Ba Kích là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Ba Kích, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Ba Kích được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

​Ba kích là một loài thảo dược quý mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Trong Đông y, vị thuốc này được dùng trong rất nhiều bài thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Ba Kích, cùng theo dõi nhé!

Ba Kích - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 7

Tổng quan về cây Ba Kích

Cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae), là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên… Hiện nay, đã có nhiều nơi trồng ba kích thành công để lấy nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu làm thuốc trong nước.

Là loại dây, leo bằng thân quấn, thân non có màu tím, cành non có cạnh, lá mọc đối, dầy và cứng, cuống ngắn, màu xanh lục. Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành. Quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín có màu đỏ.

Sau khi thu hoạch, rễ cây cần được chế biến sơ bộ, rửa sạch, phơi khô se, đập nhẹ cho bẹp, bỏ lõi, rồi cắt thành đoạn 3 – 5 cm, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tùy theo yêu cầu, có thể tiến hành chích rượu, chích muối ăn, chích cam thảo.

Xem thêm: Thảo Quyết Minh là cây gì? Có giúp bạn chữa táo bón không? Cách dùng và cách trồng

Rễ ba kích

Rễ cây chứa các thành phần anthraglucosid: tectoquinon, rubiadin… các iridoid: asperulosid, monotropein, morindolid…. Các β-sitosterol, oxositosterol…, các lacton, các muối vô cơ: Mg, K, Na, Cu, Fe, Co…

Vị thảo dược quý này có tác dụng kéo dài thời gian bơi của chuột. Còn có tác dụng chống viêm. Với hệ nội tiết, nó có tác dụng làm tăng cường hiệu lực của androgen. Nước sắc ba kích làm tăng nhu động ruột, hạ huyết áp. Theo YHCT , ba kích có tác dụng bổ thận tráng dương, trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Dùng trong các trường hợp phong tê thấp, chân tay nhức mỏi. Các trường hợp nội tiết, sinh dục yếu, với nữ muộn sinh do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới thường xuyên đau lạnh, khó thụ thai; với nam giới liệt dương, di tinh.

Xem thêm:  Cây chó đẻ răng cưa – Những công dụng chữa bệnh của cây chó đẻ có thể bạn chưa biết ?

Liều dùng, ngày 9 – 12g, dạng thuốc sắc, thuốc ngâm rượu. Không dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đi ngoài phân sống, kinh nguyệt sớm, rong kinh, phụ nữ có thai.

Ba Kích - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 8
Một số chứng bệnh thường dùng ba kích

– Trị thận hư, di tinh, liệt dương: ba kích, thục địa, mỗi vị 12g, sơn thù du, kim anh, mỗi vị 10g, sắc uống, ngày một thang.

– Trị thận hư, đái dầm: ba kích, thỏ ty tử, sơn thù du, tang phiêu tiêu, mỗi vị 12g sắc uống ngày một thang.

– Trị đau lưng mỏi gối: ba kích, tục đoạn, cẩu tích, cốt toái bổ, đỗ trọng, mỗi vị 12g, sắc uống ngày một thang, hoặc có thể ngâm rượu ba kích, như sau: Ba kích chế 1000g, trần bì (sao vàng) 50g, tiểu hồi 20g, rượu trắng 350 3 lít, ngâm 1 tháng. Độ vài ngày lại lắc hoặc quấy một lần, gạn lấy dịch rượu ngâm, bảo quản trong một lọ riêng, nút kín. Tiếp tục lặp lại lần 2, lần 3 gộp dịch các lần ngâm. Có thể uống ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Ba Kích - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 9
Lưu ý khi sử dụng ba kích

Có thể thấy, ba kích mang tới khá nhiều tác dụng cho nam giới cũng như sức khỏe của con người nói chung. Tuy nhiên, khi sử dụng ba kích, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn:

  • Các trường hợp không nên dùng ba kích: Nam giới mắc chứng khó xuất tinh, tinh trùng kém; phụ nữ mang thai và cho con bú; người có tiểu sử mắc bệnh tim mạch; người bị xơ gan, viêm gan, viêm dạ dày, viêm thận, lao phổi hay viêm ruột kết…; người mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị…; người có các vấn đề về tiêu hóa…
  • Khi ngâm ba kích, bạn tuyệt đối phải bỏ lõi để tránh tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, đồng thời không gây ra những tác dụng không mong muốn như thận hư, liệt dương…
  • Không nên lạm dụng hoặc tự ý kết hợp ba kích với các dược liệu khác vì rất có thể gây nên những tác dụng không mong muốn như: Tim đập nhanh, dồn dập, chóng mặt, buồn nôn, liệt dương…, thậm chí là tử vong.

Rượu ba kích có tác dụng gì? Trong Dược học cổ truyền, nguyên liệu ba kích được xếp vào nhóm thuốc bổ dương, có vị cay ngọt, tính ấm, có công năng chủ trị bổ thận dương, mạnh gân cốt, thận dương suy nhược dẫn đến di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm… Do đó, nhiều người truyền tai nhau về tác dụng rượu ba kích trong việc tăng cường bản lĩnh đàn ông.

Ba Kích - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 10
Uống rượu ba kích có tác dụng cường dương không?

Tuy nhiên, ba kích có thể phản tác dụng nếu người dùng không biết cách ngâm rượu ba kích đúng. Sai lầm phổ biến nhất khi ngâm rượu từ cây ba kích là ngâm cả lõi độc. Bên cạnh đó, người dùng thường mua nhầm phải rượu ba kích trôi nổi, có bỏ thêm các loại thuốc kích dục. Điều này khiến người dùng lâm vào những tình cảnh “dở khóc dở cười”.

Xem thêm:  Cây Thiên Ma có đặc điểm và tác dụng ra sao? Cách trồng cây này thế nào?

Đặc biệt, ba kích chỉ là vị thuốc bổ trợ chứ không có tác dụng điều trị hoàn toàn và triệt để. Nếu muốn dùng ba kích để cường dương phải được bốc kèm với một số vị như dâm dương hoắc, đỗ trọng…

Xem thêm: Cây Ngân Hạnh là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Mặc dù ba kích có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng đây không phải là loại dược liệu có thể dùng cho mọi đối tượng. Theo đó, rượu ba kích không phù hợp với những người mắc bệnh khó xuất tinh hay tinh trùng yếu, người có tiền sử bệnh tim mạch, người bị xơ gan, viêm thận mạn, người bị bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về mắt, người già…

Những đối tượng khác không nên dùng rượu ba kích gồm:

  • Người có bệnh lý huyết áp thấp. Vì ba kích là vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, nên nếu tự ý dùng và dùng vô tội vạ thì có thể gây tai biến do tụt huyết áp đột ngột.
  • Trẻ em, phụ nữ có thai, người cho con bú
  • Người bị tiểu buốt, khó tiểu
  • Những người chuẩn bị phẫu thuật.
Ba Kích - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 11
Những lưu ý khác khi dùng ba kích ngâm rượu

Rượu ba kích tráng dương chỉ an toàn và phát huy hiệu quả khi được ngâm phối với các vị thuốc khác. Việc phối thuốc tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi thầy thuốc, tuổi tác và sức khỏe của người dùng. Tuyệt đối không nên tự ý dùng hay dùng quá liều.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe thì khi dùng ba kích cần chú ý những điều sau:

  • Không ngâm rượu ba kích khi nguyên liệu còn tươi.
  • Ba kích phải được bỏ vỏ, bỏ lõi. Nhất là phần lõi vì đây là phần có thể gây nhức mỏi và ngộ độc cho người sử dụng.
  • Rượu ba kích được xem là “con dao hai lưỡi”. Nếu muốn tận dụng tác dụng của loại rượu này để cường dương hay bồi bổ sức khỏe, bạn cần có được sự hướng dẫn chi tiết của thầy thuốc hoặc bác sĩ y học cổ truyền.

Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt. Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. Sau trồng cần phải cắm cọc cho Ba kích leo lên.

Ba Kích - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 12
Kỹ thuật trồng cây Ba Kích

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Xem thêm:  Bằng Lăng Có tác dụng gì với sức khỏe? Đặc điểm cây thế nào?

Xem thêm: Cỏ Gà là cây gì? Tác dụng làm thuốc được không? Đặc điểm như thế nào?

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình

Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh. Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 – 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần. Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Ba Kích

Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc. Chú ý điều chỉnh độ che tán 30-50%

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Ba Kích

Cây Ba Kích ít khi bị bệnh. Tuy nhiên có thể xuất hiện một số bệnh như lở cổ rễ, vàng lá trong điều kiện thâm canh cao. Thường sử dụng thuốc Boocđô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp với Benlat 0,1% để phun vào gốc và lá để phòng và trị. Rắc vôi bột xung quanh luống để chống kiến, dế.

Thu Hoạch và Bảo Quản

– Sau khi trồng khoảng 3-5 năm, có thể đào để lấy củ vào các tháng mùa đông là tốt nhất. Chú ý khi thu hoạch cần kết hợp lấy dây thân làm hom giống. Dùng cuốc lấp kín đất vào gốc cây vừa khai thác để mọc thành bụi mới.

– Củ thu hoạch về cần phân làm 3 loại.

Loại A: đường kính củ từ 1,2 cm trở lên;

Loại B: đường kính củ từ 0,8 – 1,1 cm trở lên;

Loại C: đường kính củ nhỏ hơn 0,8 cm. – Sau khi thu hoạch, rửa sạch đất, tước bỏ phần lõi cứng của củ rồi đem phơi khô để cất giữ lâu dài.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh, cách trồng và chăm sóc Cây Ba Kích do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được ba kích là gì cũng như nắm được những công dụng của ba kích đối với sức khỏe nam giới.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Ba Kích:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Ba Kích. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Ba Kích, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm: Cây Đinh Hương Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bạn vừa đọc xong bài viết: Ba Kích là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Sách cây thuốc người Dao Ba Vì

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

ZALO HN
ZALO HCM
HCM: 0385.034.610
HN: 0981.025.987