Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Ô Rô – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Cây Ô Rô – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Cây Ô Rô gồm ô rô cạn và nước, là loại cây mọc thành bụi hoang ở nước ta. Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng loài cây này trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như vàng da, hen suyễn, đau xương khớp, thấp khớp, rong kinh, cầm máu,… Phân biệt các loại ô rô như thế nào, cách dùng chữa bệnh và mua ở đâu? Dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin đầy đủ nhất.
Tìm hiểu cây ô rô là cây gì?
Ô rô là một cây thuốc dân gian có nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe thế nhưng không phải ai cũng biết đến loại cây này.
Trong dân gian, cây thuốc này còn có rất nhiều tên gọi khác nhau, sau đây là những thông tin về cây thuốc mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Tên cây thuốc: Cây ô rô
- Các tên gọi khác: Cây ô rô gai, Ô rô hoa nhỏ, Sơn ngưu bàng, Ô rô nước, Ô rô hoa trắng, Dã hồng hoa, Cây ắc ó, Ô rô cạn,…
- Danh pháp khoa học: Acanthus Ebracteatus Vahl
- Thuộc họ: Ô rô – Acanthaceae
Trong tự nhiên, cây ô rô có những đặc điểm thực vật tương đối dễ nhận biết.
Cây thân nhỏ và tròn, chỉ cao khoảng 1 – 1.5m, thân có màu lục nhạt lấm tấm đen, không có lông tơ.
Lá cây mọc đối xứng nhau, không có cuống lá, dài khoảng 20cm, rộng 4cm. Phiến lá hình mác, cứng, không lông, gốc là tròn còn đầu lá nhọn và sắc, ở mép là ở răng cưa nhọn.
Hoa nở quanh năm nhưng tập trung nở vào vụ xuân thu. Hoa mọc ở đầu cành, các màng hoa mọc đối xứng với nhau, mỗi hoa có một lá bắc. Hoa dài khoảng 2cm, mỗi bông có 3 – 4 nhị hoa, tràng hoa dài 1 – 2cm, bao phấn có lông tơ bao phủ.
Quả ô rô là quả nang, dài tầm 2cm, trong quả có 4 hạt dẹp.
Có 2 loại cây ô rô là ô rô cạn và ô rô nước, mặc dù chung họ nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau và dược tính khác nhau. Bên cạnh những đặc điểm thực vật chung phía trên thì để phân biệt 2 loại cây này, bạn có thể căn cứ vào những đặc điểm sau:
- Cây ô rô cạn: Thân thảo nhỏ, màu xanh lục, hoa màu tím nhạt, nở thành cụm hình cầu. Cây ra hoa vào tháng 5 – 7, ra quả vào tháng 8 – 10.
- Cây ô rô nước: Cây bản địa của Ấn Độ và Sri Lanka, thân lục nhạt, hoa màu trắng hoặc xanh lam. Quả hình bầu dục, màu nâu bóng và có vỏ trắng xốp, hoa và quả thường mọc vào tháng 10, tháng 11.
- Ngoài ra, trong tự nhiên còn có các loại cây ô rô khác cũng thuộc họ Ô rô nhưng không có dược tính, không dùng để chữa bệnh mà chỉ nuôi trồng để làm cảnh.
- Cây ô rô gân vàng: Lá hình trứng màu lục nhạt pha vàng, có gân lá màu vàng nổi bật. Hoa nở quanh năm có màu trắng, rải rác có các đốm màu tím đỏ.
- Cây ô rô gân đỏ hay cây ô rô tía: Mọc bụi, thân cây có màu đỏ tía, lá hình trứng, dày và có mạng gân màu đỏ, mặt lá có các màu tím, xám xanh, hồng pha loang lổ. Hoa mọc cụm có màu trắng pha chấm tím, cũng có gân đỏ.
Ô rô là cây thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ, du nhập qua nhiều nước khác nhau như Thái Lan, miền Nam Trung Quốc, Việt Nam, sau đó đến Malaysia, Indonesia.
Ô rô cạn thường mọc hoang, ưa nắng, mọc nhiều ở chân đồi núi thấp, triền núi. Trong khi đó ô rô nước lại ưa những vùng đất ẩm, độ ẩm cao ở những vùng đầm lầy, ao hồ, sông suối, cửa sông, bãi biển nước lợ,…
Tại Việt Nam, cây thuốc này tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành phía Bắc và Trung nước ta.
Với cây ô rô cạn, cây mọc tươi tốt quanh năm nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa thu. Đây là thời điểm hoa đang nở rất nhiều, rễ cây cũng phát triển to nhất, cây thuốc có dược tính cao nhất.
- Toàn bộ mọi bộ phận đều có thể sử dụng để làm thuốc, từ rễ, thân, lá cho đến hoa.
- Thu hoạch toàn bộ cây thuốc rồi rửa sạch sẽ.
- Cắt bỏ rễ con, cắt riêng rễ cây và các phần còn lại.
- Phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản trong túi kín, tránh nước, ẩm mốc.
- Có thể dùng cây thuốc tươi để chữa bệnh cũng được, an toàn và có dược tính như nhau.
- Còn ô rô nước hoa nở muộn hơn nên thường sẽ thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 11
Hai loại cây ô rô có dược tính khác nhau từ đó có những tác dụng khác nhau đối với sức khỏe con người.
Xem thêm: Dành dành là cây gì? Đặc điểm và công dụng trong việc điều trị bệnh
Tác dụng ra sao? cây ô rô cạn hoa tím nhạt
Theo các ghi chép Đông y thì ô rô cạn có tính bình, vị ngọt, có tác dụng điều trị xuất huyết, thổ huyết, đái ra máu, rong kinh, băng huyết, trị ghẻ lở, tiêu thũng, mụn nhọt, chữa viêm ruột thừa.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần hoá học chính gồm tinh dầu alkaloid, beta-sitosterol, axetat, alpha amyrin, beta amyrin, pectol inarin, taraxasteryl.
Công dụng cây ô rô nước hoa trắng
Trong Đông y, cây có tính mát vị hơi mặn còn rễ có tính hàn, vị mặn chua và hơi đắng, có tác dụng tiêu viêm, long đàm, lợi tiểu, hạ khí, tan máu ứ bầm, giảm đau, trị viêm gan vàng da,…
Các bài thuốc Đông y thường dùng cây thuốc với nhiều công dụng:
- Rễ và lá: Trị thuỷ thũng, tiểu buốt, tiểu rắt, bệnh đường ruột, chữa thấp khớp.
- Búp đọt: Trị bệnh đau gan, vàng da.
- Rễ cây: Người Trung Quốc dùng để chữa hạch bạch huyết, chữa bệnh gan, sưng gan, đau dạ dày, hen suyễn, u ác tính.
- Toàn cây: Có tác dụng hưng phấn, chữa ho có đờm, hen suyễn, chữa đau lưng, nhức mỏi khớp, tê bì tay chân.
Xem thêm: Bèo Cái Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?
Đối tượng nên sử dụng dược liệu
Nhờ những công dụng tuyệt vời trong điều trị nhiều căn bệnh khác nhau mà cây ô rô được săn lùng rất nhiều trong người dân.
Những nhóm đối tượng sau thích hợp sử dụng cây thuốc:
- Người bị viêm đường tiết niệu, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu ra máu, nước tiểu vàng đục, sỏi bàng quang.
- Người bị ho nhiều, ho có đờm, ho gà, cảm sốt, hen suyễn, đau họng.
- Người bị đau xương khớp, đau lưng, viêm khớp, thấp khớp, tê tay chân.
- Người bị bệnh đường ruột, co thắt cơ.
- Giúp thanh nhiệt, thanh lọc, giải độc, mát gan, hỗ trợ người bị viêm gan, vàng da, xơ gan cổ trướng, viêm gan virus.
- Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, khí huyết ứ đọng, bế kinh, tắc tia sữa.
- Tác dụng ra sao? làm tan máu bầm, giảm đau, giảm sưng viêm.
- Hỗ trợ người bệnh ung thư, ức chế sự phát triển và nhân bản tế bào ung thư, phòng ngừa bệnh ung thư.
Trong Y học cổ truyền, cây ô rô cạn được sử dụng nhiều hơn ô rô nước để làm thuốc chữa bệnh. Dưới đây là những tác dụng của cây ô rô mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng.
Bài thuốc 1 – Trị ghẻ lở
Từ xa xưa, người dân thường dùng lá cây ô rô tươi để chữa bệnh ghẻ lở ngoài da đem lại hiệu quả rất tốt.
- Hái một nắm lá tươi rửa thật sạch sẽ.
- Giã nát và đắp lên da bị ghẻ, lở sau khi vệ sinh da cho đến khi khô hẳn.
- Sử dụng mỗi ngày sẽ thấy các vết ghẻ lở biến mất, da phục hồi nhanh chóng.
Bài thuốc 2 – Chảy máu chân răng, chảy máu cam
Đây là 2 chứng bệnh rất dễ gặp, để xử lý, bạn chỉ cần dùng lá ô rô tươi sẽ hết chảy máu ngay.
Cách cầm máu rất đơn giản như sau:
- Hái một vài lá cây tươi ngâm cùng với nước muối loãng.
- Giã cho nát rồi chắt lấy nước cốt từ lá thuốc.
- Cho người bị chảy máu răng ngậm nước thuốc trong vài phút rồi nhả ra.
Bài thuốc 3 – Nôn ra máu
Cho người bệnh uống lá cây ô rô cạn kết hợp với các vị thuốc như sau:
- Ô rô cạn, đại kế, tiểu kế, thuyên thảo, sơn chi, tông lư bì, đại hoàng, trắc bá diệp, bạc hà diệp, mao căn, đơn bì với tỷ lệ bằng nhau.
- Thực hiện phương pháp đốt tồn tính tất cả vị thuốc, sau đó giã nhỏ thành bột mịn và bảo quản dùng dần trong lọ thuỷ tinh kín.
- Pha bột thuốc với nước sôi để nguội uống ngày 2 lần.
- Dùng cho đến khi không còn nôn ra máu nữa thì dừng.
Bài thuốc 4 – Tiểu tiện và đại tiện ra máu do nhiệt
Khi có triệu chứng này, cho người bệnh dùng cây thuốc ô rô theo bài thuốc:
- Chuẩn bị rễ ô rô cạn đã sấy khô.
- Cho vào ấm đun sắc thành nước và gạn lấy nước thuốc uống mỗi ngày.
- Kết hợp với uống nước lá ô rô tươi giã nát.
- Uống nước thuốc ngày 2 – 3 lần sẽ giúp hết các triệu chứng nhanh chóng.
Bài thuốc 5 – Đứt tay chảy máu, chảy máu ngoài da do vết thương
Dược liệu có tác dụng cầm máu rất tốt, khi bị chảy máu ngoài da do tác động từ bên ngoài chỉ cần đắp lá non giã nát lên vết thương sẽ cầm máu ngay.
Bài thuốc 6 – Chữa rong kinh
Rong kinh là tình trạng phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt bị ra máu quá nhiều, máu kinh có dấu hiệu bất thường, để lâu sẽ dẫn đến thiếu máu và nhiều nguy hiểm khác.
Phụ nữ bị rong kinh có thể dùng bài thuốc này.
- 30g rễ cây ô rô cạn thái nhỏ rồi sao vàng với giấm cho đến khi cháy đen.
- 20g bố hoàng sao vàng theo phương pháp tồn tính.
- 18g hoa của cây kinh giới sao cháy tồn tính.
- Dùng 3 vị thuốc trên sắc thành thuốc uống mỗi ngày 1 thang.
- Để có hiệu quả cần dùng trong nhiều ngày và nhiều chu kỳ kinh nguyệt.
Bài thuốc 7 – Trị ứ huyết, thống kinh
Ngược lại với hiện tượng rong kinh, ứ huyết kinh nguyệt dùng để chỉ các trường hợp máu kinh ứ tắc không thoát ra ngoài được, dẫn đến căng tức bụng dưới, đau bụng dưới, khó chịu.
Cách điều hoà kinh nguyệt khi bị ứ huyết kinh rất đơn giản:
- Dùng 25g rễ cây dược liệu cùng 15g lá tràm rửa sạch sau đó thái nhỏ.
- Sao 2 vị thuốc cùng giấm cho đến khi thuốc chuyển thành màu đen.
- Sắc thành nước thuốc và uống liên tục trong khoảng 1 chu kỳ tức 30 ngày.
Bài thuốc 8 – Trị ngứa âm đạo
Rất nhiều chị em thường gặp hiện tượng âm đạo bị ngứa ngáy, ngứa rát rất khó chịu, thường do viêm nhiễm âm đạo gây ra.
Cách chữa ngứa âm đạo đơn giản như sau:
- Hái một nắm lá cây và rễ cây ô rô cạn, ngâm rửa sạch sẽ bằng nước muối.
- Đun 1 lít nước cùng với thuốc cho đến khi chỉ còn lại khoảng 700ml thì đổ ra chậu.
- Chờ đến khi nước chỉ còn hơi ấm thì dùng nước thuốc để vệ sinh vùng kín.
- Mỗi ngày dùng 1 – 2 lần sẽ thấy vùng kín sạch sẽ, hết ngứa ngáy, hết hôi.
Bài thuốc 9 – Bị động thai chảy máu
Động thai chảy máu là hiện tượng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể gây thiệt mạng ở cả mẹ và con. Do đó, khi bị động thai, bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra. Sau đó có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng cách dân gian này:
- Ngâm nước muối, rửa sạch rễ và lá ô rô cạn.
- Dùng chày giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt để uống.
- Dùng mỗi ngày 1 – 2 lần kết hợp kiểm tra thăm khám thai nhi định kỳ.
Bài thuốc 10 – Trị mụn
Cách dùng cây ô rô trị mụn:
- Dùng lá búp non rửa sạch, tốt nhất nên ngâm nước muối loãng trước khi dùng.
- Giã lá thuốc thật nhuyễn.
- Vệ sinh da sạch sẽ, nếu có thể hãy tẩy tế bào chết trước để làm sạch, thông thoáng lỗ chân lông.
- Sau đó đắp lá cây lên da, lưu lại 15 phút và rửa mặt lại sạch sẽ.
- Dùng 3 lần/tuần sẽ thấy mụn mất dần, da trắng hồng, lỗ chân lông se khít.
Cây ô rô cạn và ô rô nước đều là những cây thuốc không quá hiếm nhưng không phải ai cũng có điều kiện để tự thu hoạch cây thuốc để làm thuốc.
Hiện nay tại các nhà thuốc Đông y, đại lý bán dược liệu có bán dược liệu này, giá thành còn tùy thuộc vào từng cơ sở, dao động từ 100.000 đến 150.000 VNĐ/kg sấy khô.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cơ sở bán dược liệu kém chất lượng, dùng cây cỏ không phải dược liệu để đánh lừa người tiêu dùng. Đặc biệt, nhiều nơi còn lấy cây ô rô gân vàng, gân đỏ là hai loại cây cùng họ có đặc điểm thực vật tương đồng nhưng không có tác dụng chữa bệnh. Do đó, để có hiệu quả và an toàn nhất, bạn chỉ nên mua tại địa chỉ uy tín.
Xem thêm: Bạch Cập là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng
Lưu ý khi sử dụng cây ô rô trị bệnh
Ô rô là cây dược liệu không có độc, rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên sử dụng không đúng cách có thể làm phản tác dụng. Do đó, khi dùng dược liệu này trị bệnh cần chú ý:
- Vị thuốc ô rô có thể làm thay đổi hiệu quả và làm tăng tác dụng phụ của thuốc Tây y, do đó không nên sử dụng chung nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Sử dụng bài thuốc từ cây ô dược trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả điều trị cao.
- Đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc người có cơ địa mẫn cảm nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng ô rô trị bệnh.
Cây ô rô có giá trị dược liệu rất lớn nên thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, loại cây này rất dễ bị nhầm lẫn, người bệnh cần tìm hiểu kĩ đặc điểm để phân biệt và tránh sử dụng nhầm lẫn.
Để có một hàng rào cây ô rô xanh, tươi tốt, dễ, cành phát triển nhanh chóng thì bước chăm sóc cực kỳ quan trọng, bạn nên thực hiện:
- Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ lá vàng úa trên cây.
- Tưới tiêu nước theo định kỳ, đảm bảo độ ẩm trong đất.
- Liên tục kiểm tra tầng tán lá cây sen có ốc sên phá hoạt để kịp thời nhanh chóng xử lý.
- Bón phân cho cây ô rô theo đợt một năm 2 lần, trong đó đợt 1 bón lót đầu mùa xuân, đợt 2 bón thúc đầu mùa thu.
Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Ô Rô do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Cây Ô Rô – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc:
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Ô Rô – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Cây Ô Rô – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.