Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Râu Mèo, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Cây Râu Mèo được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Cây Râu Mèo là loại cây thân thảo có hình dáng bên ngoài giống như bộ râu của những chú mèo. Là một loài thảo dược quý của Đông y có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giúp lợi tiểu,… Đặc biệt, nó có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh viêm thận cấp và mãn tính, giúp tăng cường chức năng thận. Vậy sự thật cây râu mèo có tác dụng gì trong chữa bệnh? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để biết rõ hơn về công dụng cũng như sử dụng dược liệu như thế nào cho hiệu quả nhé!
Tổng quan về Cây Râu Mèo
Cây râu mèo – trong Y học cổ truyền còn gọi nó là cây bông bạc hoặc cây mao trao thảo. Là loại thảo dược thuộc họ hoa môi (Lamiaceae) có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth.
Râu mèo là thảo dược quý với hình ảnh là cây thân thảo mọc nhiều ở bồ ruộng có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sỏi thận, lợi tiểu, tăng cường chức năng thận.
Trước khi tìm hiểu về tác dụng cũng như cách sử dụng loại dược liệu này, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số đặc điểm sinh thái, nơi phân bố và cách thu hái và chế biến râu mèo làm thuốc nhé!
Đặc điểm cây râu mèo
Râu mèo là loài cây thân thảo, có vòng đời ngắn ngủi, chỉ cao khoảng 30 – 60cm; thân cây có nhiều cạnh nhưng rất ít phân nhánh. Khi còn non thân cây có màu xanh lá và có lông tơ, mịn bao phủ; khi cây già sẽ chuyển màu dần sang tím.
Lá cây thuộc loại lá đơn, có cuống ngắn và mọc đối nhau tạo thành hình chữ thập. Lá thuôn nhọn dài khoảng 4 – 8cm, 2 mép lá đều có răng cưa bao phủ khoảng 2/3 diện tích lá.
Hoa râu mèo thường mọc thành từng cụm từ 6 đến 10 vòng ở ngọn cây và mỗi vòng thường sẽ có 3 – 6 hoa. Hoa có màu trắng trong có nhị vươn dài gấp 3 lần cánh hoa giống như bộ râu của mèo.
Cây râu mèo mọc ở đâu?
Ở nước ta, râu mèo mọc khoang khắp nơi trải dài từ Bắc vô Nam nhưng nó chỉ tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Hà Tây, Sapa và những vùng có khí hậu lạnh.
Ở miền Nam, cây râu mèo chỉ mọc rải rác vài nơi, hầu hết giống cây này đều được các tỉnh miền Bắc đem vào Nam để canh tác.
Thu hái và chế biến râu mèo làm thuốc
Râu mèo thường được người dân thu hái vào khoảng tháng 9 hàng năm vì đây là lúc cây bắt đầu trổ hoa và chứa nhiều dược tính nhất. Và để làm thuốc người ta sẽ sử dụng toàn bộ cây để bào chế thành dược liệu.
Sau khi thu hái về, dược liệu sẽ được mang đi rửa sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất. Tiếp đó, sẽ cắt thành từng khúc rồi đem đi phơi hoặc sấy cho khô và bảo quản trong túi zip hoặc túi nilon để sử dụng dần và tránh ẩm mốc.
Các thành phần hóa học của cây của râu mèo
Theo một số nghiên cứu cho biết, trong râu mego có chứa chất đắng glucozit gọi là orthsiphonin là chất ít tan trong rượu nhưng tan nhiều trong nước có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu viêm, giải độc gan.
Ngoài ra, trong cây còn chứa một ít tinh dầu và chất béo tanin, cùng với 5% glucose và lượng muối vô cơ cao, trong đó chủ yếu là muối kali. Một số báo cáo khác còn tìm thấy sapophonin có tác dụng giúp thải độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể.
Xem thêm: Cây Huyết Rồng Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây râu mèo
Sau đây là thông tin về một số bài thuốc có sử dụng dược liệu râu mèo.
- Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị khoảng từ 6 – 10g râu mèo khô. Rửa sạch nguyên liệu rồi hãm với 500ml nước sôi tương tự như hãm trà. Chia làm 2 lần uống vào trước bữa ăn 15 – 20 phút khi thuốc đang còn ấm. Sử dụng liên tục trong 10 ngày sau đó ngưng 4 ngày rồi lại uống đợt tiếp theo.
- Bài thuốc 2: 30g râu mèo, 30g thài lài, 30g chó đẻ răng cưa. Tất cả dược liệu đem rửa sạch rồi sắc với 800ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn 250ml. Uống trước khi ăn lúc thuốc còn ấm nóng. Mỗi liệu trình sẽ kéo dài trong khoảng 5 – 10 ngày.
- Chuẩn bị: 40g râu mèo tươi cùng với 30g thài lài trắng.
- Thực hiện: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch để ráo rồi cho 750ml nước vào đun trên lửa nhỏ, thêm 6g hoạt thạch vào nấu cùng. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm nóng. Nếu sau khoảng 5 ngày thấy tiểu tiện thông lại bình thường thì ngưng thuốc.
- Chuẩn bị: 50g râu mèo tươi, 50g khổ qua toàn cây cùng 6g cây xấu hổ.
- Thực hiện: Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 800ml nước. Để lửa nhỏ đến khi lượng nước rút chỉ còn khoảng 250ml thì tắt bếp. Uống khi thuốc còn ấm nóng. Duy trì mỗi ngày 1 thang thuốc trong vòng 1 tháng rồi đi kiểm tra lại đường huyết.
- Chuẩn bị: 40g râu mèo cùng với khoảng 30g thài lài trắng.
- Thực hiện: Sắc chung với 600ml nước đến khi còn 300ml thì ngưng và cho 6g hoạt thạch vào hòa cùng. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng mỗi ngày chỉ 1 thang thuốc liên tục trong 5 – 7 ngày.
- Chuẩn bị: 30g râu mèo, 30g má đề cùng 30g bạch hoa xà thiệt thảo.
- Thực hiện: Nguyên liệu đã chuẩn bị đem sắc chung với khoảng 1 lít nước đến đi còn phân nửa thì ngưng. Uống trong ngày khi nước thuốc còn đủ độ ấm.
- Chuẩn bị: 30g râu mèo, 30g chó đẻ răng cưa, 30g thài lài.
- Thực hiện: Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc chung với 800ml nước. Đun trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút. Uống mỗi ngày 1 thang thuốc liên tục trong khoảng 1 tuần lễ.
- Chuẩn bị: 40g râu mèo, 30g rễ ý dĩ, 30g tỳ giải.
- Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu trên rồi cho vào ấm sắc chung với 500ml nước. Khi lượng nước rút phân nửa thì tắt bếp. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang duy nhất khi nước thuốc còn ấm. Dùng liên tục 3 tuần rồi nghỉ theo dõi khoảng 1 tuần.
- Chuẩn bị: 16g râu mèo, 12g tô mộc, 12g rễ tranh, 12g rễ cây ruột gà, 20g má đề, 16g cỏ xước.
- Thực hiện: Đem dược liệu đi sắc chung với 500ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 200ml. Chia thuốc làm 2 lần uống vào trước bữa ăn, mỗi ngày chỉ sắc uống 1 thang duy nhất.
- Chuẩn bị: 30g cỏ lưỡi rắn, 30g bông bạc khô, 30g cây chó đẻ, 30g cỏ mực, 20g atiso.
- Thực hiện: Tất cả nguyên liệu trên đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc. Đổ thêm 1 lít nước rồi đun trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 600ml. Sử dụng thuốc uống trong ngày khi còn ấm với liều lượng 1 thang/ngày. Dùng liên tục trong 3 tuần sau đó nghỉ 1 tuần và dùng lại thêm 1 tháng.
- Chuẩn bị: 30g râu mèo, 30g cây chó đẻ, 30g cỏ mực, 30g cỏ lưỡi rắn, 20g atiso (các dược liệu đều ở dạng khô).
- Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm và sắc chung với 1 lít nước ở trên lửa nhỏ. Khi nước rút xuống còn 3/4 lít thì ngưng sắc. Mỗi ngày sắc uống 1 thang duy nhất. Uống liên tục trong 3 tuần sau đó nghỉ 1 tuần và dùng tiếp trong khoảng vài ba tháng tiếp theo.
Xem thêm: Cây Xuân Hoa là cây gì? Tác dụng trong hỗ trợ sức khỏe – đặc điểm của cây
Lưu ý khi sử dụng cây râu mèo để chữa bệnh
Loại thảo dược này thường không có độc tính khi sử dụng với liều thông thường. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài với liều cao có thể tác động đến sự cân bằng ion cũng như các phân hóa tố. Ngoài ra, cần cẩn trọng khi dùng dược liệu này cho phụ nữ mang thai, nhất là còn ở 3 tháng đầu thai kỳ.
Chọn vùng trồng
Đất trồng cây râu mèo không đòi hỏi khắt khe. Đất thịt nhẹ có nhiều mùn, tầng canh tác dày là tốt nhất, độ pH 5,5 – 7,0. Độ cao từ 10 – 600m so với mực nước biển. Nhiệt độ thích hợp 20 – 30oC, độ ẩm 80 – 95%, là cây ưa ẩm và ưa sáng. Đất kém cây sinh trưởng phát triển được nhưng năng suất thấp hơn.
Giống và kỹ thuật làm giống
– Có 2 phương pháp nhân giống: Vô tính và hữu tính Phương pháp nhân giống vô tính cho hệ số nhân giống cao, dễ áp dụng do đó trong thực tế sử dụng phương pháp này là chủ yếu.
– Kỹ thuật làm giống: Thời vụ ươm giống cây râu mèo từ tháng 2 – 5 hàng năm. Hom giâm mạnh khoẻ, đồng đều, không bị sâu bệnh. Giá thể ươm là cát sạch, không lẫn tạp chất. Lên luống cao 20 – 25 cm, mặt luống rộng 70 – 80 cm, thoát nước tốt, quây xung quanh luống để chặn cát tránh khi tưới cát bị trôi xuống. Vườn ươm cần được làm giàn che bằng lưới đen để giảm bớt cường độ ánh sáng, nhiệt độ và phòng tránh mưa to làm dập nát cây con. Hàng cách hàng 6 – 7 cm, cây cách cây 3 – 4 cm. Giâm cành sau 10 ngày (khi mầm ra rễ) dùng phân đạm loãng 10 – 15 gam cho 8 – 10 lít nước tưới phun ướt đều tán lá và thân hoặc có thể tưới phân bón lá cho cành giâm. Vườn ươm luôn đảm bảo sạch cỏ dại. Nước tưới phải sạch, tưới ẩm thường xuyên (2 – 3 lần/ ngày), độ ẩm trong cát không quá 90%.
– Tiêu chuẩn cây giống râu mèo: Cây giống khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Chiều cao cây 12 – 15 cm. Thân cứng, thẳng. Lá có 3 đến 4 đôi. Bộ rễ to, khỏe, rễ màu trắng ngà.
Thời vụ trồng
Có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân từ tháng 2 – 4 hàng năm đối với các tỉnh phía Bắc và vào đầu mùa mưa đối với các tỉnh miền Nam.
Kỹ thuật làm đất
Đất được cày sâu 20 – 25 cm, để ải, bừa kỹ, làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ dại, chia luống 1,0 – 1,2 m bón toàn bộ phân lót, lên luống cao 20 – 25 cm, rộng luống 70 – 80 cm, rãnh rộng 30 – 40 cm, độ dài tùy thuộc ruộng trồng.
Mật độ và khoảng cách trồng
Mật độ: 125.000 cây/ha.
Khoảng cách trồng: 20 x 40 cm.
Phân bón và kỹ thuật bón phân
Loại phân | Lượng phân/ha(kg) | Lượng phân/ Sào Bắc Bộ (kg) | Bón lót | Bón thúc lần 1 | Bón thúc lần 2 | Bón thúc lần 3 |
Phân chuồng | 10.000 – 15.000 | 370 – 556 | 100 | |||
NPK
13:13:13 |
1.500 | 55,6 | 20 | 15 | 40 | 25 |
Thời kỳ bón
– Bón lót: 100% phân chuồng hoai mục + 20% NPK tổng hợp
– Bón thúc: Tổng lượng phân NPK được chia làm 3 đợt bón thúc cho mỗi lứa cắt.
+ Lần 1: Bón khi cây bén rễ hồi xanh hoặc sau cắt 5 – 7 ngày, bón 15% NPK
+ Lần 2: Sau khi trồng hoặc sau lứa cắt 1 – 1,5 tháng, bón 40% NPK
+ Lần 3: Sau trồng hoặc sau lứa cắt 2 – 2,5 tháng bón 25% NPK.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Kỹ thuật trồng
Trồng cây giống đủ tiêu chuẩn theo mật độ đã xác định. Sau khi trồng, tưới và giữ ẩm để cây nhanh bén rễ. Từ khi trồng đến khi cây ra rễ (hoặc ra lá mới sau thu hoạch các lứa) 7 – 10 ngày, độ ẩm thường xuyên đạt 80% (mỗi ngày tưới một lần), trong thời gian này loại bỏ những cây chết, dị dạng, bị sâu bệnh, dặm cây mới.
Chăm sóc: Khi râu mèo vào giai đoạn phát triển mạnh (thường sau trồng hoặc cắt dược liệu 45 – 60 ngày) luôn giữ ẩm 50 – 60%. Trước khi bón thúc kết hợp làm cỏ, xới xáo nếu không đủ ẩm phải tưới bổ sung. Khi cây bắt đầu ra hoa có thể thu hoạch.
Phòng trừ sâu, bệnh: Cây râu mèo hầu như không bị loại sâu bệnh nào gây hại đáng kể.
Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Râu Mèo do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Cây Râu Mèo:
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Râu Mèo. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Cây Râu Mèo, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.
Xem thêm: Cây Trường Sinh Thảo là cây gì? Đặc điểm như thế nào? Tác dụng ra sao?