên gọi khác: Lá luồm, Đuôi tôm, Hỏa mẫu thảo, Mía bẹm, Xích địa lợi, Mía mung…
  • Tên cây theo khoa học: Polygonum chinense I.
  • Thuộc họ: Rau răm (Polygonaceae).

Thồm lồm là một loại cây thảo sống dai, có khi mọc bò hay leo với chiều dài khoảng 2 – 3m. Thân cây nhẵn có rãnh dọc và thường có màu đỏ nâu.

Lá hình bầu dục hoặc hơi thuôn, ngọn lá hẹp nhọn còn phía cuống lá thì bầu bầu. Lá phía trên thường nhỏ hơn, cuống ngắn, đôi khi gần như không cuống và ôm sát vào thân. Bẹ chìa mỏng, ngắn hơn các dóng của thân, ở phía dưới lá còn có 2 tai nhỏ tròn.

Cụm hoa hình chùm xim, mọc ở đầu cành dài khoảng 5 – 7cm và mang nhiều hoa. Hoa nhỏ có màu trắng. Quả nhỏ, có 3 cạnh thuôn dài, có hạnh cứng ở chính giữa và khi chín sẽ có màu đen.

Xem thêm:  Gừng là cây gì? Tác dụng ra sao với sức khỏe con người?

Toàn cây thồm lồm được sử dụng để làm vị thuốc trong y học cổ truyền.

Loại cây này được tìm thấy ở rất nhiều nơi như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Lào, Indonexia. Riêng ở nước ta, cây mọc hoang dại ở các rào bụi, bờ đường, ruộng khô và rừng thưa ở rất nhiều hơi.

Dược liệu này có thể thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên không được dùng phổ biến như nhiều loại vị thuốc khác. Có thể dùng tươi hay sấy khô đều được.

Đối với dược liệu tươi nên sử dụng trong ngày còn dược liệu đã được sấy khô thì cần cho vào túi kín và để ở những nơi khô mát.

Phân tích dược liệu cây thồm lồm ghi nhận có chứa nhiều thành phần như sau:

  • rubin
  • rheum emodin
  • oxymethylanthraquinon
  • anthraquinon
  • glucosid
  • myricyl alcol
  • caroten
  • vitamin C

Xem thêm: Cây Rau Mùi là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?

Vị thuốc cây thồm lồm

Cây Thồm Lồm - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 6
Vị thuốc cây thồm lồm

 

Dược liệu được các tài liệu Đông y ghi nhận là có vị chua, ngọt và tính bình mát.

Được quy vào 3 kinh Tỳ, Can và Đại trường.

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, lương huyết, tiêu phù, lợi niệu, minh mục thoái mờ.
  • Chủ trị: Lở vành tai, mụn nhọt, bạch đới, chốc lở, viêm gan, viêm ruột, lỵ, đục giác mác, viêm họng, bạch hầu…

Theo y học hiện đại:

Một số thành phần trong cây thồm lồm được cho là có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn. Vì thế mà có thể áp dụng chữa các bệnh ngoài da do nhiễm liên cầu khuẩn. Điển hình như chốc mép, chốc đầu hay eczema nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó, ở Indonexia, nước ép của cây thồm lồm còn được cho là có thể cải thiện triệu chứng của một số bệnh về mắt.

Xem thêm:  Cây Mơ Tam Thể Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng dược liệu theo nhiều cách khác nhau. Có thể giã nát rồi chắt nước uống, phơi khô sắc lấy nước uống hoặc rửa ngoài, hay giã tươi để đắp ngoài da.

Liều thường dùng được khuyến cáo cho một ngày là 12 – 20g ở dạng thuốc sắc. Còn trường hợp dùng ngoài da thì không kể liều lượng.

Xem thêm: Cỏ Dùi Trống là cỏ gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng như thế nào với sức khỏe

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây thồm lồm

Cây Thồm Lồm - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 7
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây thồm lồm

Cây thồm lồm được dùng trong một số bài thuốc quen thuộc sau đây:

  • Chuẩn bị: 20g lá cây thồm lồm, 8g kim ngân hoa, 15g rau sam cùng 15g kinh giới.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem rửa sạch rồi đun sôi với 2 lít nước. Pha cho ấm để lấy nước tắm. Ngày thực hiện 2 lần đến khi hết ngứa.
  • Chuẩn bị: 20g toàn cây thồm lồm cùng 10g lá khổ sâm.
  • Thực hiện: Hai vị thuốc trên cho vào ấm, thêm 1 thăng nước. Sắc lấy 200ml, lọc bỏ bã đi rồi uống làm 2 lần, ngày 1 thang. Nên kết hợp với dùng lá thồm lồm tươi giã nát rồi đắp lên chỗ bị nhọt 2 lần/ngày.
  • Chuẩn bị: 12g cây thồm lồm.
  • Thực hiện: Đem dược liệu đi rửa sạch rồi cho lên chảo nóng sao vàng. Sắc lấy nước đặc, bỏ bã uống trong ngày.
Cây Thồm Lồm - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng 8
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây thồm lồm
  • Chuẩn bị: 20g cây thồm lồm, 10g mộc hương, 10g đại phúc bì, 12g thổ phục linh, 6g hoàng liên, 10g cỏ seo gà, 15g nhân trần cùng 10g kim tiền thảo.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm, thêm 800ml nước. Đun trên lửa nhỏ cho đến khi còn 250ml. Bỏ bã đi và chia uống 3 lần trong ngày, dùng 1 thang mỗi ngày. Một liệu trình kéo dài từ 7 – 10 ngày.
  • Chuẩn bị: 20g cây thồm lồm cùng 15g bồ công anh.
  • Thực hiện: Hai vị thuốc trên đem cho vào ấm, sắc lấy nước đặc, uống nhiều lần trong ngày. Cần kết hợp dùng lá thồm lồm và ô tặc cốt theo tỷ lệ 2:1, tán thành bột mịn rồi trộn dầu vừng. Sau đó dùng tăm bông chấm thuốc lên vùng da tổn thương 3 – 4 lần mỗi ngày.
  • Chuẩn bị: 100g cây thồm lồm cùng 30g lá thông đuôi ngựa.
  • Thực hiện: Hai vị thuốc trên đem đun lấy nước để gội đầu hằng ngày hay cách ngày gội 1 lần.
  • Chuẩn bị: 5kg lá thồm lồm tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi cho vào ấm sắc cùng 10 lít nước đến khi còn 2 lịt. Lọc bỏ bã và tiếp tục cô thành cao. Dùng cao này bôi trực tiếp lên vùng da có tổn thương khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Có thể dùng lá tươi đun lấy nước tắm kết hợp. Tránh kỳ cọ mạnh khi tắm hoặc thoa thuốc.
Xem thêm:  Cây Đa Lông Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Xem thêm: Cây Vòi Voi có đặc điểm như thế nào? Tác dụng làm thuốc ra sao?

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cây Thồm Lồm:

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Thồm Lồm do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Thồm Lồm là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Thồm Lồm. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cây Thồm Lồm, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm: Cây Tổ Phượng là cây gì? Tác dụng ra sao? Đặc điểm cây như thế nào?

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cây Thồm Lồm có đặc điểm gì? Tác dụng ra sao với sức khỏe? Cách trồng cây thế nào?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987