Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Dướng- Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Cây Dướng- Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Cây Dướng có tên khoa học là Broussonetia papyrifera. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây có tên gọi khác là Chử đào thụ, Chử thực tử. Quả Dướng có vị ngọt, tính mát, vào các kinh can, tỳ, thận. Có tác dụng bổ hư lao, mạnh gân cốt, sáng mắt, bổ thận, lâu già. Lá vỏ cây có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dược liệu này qua bài viết dưới đây để sử dụng trong cuộc sống.
Tổng quan về Cây Dướng
- Tên gọi khác: Chử đào thụ, cây ró, cây dó, dâu giấy, cây cốc, chử thực tử
- Tên cây theo khoa học: Broussonetia papyrifera (L.)
- Thuộc họ: họ Dâu tằm – Moraceae
+ Đặc điểm cây thuốc
Cây dướng là một loại thực vật thân gỗ nhỏ, lá nhanh rụng. Cây trưởng thành có thể cao đến 15 mét. Lá cây hình trái tim hoặc có xẻ trứng. Hình dạng các lá không cố định, có lá nguyên nhưng cũng có lá lại xẻ thùy sâu. Chiều dài mỗi lá khoảng 7 – 20cm. Mặt trên lá thô nhám và mặt dưới thì phủ đầy lông tơ. Hai bên mép lá có khía nhỏ hình răng cưa. Cuống lá có chiều dài trung bình từ 2,3 cho tới 8cm.
Trên cùng một cây có cả hoa đực và hoa cái, màu cam đỏ. Hoa đực mọc thành cụm thuôn dài. Hoa cái cũng phát triển thành cụm nhưng có hình cầu.
Quả cây dướng thường ra vào mùa hè. Sau khi nở được một thời gian thì hoa cái sẽ phát triển thành quả tụ mọng nước. Đường kính mỗi quả chừng 3 – 4 cm. Lúc còn non màu xanh nhưng khi chín lại có màu đỏ. Quả dướng có vị ngọt nên các loại động vật hoang dã rất thích ăn.
+ Cây phân bố ở đâu?
Cây dướng có xuất xứ từ các nước khu vực phía Đông châu Á. Loài cây này mọc hoang nhiều ở các tỉnh thành miền Bắc của nước ta. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở nhiều nước khác trên thế giới như Nhật, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia.
+ Bộ phận sử dụng chủ yếu của cây dướng
Trong đời sống hàng ngày, cành và lá non được sử dụng làm thức ăn cho động vật. Vỏ cây được dùng trong công nghiệp sản xuất giấy có độ bền cao.
Y học cổ truyền dùng quả, lá, vỏ thân cây, rễ và nhựa của cây dướng để làm thuốc chữa bệnh.
+ Thu hái – sơ chế
Hoa dướng hu hoạch vào tháng 5 đến tháng 6. Quả thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11. Các bộ phận khác có thể thu hái quanh năm.
Các bộ phận đem về rửa sạch, phơi sấy khô tích trữ dùng dần hoặc sử dụng ngay ở dạng tươi.
+ Bào chế thuốc
Quả dướng tươi đem ngâm trong nước khoảng 3 ngày liền. Thỉnh thoảng khuấy lên và nhặt bỏ đi những quả nổi trên mặt nước. Sau đó vớt ra, đem phơi ngoài nắng to cho khô.
Bỏ quả khô vào ngâm rượu trong 10 phút rồi lại vớt ra, bỏ vào nồi nấu trên lửa nhỏ trong 12 tiếng đồng hồ liên tục. Cuối cùng vớt dược liệu ra, đem phơi lại lần nữa cho khô và tích trữ dùng dần.
+ Cách bảo quản thế nào?
Cất trữ dược liệu khô nơi mát mẻ, không có nước
+ Các thành phần hóa học của cây
Phân tích thành phần hóa học của quả dướng thu được các chất sau:
- Lignin 4,75%
- Saponin 0,51%
- Zymaza
- Axit xerotic
- Men lipaza
- Canxi cacbonat
Xem thêm: Cây Thiên Lý là cây gì? Đặc điểm thế nào? Tác dụng ra sao với sức khỏe?
Vị thuốc cây dướng
+ Tính vị thế nào?
- Lá dướng : Tính hàn, vị ngọt
- Rễ và vỏ cây dướng: Tính bình, vị ngọt
- Quả dướng: Được gọi là chử thực tử. Tính hàn, vị ngọt, không chứa độc tố
+ Quy kinh
Cây dướng có khả năng quy vào các kinh tỳ , tâm, túc thái âm tỳ
+ Công dụng – chủ trị
Mỗi bộ phận của cây có những công năng khác nhau như:
- Lá dướng: Có tác dụng cầm máu, nhuận tràng. Chủ trị cảm mạo, bệnh tả, táo bón ở trẻ em, chảy máu cam, băng huyết, thổ huyết, vết thương chảy máu
- Rễ và vỏ cây: Giúp thông tiểu, tiêu thũng, cầm máu. Chủ trị phù thũng, bệnh lỵ, đau mỏi cơ, đau nhức các khớp xương.
- Nhựa: Có đặc tính sát khuẩn. Chủ trị vết đốt côn trùng, eczema, chữa rắn cắn hay chó cắn, nấm chân tóc, viêm da thần kinh…
- Quả: Được biết đến với tác dụng cường dương, giúp tiêu sưng, chống phù, bổ thận, lợi tiểu, mạnh gân xương, sáng mắt, tiêu phù, tăng cường công năng của dạ dày. Chủ trị mắt mờ khó nhìn, tiểu nhiều, phù chân, gan nóng gây vàng mắt, hầu phong, mụn nhọt, mụn trứng cá…
+ Liều lượng – cách sử dụng cây dướng
- Liều dùng theo đường uống: 9 – 15g/ ngày
- Thuốc đắp ngoài: Không kể liều lượng
+ Độc tính như thế nào
Quả dướng không có độc. Các bộ phận còn lại độc tính chưa được ghi nhận.
Xem thêm: Cây Mạch Môn là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?
Bài thuốc chữa bệnh từ cây dướng
Cây dướng có nhiều tác dụng tốt nhưng cần sử dụng đúng cách mới hiệu quả. Dưới đây là công thức chữa bệnh từ dược liệu này để bạn tham khảo.
1. Chữa chảy máu cam, thổ huyết
- Dùng số lượng lớn lá dướng tươi, rửa sạch rồi để cho ráo nước
- Xay lấy nước cốt uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần 20ml
- Cứ cách 2 – 3 tiếng lại uống 1 lần
2. Điều trị chứng phù thũng, nhức mỏi cơ
- Chuẩn bị 9 – 15g vỏ rễ của cây dướng
- Bỏ vào ấm, thêm 4 bát nước sắc cạn còn một nửa
- Chia đều làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày
- Dùng 5 – 7 thang liền để thấy được kết quả.
3. Bài thuốc bổ âm chữa di tinh, mộng tinh, ra mồ hôi trộm, chảy nước mắt khi ra ngoài gió
- Chuẩn bị: Quả dướng và đậu đen mỗi loại 1kg, câu khởi 300g
- Đậu hầm nhừ, lọc lấy nước đem ngâm quả dướng trong 24 giờ
- Vớt quả dướng ra, đem phơi khô. Sau đó lại tiếp tục ngâm quả dướng vào trong nước đậu đen và phơi cho đến khi nước đậu được thấm hết
- Cuối cùng đem quả dướng và kỷ tử sao vàng
- Tán thành bột uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Liều dùng là 15g
4. Chữa bệnh lỵ đi ngoài ra máu, phụ nữ sau sinh bị băng huyết
- Kết hợp vỏ cây dướng với kinh giới lượng bằng nhau
- Cả hai đem tán thành bột mịn
- Mỗi lần dùng 3g với nước dấm pha loãng
5. Điều trị đau lưng, mỏi gối, mắt nhìn kém, nóng trong xương, răng có mộng sưng đau, hay chóng váng, cảm ho
- Chuẩn bị 10 – 15 gram quả dướng, rửa sạch
- Đem sắc kỹ, chia uống 2 lần trong ngày
- Dùng liên tục 7 – 10 ngày trong một liệu trình. Nếu bệnh chưa dứt hẳn thì tiếp tục uống thêm một liệu trình mới.
6. Chữa hay buồn ngủ
- Hái 1 nắm lá dương tươi, rửa cho sạch
- Đem sắc kỹ lấy nước uống thay trà trong ngày
7. Điều trị kinh nguyệt không đều, rong kinh ở nữ giới
- Dùng vỏ cây dướng, bỏ vào chảo sao tồn tính ( cháy đen thành than)
- Tán bột mịn, cất trong hũ để dùng nhiều lần
- Mỗi lần lấy 8 – 10g uống chung với một ly rượu nhỏ. Người không uống được rượu có thể thay thế bằng nước lọc.
8. Trị hoa mắt
- Chuẩn bị thang thuốc gồm: Quả dướng, rẽ khô cây khủ khởi và kinh giới tuệ lượng bằng nhau.
- Cả ba đem nghiền thành bột mịn, trộn mật làm hoàn. Kích thước mỗi viên nhỏ bằng hạt đậu xanh
- Mỗi lần dùng 20 viên. Uống với nước cháo loãng hoặc nước cơm
9. Điều trị chảy máu ở tử cung, thổ huyết, lỵ, nhiễm trùng đường ruột
- Dùng 50 -100g lá dướng, rửa sạch, ngâm vào nước muối pha loãng để khử sạch vi khuẩn
- Giã nát, bọc vào một miếng vải mỏng vắt lấy nước cốt
- Uống làm 2 lần mỗi ngày
10. Trị phù thũng toàn thân
- Cách 1: Hái lá cây dướng tươi số lượng nhiều đem nấu cô đặc thành cao lỏng. Mỗi lần uống 1 thìa cà phê x 3 lần/ngày. Dùng khi đói bụng.
- Cách 2: Dùng 12g vỏ trắng phía trong của cây dướng đem sắc chung với 12g mộc thông, 16g cườm thảo, 8g võ rễ cây dâu, 4g trần bì và 3 miếng gừng tươi. Sắc uống 1 thang trong ngày.
11. Điều trị chảy máu cam có biểu hiện máu chảy nhiều không cầm
- Hái lá dướng tươi với số lượng lớn, rửa qua nhiều lần nước cho sạch bụi bẩn, tạp khuẩn
- Xay nhuyễn lấy khoảng 2 lít nước cốt
- Uống liên tục nhiều lần trong ngày máu sẽ ngừng chảy.
12. Điều trị chứng sán khí ở nam giới có biểu hiện sưng đau bìu dái
- Hái lá dướng vào tháng 5 âm lịch, để trong bóng râm cho khô
- Tán thuốc thành bột
- Mỗi lần uống 3 – 6g bằng rượu ấm khi đang đói
13. Chữa rong huyết ở phụ nữ
- Chuẩn bị 12g vỏ cây dướng và 12 kinh giới
- Vỏ cây dướng cạo sạch lớp vỏ thô bên ngoài, lấy phần màu trắng bên trong
- Kinh giới sao vàng đem sắc chung với vỏ cây dướng
- Mỗi ngày sắc 1 thang uống làm 2 lần cho hết
Xem thêm: Cải Trời là cây gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe?
14. Điều trị bệnh phong độc gây đau như có dùi đâm, ngứa ngáy mình mẩy
- Dùng 1 nắm lá dướng nấu với lượng nước vừa đủ tắm 1 – 2 lần mỗi ngày
- Song song đó, kết hợp giã cành và lá cây để lấy nước uống giúp cải thiện các triệu chứng bệnh phong độc bằng cả con đường bên trong lẫn bên ngoài.
15. Điều trị bệnh lỵ
- Dùng lá dướng tươi, liều lượng 50 – 100g tùy theo tình trạng bệnh
- Bỏ dược liệu vào cối giã nát
- Chắt nước uống 2 lần mỗi ngày
- Dùng vài ngày liền để chữa khỏi bệnh dứt điểm
16. Điều trị đau nhức các chi, đau khớp do bệnh phong thấp
- Lá dướng non một nắm đem rửa sạch với nước muối
- Ăn sống hoặc nấu canh, luộc ăn trong bữa cơm hàng ngày tương tự như những loại rau khác.
17. Chữa mắt mờ, nhìn kém
- Kết hợp quả cây dướng với hoa kinh giới mỗi thứ 100g
- Cả hai phơi khô, nghiến nát, trộn thêm mật vào
- Vo thuốc thành các viên hoàn to cỡ đầu ngón tay trỏ
- Mỗi lần nhai nuốt 1 viên cùng với nước sắc bạc hà
- Dùng ngày 3 lần trong một thời gian nhất định để cải thiện thị lực
18. Chữa đi tiểu nhiều lần, phù chân, suy nhược ở người già
- Dùng thang thuốc gồm 12g quả cây dướng, 3g tiểu hồi, 8g cây cỏ xước và 10g cho mỗi vị phục linh, đỗ trọng, bạch truật, câu kỷ tử.
- Tất cả đem sắc với 3 bát nước trên lửa nhỏ
- Canh đến khi thấy nước trong ấm cạn còn 1 bát thì ngưng
- Gạn ra, chia uống làm 3 lần trước các bữa ăn chính khoảng 30 phút.
Xem thêm: Cỏ Chân Vịt là cỏ gì? Đặc điểm nhận dạng ra sao? Tác dụng với sức khỏe con người thế nào?
19. Điều trị chứng thủy khí, trùng dẫn đến trướng đau
- Lấy 1kg quả dướng đem nấu với 3 lít nước trong nhiều giờ liền cho cô đặc thành cao
- Sau đó, lấy 60g kê tử hương và 120g bạch phục linh tán thành bột mịn
- Trộn bột thuốc chung với cao quả dướng làm thành viên hoàn có kích thước như hạt ngô
- Mỗi ngày uống 10 – 15 viên trước bữa ăn
- Kiên trì dùng thuốc đều đặn cho đến khi nước tiểu trong thì có thể dừng lại
20. Điều trị bệnh đau thần kinh tọa
- Kết hợp 120g lá cây dướng tươi và 60g ngải diệp
- Nấu nước uống thay trà
21. Cầm máu ở vết đâm chém, tổn thương ngoài da
- Quả dướng khô hoặc tươi giã nát
- Đắp trực tiếp lên khu vực bị chảy máu
22. Điều trị nóng gan dẫn đến vàng mắt, đau mắt
- Quả dướng đem nghiền nát
- Mỗi lần sử dụng lấy 4g uống chung với nước đường sau khi ăn sáng và tối
23. Điều trị các chứng hầu phong và hầu tắc
- Hái quả dướng vào các ngày 5/5, 6/6 hay 7/7 theo lịch âm
- Đem về phơi trong bóng râm cho khô
- Để trị bệnh, lấy 1 quả tán nhỏ. Dùng nước giếng sạch để uống mỗi ngày 2 lần
24. Điều trị mụn trứng cá hay mụn nhọt cứng như đá
- Giá nát một vài quả dướng tùy theo diện tích da cần điều trị
- Đắp lên trên chỗ da bị mụn khoảng 30 phút rồi rửa đi
- Đều đặn thực hiện bài thuốc này 1 – 2 lần trong ngày đến khi da sạch mụn hoàn toàn.
25. Chữa lở ngứa kịch liệt ngoài da
- Dùng lá dướng tươi dạng vừa đủ
- Giã nát đắp trực tiếp lên khu vực cần điều trị hoặc vắt nước cốt thoa lên da.
26. Điều trị táo bón cho trẻ em
- Dùng lá dướng loại bánh tẻ đem nấu canh
- Cho trẻ ăn vài ngày liên tục có tác dụng nhuận tràng, kích thích đi tiêu đều đặn
27. Chữa cảm sốt
- Hái 1 nắm lá dướng đem nấu với 2 lít nước
- Đưa nồi nước lại gần người, trùm chăn kín từ đầu đến chân để xông hơi giải cảm
28. Điều trị bệnh chàm da, hắc lào, lang ben
- Lấy nhựa cây dướng bôi trực tiếp vào khu vực tổn thương
- Hoặc hái lá và quả giã nhuyễn đắp lên chỗ bị bệnh
** Lưu ý: Không dùng cây dướng chữa bệnh cho những đối tượng bị dị ứng với thành phần của dược liệu. Trước khi áp dụng trị bệnh tại nhà, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm chuyên môn để nhận được lời khuyên và hướng dẫn cách sử dụng cho phù hợp.
Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Dướng do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Dướng là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Cây Dướng- Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng:
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Dướng- Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Cây Dướng- Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.