Chào bạn chúng ta lại gặp nhau trong bài viết này, đây là bài viết nằm trong chuyên mục những cây thuốc quanh khu vườn quanh gia đình, Thuốc Nam Triệu Hòa.vn xin chia sẻ về bài thuốc hay từ dây tơ hồng vàng – cà độc dược – cây râu mèo bao gồm những thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về Một số bài thuốc từ dây tơ hồng vàng, cà độc dược – cây râu mèo.
Ngoài ra còn có những cách sử dụng tuyệt vời cho loại cây thuốc hay – kỳ diệu này.
Khi chúng ta có những kiến thức hữu ích và có có tính xác thực từ những đơn vị uy tín thì bạn có thể sử dụng những loại cây thuốc xung quanh nhà để hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe dễ dàng hơn.
Bởi vì đây tất cả là những cây thuốc bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm xung quanh khu vườn nhà mình.
Bình thường chúng ta luôn luôn thấy những cây này nhưng chúng ta không biết đây là một cây có thể hỗ trợ cho bạn về vấn đề sức khỏe rất tốt. Không để bạn đợi lâu, bây giờ mời bạn đọc tiếp bài viết để hiểu rõ về bài thuốc hay từ dây tơ hồng vàng – cà độc dược – cây râu mèo.
Một số bài thuốc từ dây tơ hồng vàng
Hỗ trợ điều trị chứng liệt dương: Hạt tơ hồng 12g; lộc giác giao 20g; thục địa, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh mỗi vị 12g.
Chữa tiểu đêm, di tinh: Hạt tơ hồng 7g, phúc bồn tử 4g, kim anh tử 6g, nước 400ml. Sắc còn 100ml. Lọc bỏ bã. Chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 10 ngày một liệu trình.
Tiểu tiện không thông: Dây tơ hồng vàng một nắm, nấu cùng gốc hẹ, lấy nước bôi vào vùng bụng quanh rốn. Dùng 3 – 5 ngày.
Chữa kiết lỵ: Dây tơ hồng vàng (hái toàn cây, cả nụ và hoa) thêm vài lát gừng vào sắc uống (với liều 30g mỗi ngày). Dùng trong 5 ngày.
Dương suy, di tinh, lưng gối đau nhức, tiểu tiện nhỏ giọt ở đàn ông và bạch đới ở phụ nữ: Dây tơ hồng vàng 9 – 12g sắc với nước, pha thêm chút rượu hoặc đường vào để uống.
Chữa viêm ruột (tràng viêm): Tơ hồng vàng 50g, sắc với nước, chia thành 2 lần uống trong ngày (Trung thảo dược tân y liệu pháp).
Chữa mắt đau sưng đỏ: Dây tơ hồng vàng còn tươi, giã nát, lọc lấy nước cốt, nhỏ dần từng giọt vào chỗ mắt sưng đau (Thánh huệ phương).
Chữa trẻ nhỏ lở đầu, phụ nữ bị mọc mụn trên mặt (diện sang): Dùng dây tơ hồng vàng sắc nước rửa mặt hàng ngày.
Chữa bạch điến phong (bạch biến): Dùng dây tơ hồng vàng đem ngâm rượu, chế thành “rượu tơ hồng” 25%. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ có bệnh 2-3 lần trong ngày.
Chữa hen suyễn: Dây tơ hồng vàng, lá táo chua, mỗi thứ 30g, tất cả đem sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày.
Xem thêm: Cây Sa Sâm có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?
Cà độc dược chữa bệnh
Điều trị đau nhức xương khớp
Sử dụng cành, lá, hoa và rễ cây cà độc dược đem rửa sạch, phơi khô và ngâm với rượu. Sau 10 ngày ngâm, dùng rượu thoa đều lên vùng xương khớp bị đau nhức.
Kiên trì sử dụng một khoảng thời gian ngắn giúp giảm đau.
Trị đau thần kinh tọa
Sử dụng một nắm lá cà độc dược đem hơ nóng trên lửa rồi đắp vào vùng bị đau nhức. Mỗi ngày đắp 1 lần, kiên trì trong 1 tuần cơn đau do thần kinh tọa gây ra sẽ được đẩy lùi.
Trị mụn nhọt gây sưng đau
Sử dụng lá cà độc dược ngâm rượu và đắp lên nốt mụn, giúp giảm sưng và đau.
Điều trị nôn mửa
Dùng lá cà độc dược tươi đem rửa sạch và ngâm rượu. Mỗi ngày uống khoảng 15 giọt, giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
Chữa viêm xoang
Sử dụng 3- 4 lá cà độc dược đem rửa sạch, thái nhỏ và cho vào lon sữa trống, đậy kín. Sau đó cho lon sữa lên bếp và đun dưới lửa nhỏ. Tiếp đó, dùng giấy cuốn thành hình phễu, đầu to đưa vào nơi khói bốc lên và đầu nhỏ đặt lên mũi. Hít bằng mũi và thở ra bằng miệng trong vòng 3 – 6 phút. Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày, sau 1 tháng sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Lưu ý: Cà độc dược chứa chất độc nên không an toàn đối với những đối tượng: Phụ nữ mang thai và cho con bú; bệnh nhân bị suy tim; táo bón; người bệnh bị sốt, loét dạ dày hoặc trào ngược thực quản; Người bị huyết áp cao hoặc rối loạn tâm thần.
Xem thêm: Cà Dại Hoa Trắng có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?
Cây râu mèo hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận
Bộ phận dùng
Cách chế biến và thu hái
Râu mèo là cây thảo dược nhỏ, sống lâu năm, cây thường cao 30cm đến 50cm.
Cây được thu hái vào tháng 9 hằng năm, khi cây bắt đầu chuẩn bị ra hoa là thời điểm thu hái tốt nhất, lúc đó cây chưa quá già, các lá đã mọc nhiều cây phát triển mạnh rất, khi thu hái vào thời gian này sẽ cho sản lượng cao nhất.
Người dân cắt cả cây về rồi lọc lấy phần ngọn và lá cây phơi khô để làm thuốc. Hiện nay do cây râu mèo khá khan hiếm nên người dân còn tận dụng cả phần thân của cây để dùng làm thuốc.
Công dụng
Nước sắc râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời làm tăng lượng ure, clorua và cả axit uric. Do vậy râu mèo được ứng dụng để tăng cường khả năng đào thải chất độc qua thận và sử dụng để điều trị bệnh gút.
Ðơn thuốc điều trị bệnh sỏi thận:
Suy thận, Viêm thận phù thũng, viêm bàng quang: râu mèo 40g, mã đề, tỳ giải, ý dĩ (mỗi vị 30g), sắc uống.
Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu: Râu mèo, chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi vị 30g, sắc uống.
Thuốc thông tiểu, điều trị bí tiểu, phù nề: Dùng 10gram râu mèo sắc với 750ml nước, đun cạn còn 500ml nước chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn cơm 30 phút (nên uống lúc nóng).
Bệnh gút: 20gram râu mèo, 2gram dây gắm sắc với 1 lít nước uống trong ngày.
Như vậy bài viết trên đây thuốc nam Triệu Hòa đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất và hữu ích nhất về bài thuốc hay từ dây tơ hồng vàng – cà độc dược – cây râu mèo. Hi vọng góp phần giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định và sử dụng hợp lý những loại cây thuốc tuyệt vời này. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc nam Triệu Hòa tại đây.
Bài viết này được nhóm biên tập viên của Thuốc Nam triệu Hòa tham khảo từ những đơn vị uy tín, và theo như yêu cầu được ghi rõ có tham khảo Nguồn từ Bandantoc.vn.
Xem thêm: Cây Bầu đất – Cây thuốc chữa bệnh dân gian truyền lại