Chào bạn chúng ta lại gặp nhau trong bài viết này, đây là bài viết nằm trong chuyên mục những cây thuốc quanh khu vườn quanh gia đình, Thuốc Nam Triệu Hòa.vn xin chia sẻ về Bài thuốc từ cây quanh vườn chữa bệnh ngoài da, đẹp da, bổ máu, chữa bệnh tổ đỉa bao gồm những thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về Bài thuốc từ cây quanh vườn chữa bệnh ngoài da, đẹp da, bổ máu, chữa bệnh tổ đỉa.
Ngoài ra còn có những cách sử dụng tuyệt vời cho loại cây thuốc hay – kỳ diệu này.
Khi chúng ta có những kiến thức hữu ích và có có tính xác thực từ những đơn vị uy tín thì bạn có thể sử dụng những loại cây thuốc xung quanh nhà để hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe dễ dàng hơn.
Bởi vì đây tất cả là những cây thuốc bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm xung quanh khu vườn nhà mình.
Bình thường chúng ta luôn luôn thấy những cây này nhưng chúng ta không biết đây là một cây có thể hỗ trợ cho bạn về vấn đề sức khỏe rất tốt. Không để bạn đợi lâu, bây giờ mời bạn đọc tiếp bài viết để hiểu rõ về Bài thuốc từ cây quanh vườn chữa bệnh ngoài da, đẹp da, bổ máu, chữa bệnh tổ đỉa.
Những bài thuốc chữa bệnh ngoài da
Bèo cái chữa bệnh ngoài da
Trị hắc lào (lác)
-Quả chuối tiêu xanh xắt từng miếng, cạo bật máu chỗ ngứa rồi xát lên để cho khô.
-Lá muống trâu một nắm, giã với 2g muối rồi vắt vào nửa quả chanh. Vắt lấy nước bôi lên chỗ ngứa đã được rửa sạch bằng xà phòng.
-Hạt muồng 100g, khế chua 2 quả, trầu không 10 lá, tất cả cho vào cối giã thật nhuyễn nhừ, bọc vải màn xát nhiều lần.
-Hằng ngày đốt mảnh gáo dừa cho chảy nhựa rồi lấy nhựa đó để bôi.
-Lá ô môi một nắm, giã với ít hạt muối rồi đem xát lên chỗ ngứa.
Trị mề đay (mày đay)
– Dùng lá khế chua hơ lên than cho héo rồi chà xát lên chỗ ngứa nhiều lần.
– Bèo cái (còn gọi là bèo tía, bèo ván, bèo tai tượng) 100g, lá muống trâu 20, đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát, chia uống hai lần trong ngày, uống nóng.
– Cành lá mẫu đơn trắng 30g, nấu nước uống hằng ngày.
Trị lang ben
-Quả chuối tiêu xanh xắt lát, xát lên chỗ lang ben đã rửa sạch, ngày 2-3 lần.
-Sớm dậy ra vườn lấy nước sương đọng trên mạng nhện xát vào chỗ lang ben, xát hằng ngày trong 1 tuần liên tục.
-Bèo cái tía phơi khô 100g, đậu đen 50g, bèo phơi khô sao qua, tán nhỏ luyện với hồ làm viên, sấy khô, cất kín. Đậu đen sao thơm, ngâm với rượu tốt 1 ngày đêm thì bỏ đậu, chỉ lấy rượu để uống với thuốc. Thuốc uống trong 8 ngày, mỗi ngày một lần vào buổi tối.
Trị trứng cá, tàn nhang
-Bèo tấm giã nát, sáng và tối bôi vào để cho khô mới lau.
-Hạt bồ kết 1 chén nhỏ, hạnh nhân 40g, hai thứ tán mịn. Gần đi ngủ thì lấy một muống nhỏ hòa với nước cho sền sệt rồi bôi lên mặt, sáng hôm sau dậy rửa.
Xem thêm: Bật mí bài thuốc chữa bệnh kỳ diệu của lá lốt – cây mã đề – cây mần tưới
Cỏ mần trầu – Vị thuốc đẹp da, bổ máu, chữa nhiều bệnh
>
Cỏ mần trầu được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền.
Chữa tăng huyết áp: dùng cây tươi 500g, rửa sạch, giã nát, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt. Uống 2 lần, sáng và chiều.
Đề phòng viêm màng não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g sắc uống trong ngày. Uống liền 3 ngày, nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp 3 ngày nữa.
Chữa sốt cao co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600ml nước, còn 400ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.
Chữa viêm da, vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g. Rễ cây tổ kén đực (1 loài cây dó) 30g. Sắc uống.
Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: Cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống
Chữa viêm tinh hoàn: Cỏ mần trầu 60g. Cùi vải 10 cùi. Sắc uống.
Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít: Mần trầu 16g, cỏ tranh 16g. Sắc uống.
Chữa bạc tóc: Lấy 10g cỏ mần trầu, 15g ngũ gia bì, 15g đỗ trọng, 25g rễ khúc khắc, 5g cam thảo và 5g nhân trần. Dùng tất cả nguyên liệu sắc uống trong 1 ngày, nhớ uống trước khi ăn tầm 15 phút.
Chữa đại tiện ra máu đen: mỗi thứ 1 nắm (cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu, cây ké, rễ tranh, trắc bách diệp, rau má), 2 nắm cỏ mực, 9 lá ngải cứu, 5 củ sả, 3 lát gừng, 2 muỗng than tóc. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc, đồ ngập nước rồi nấu cho đến khi còn 2 chén. Chia ra uống 2 lần mỗi ngày.
Chữa nóng sốt, môi nứt, tưa lưỡi: Mỗi loại 1 nắm gồm cỏ mần trầu, rau bồ ngót, rau má, cỏ mực, rễ tranh, lá muồng trâu, rau sam; 2 khoanh bí đao, 1 muỗng đậu xanh. Bỏ vào ấm nấu cho nước cạn còn 2 bát thì tắt bếp. Chia phần thuốc thu được ra làm 2 lần uống trong ngày.
Điều trị băng huyết: Lấy mỗi thứ 1 nắm gồm: cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu thái nhỏ, rau má, cỏ mực, cây ké, 10 lá ngải cứu, 10 lát sả, 10 lát gừng, 1 vỏ quýt. Cho tất cả nguyên liệu vào trong ấm nước và sắc cho đến khi còn 2 chén nước. Chia ra dùng 2 lần trong ngày.
Ngoài ra còn một số kinh nghiệm dân gian mà đồng bào dân tộc thiểu số ở một số vùng trong cả nước thường dùng với loại cỏ mần trầu:
Theo Hội Y học Dân tộc Thanh Hóa: mần trầu vị nhạt, tính mát, thanh nhiệt, làm ra mồ hôi, mát gan, lợi tiểu, chữa cảm mạo mồ hôi không ra được… Liều 20 – 40g.
Chữa sỏi tiết niệu: cỏ mần trầu 40g, bông mã đề 20g, mộc thông 8g, chi tử 8g, lá tre 20 lá, cam thảo 8g, cù mạch 8g, hương phụ chế 12h, sinh địa 16g. Nếu đái ra máu thì thêm 20g rễ cỏ tranh, đái buốt thêm hoạt thạch 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống một đợt 10 thang.
Kinh nghiệm đồng bào Chăm. Người Chăm gọi cỏ mần trầu là sơ chài. Dùng để thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, mát gan, chữa ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực, mệt nhọc. Dùng dạng nước sắc 16 – 20g.
Đồng bào dân tộc Dao ở Hà Giang dùng bài thuốc có cỏ mần trầu sau đây để chữa bệnh tóc bạc rất hiệu nghiệm:
Thuốc uống: cỏ mần trầu 10g, rễ khúc khắc 25g, vỏ thân cây ngũ ga bì 15g, vỏ thân đỗ trọng 15g, rễ cam thảo 5g, cả cây nhân trần 5g. Về mùa đông, thêm 2g gừng nóng. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc uống trong một ngày, sau bữa ăn chính khoảng 15 phút. Kiêng chất tanh, chất kích thích, rau muống, cà chua. Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh không được dùng../.
Thuốc dùng ngoài: cả cây cỏ mần trầu 200g, bồ kết 3 quả, cỏ mần trầu thái nhỏ nấu với hai lít nước đến sôi. Để âm ỉ lửa nhỏ trong 5 phút, chắt lấy nước trong, để vừa ấm gội đầu, nên ngâm tóc trong nước càng tốt. Sau đó, tráng lại bằng nước lã./
Xem thêm: Đậu đen là cây gì? Có hỗ trợ điều trị bệnh nào không? Cách dùng
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa
Tỏi: 3 củ tỏi và 300ml rượu trắng. Tỏi rửa thật sạch, lột vỏ, đập dập rồi ngâm với rượu khoảng 7 ngày là có thể dùng được. Dùng rượu tỏi để bôi lên vùng da bị tổ đỉa khoảng 10 phút. Không được để quá lâu có thể làm da bị tổn thương.
Lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch rồi vò nát. Cho vào ấm nước đun sôi lên cho tinh chất tan ra trong nước. Chờ nước nguội rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
Lá lốt: Lấy khoảng 50g lá lốt đem rửa thật sạch rồi giã nát. Vắt lấy nước cốt rồi dùng để uống hằng ngày.
Muối: Chuẩn bị khoảng 2 thìa muối hạt. Bỏ muối vào chảo rang nóng trong khoảng 10 phút. Đợi nguội bớt rồi bỏ trong một cái khăn mỏng. Đắp lên vùng da bị bệnh tổ đỉa trong khoảng 20 phút.
Áp dụng mỗi ngày 2 lần, trong khoảng 10 ngày sẽ thấy bệnh có chuyển biến rõ rệt.
Lá đào tươi: Đem 1 nắm lá đào rửa sạch, giã nhỏ đắp lên vùng da bị chàm tổ đỉa. Khoảng 30 phút thì lấy ra để thoáng, mỗi ngày đắp 1 – 2 lần.
Dây đau xương: Lấy dây đau xương rửa sạch, phơi khô rồi đem sao vàng, bảo quản để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy một ít nguyên liệu cho vào nồi nước nấu lên cho các tinh chất tan ra trong nước. Đợi nước nguội bớt rồi dùng để uống. Áp dụng hằng ngày cho đến khi các biểu hiện hết hẳn.
Củ ráy: Lấy củ ráy rửa thật sạch rồi bỏ phần vỏ đi, cắt thành từng miếng mỏng rồi đem giã thật nát. Tiếp tục bỏ củ ráy vào ấm nước rồi đun sôi khoảng 10 phút cho tinh chất tan ra trong nước. Đợi nước nguội rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
Cây dọc mùng trắng: Loại cây này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa da nhanh chóng. Dùng phần thân tiếp giáp với củ, rửa sạch và giã nát, nấu cùng 1 lít nước. Khi sôi pha ấm rồi dùng nước này rửa các vùng da bị tổ đỉa mỗi ngày 1 lần.
Như vậy bài viết trên đây thuốc nam Triệu Hòa đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất và hữu ích nhất về bài thuốc từ cây quanh vườn chữa bệnh ngoài da, đẹp da, bổ máu, chữa bệnh tổ đỉa. Hi vọng góp phần giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định và sử dụng hợp lý những loại cây thuốc tuyệt vời này.
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc nam Triệu Hòa tại đây.
Bài viết này được nhóm biên tập viên của Thuốc Nam triệu Hòa tham khảo từ những đơn vị uy tín, và theo như yêu cầu được ghi rõ có tham khảo Nguồn từ Bandantoc.vn.
Xem thêm: Bấc Đèn là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng