Bệnh trĩ là căn bệnh nhạy cảm nhưng lại rất nhiều người mắc, tuy nhiên chính vì nhạy cảm nên mọi người thường ngại nói chuyện về nó, do đó đôi khi để căn bệnh quá lâu tới khi nặng mới chữa sẽ gây ra những nguy cơ không mong muốn.
Đây là bài viết trong loạt bài viết về bệnh trĩ, trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề Bệnh trĩ nội là gì?
Dấu hiệu, nguyên nhân cách điều trị, đây là một vấn đề mà không chỉ một mình bạn mà rất nhiều người quan tâm hiện nay giúp bạn hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh lý.
Đặc biệt sau thời gian dịch bệnh kéo dài, mọi người cần ngồi làm việc tại nhà nhiều hơn, ít di chuyển hơn, nhờ thông tin đẩy đủ về Bệnh trĩ nội là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân & cách điều trị mà bạn sẽ biết mình cần phải hỗ trợ như thế nào. ThuocNamTrieuHoa mời bạn theo dõi bài viết này.
Bệnh trĩ nội là căn bệnh xảy ra ở trực tràng – hậu môn do sự giãn nở của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong gây ra.
Trĩ nội là căn bệnh có thể chữa trị được nhưng do tâm lý e ngại không muốn thăm khám chữa sớm nên việc chữa trĩ nội thường gặp nhiều khó khăn. Mời bạn cùng Thuocnamtrieuhoa tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh trĩ nội, nguyên nhân dấu hiệu bệnh và cách chữa trĩ trĩ nội tại nhà nhé.
Bệnh trĩ nội là gì?
Theo báo cáo thống kê từ Hội hậu môn, trực tràng Việt Nam, có khoảng 35 – 50% người bị mắc trĩ, thường tập trung ở thành phố và do yếu tố công việc. Tỷ lệ nữ giới mắc trĩ nhiều hơn nam (chiếm khoảng 61%) thường do quá trình mang thai và sinh nở. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc trĩ cấp độ nặng (trĩ độ 3,4) ở nam giới lại nhiều hơn nữ giới.
Trĩ nội khiến người bệnh cảm thấy đau rát, nhức nhói, sưng phù vùng hậu môn do có búi trĩ mọc sâu trong ống hậu môn. Bệnh trĩ nội có thể chữa được và sẽ chữa trị đơn giản khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Nếu bệnh trĩ chuyển biến nặng thì sẽ khó chữa dứt điểm, bệnh dễ tái phát sau khi đã chữa khỏi.
Dấu hiệu của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội có các dấu hiệu điển hình nhất là: đi ngoài ra máu tươi; sa búi trĩ; có dịch nhày tại hậu môn và cảm giác đau rát, sưng phồng, khó chịu tại hậu môn.
Đi ngoài ra máu tươi – triệu chứng sớm nhất
Các đám rối tĩnh mạch trĩ trong khi giãn nở sẽ tạo ra các khoang trống bên trong. Máu tươi đi qua sẽ lấp đầy các khoang trống đó đồng thời nuôi dưỡng chúng phát triển lên thành các búi trĩ nội. Nhưng lúc này búi trĩ nội còn nhỏ nên người bệnh không nhìn được bằng mắt thường.
Theo thời gian các búi trĩ nội lớn dần theo thời gian và “chắn ngang” đường đi của phân trong ống hậu môn.
Khi người bệnh rặn đại tiện, chất thải (phân) sẽ chà xát qua bề mặt búi trĩ nội để thoát ra ngoài. Do bị phân chèn ép, máu chứa trong búi trĩ chảy ra từ đó gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu tươi ở bệnh trĩ nội.
Đi ngoài ra máu tươi cũng là triệu chứng bệnh trĩ xuất hiện sớm nhất.
Sa búi trĩ nội – dấu hiệu trĩ điển hình
Được máu tươi nuôi dưỡng búi trĩ nội ngày càng to dần. Kích thước lớn và kết hợp với sự ma sát của phân khi người bệnh rặn đại tiện khiến búi trĩ bị kéo lòi ra ngoài hậu môn (đi sau phân), từ đó làm xuất hiện triệu chứng sa búi trĩ ở bệnh trĩ.
Sa búi trĩ phát triển lớn dần theo các cấp độ bệnh trĩ nặng dần (trình bày chi tiết dưới mục các cấp độ bệnh trĩ). Và đây cũng là dấu hiệu bệnh trĩ điển hình nhất.
Bị đau rát, sưng phồng, khó chịu vùng hậu môn
Cảm giác đau rát, sưng phồng, khó chịu vùng hậu môn là dấu hiệu đi kèm gặp ở bệnh trĩ. Nó hình thành do người bệnh trĩ đi đại tiện làm búi trĩ bị chà xát nhiều lần gây thương tổn và làm xuất hiện cảm giác đau rát, sưng phồng, nhức hậu môn rất khó chịu.
Có dịch nhày hậu môn
Bệnh trĩ nội làm hậu môn tăng tiết các dịch nhày, và đây cũng là một dấu hiệu bệnh trĩ. Dịch nhày ẩm ướt hậu môn gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trùng búi trĩ ở giai đoạn trĩ cấp độ nặng.
Các cấp độ của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ bệnh trĩ: trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2, trĩ nội độ 3 và trĩ nội độ 4. Ở mỗi giai đoạn các triệu chứng trĩ nội là khác nhau phụ thuộc vào từng mức độ nhẹ – nặng của bệnh.
Trĩ nội cấp độ 1: khởi phát
Búi trĩ nội độ 1 mới hình thành nên có kích thước nhỏ. Chúng chỉ nằm trên đường lược và không sa ra ngoài hậu môn nên người bệnh không nhìn thấy búi trĩ cấp độ 1 bằng mắt thường.
Giai đoạn này là khởi phát bệnh trĩ nên các dấu hiệu trĩ không rõ ràng, đi ngoài ra máu cũng xuất hiện không thường xuyên, chưa có dịch nhày hậu môn nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan không chữa trĩ ngay.
Trĩ nội cấp độ 2: phát triển
Búi trĩ nội độ 2 bắt đầu phát triển to dần. Khi người bệnh đi đại tiện, trĩ nội độ 2 có khả năng trượt theo phân và sa ra bên ngoài hậu môn (đi sau phân). Sau đó chúng lập tức co vào bên trong hậu môn. Nếu nhìn bằng mắt thường có thể thấy búi trĩ nội độ 2 giống như “cục thịt hồng” nhô ra rồi lại tự co lại ngay vào bên trong hậu môn.
Búi trĩ nội có các khoang rỗng chứa máu nên máu chảy ở trĩ nội độ 2 nhiều hơn do búi trĩ to chứa nhiều máu hơn. Cảm giác đau rát, sưng phồng và dịch nhày hậu môn bắt đầu xuất hiện. Người bệnh bắt đầu cảm nhận được sự hiện diện của trĩ nội.
Trĩ nội cấp độ 3: phát triển nhanh
Trĩ nội cấp độ 3 là giai đoạn phát triển bệnh nhanh nhất. Búi trĩ nội độ 3 phát triển với kích thước to lớn đột ngột. Khi người bệnh đi đại tiện, búi trĩ độ 3 lòi ra ngoài hậu môn và không thể tự co được vào bên trong ống hậu môn nữa.
Nhiều người bệnh dùng tay ấn, nhét búi trĩ thì thấy nó co được vào trong hậu môn. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài và thời điểm nhét trĩ cũng gây nhiều đau đớn cho người bệnh.
Tình trạng đi ngoài ra máu tươi phát triển nặng. Máu chảy nhỏ giọt thậm chí phun thành tia (trường hợp nặng) mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Cảm giác đau rát, sưng phồng búi trĩ và dịch nhày cũng xuất hiện nhiều, rõ rệt.
Người bệnh trĩ độ 3 có thể cảm nhận rõ những khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và sự ảnh hưởng sức khỏe do trĩ gây ra.
Trĩ nội cấp độ 4: nguy cơ biến chứng trĩ
Búi trĩ nội độ 4 phát triển “cực đại” với kích thước to nặng. Khi rặn đại tiện, trĩ độ 4 sa ra ngoài hậu môn và không thể tự co vào trong hậu môn dù người bệnh thực hiện nhét đẩy búi trĩ.
Lúc này, búi trĩ nội độ 4 không được ống hậu môn bảo vệ, bị ma sát với quần làm búi trĩ bị tổn thương, sưng phù và dễ bị các biến chứng trĩ như: viêm sưng, nhiễm khuẩn búi trĩ; sa nghẹt hậu môn; tắc mạch trĩ; thậm chí hoại tử búi trĩ hậu môn.
Trĩ độ 4 có dịch hậu môn nhiều làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn trĩ; đi ngoài ra máu tươi nhiều có thể gây thiếu máu. Phía người bệnh cảm thấy rất đau đớn, khó chịu vùng hậu môn, việc đi – đứng – nằm – ngồi rất khó khăn; sức khỏe và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Biến chứng của bệnh trĩ nội (dấu hiệu trĩ nội nặng)
Các biến chứng của bệnh trĩ nội (hay chính là các dấu hiệu trĩ nội chuyển biến nặng) dễ gặp ở người bệnh như:
Nhiễm khuẩn búi trĩ
Tổn thương do trĩ nội dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm trong ống hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát cho bệnh nhân, khi thăm khám thấy đau, soi thấy phù nề, sưng, có thể loét trong hậu môn.
Nhiễm khuẩn búi trĩ thường gặp ở các dạng: viêm nhú búi trĩ; viêm khe búi trĩ; viêm rìa hậu môn; viêm toàn búi trĩ.
Sa nghẹt hậu môn
Sa nghẹt hậu môn là tình trạng búi trĩ nội có kích thước lớn chèn vào ống hậu môn gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ hậu môn khiến người bệnh đi đại tiện rất khó khăn; thậm chí không thể đi đại tiện (trong trường hợp nặng). Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây lở loét, viêm, nhiễm khuẩn, thậm chí là hoại tử búi trĩ.
Tắc mạch trĩ
Tắc mạch trĩ xảy ra khi các mạch máu ở lòng búi trĩ bị chèn ép và vỡ, từ đó làm xuất hiện cục máu đông gây tắc mạch máu của búi trĩ. Tắc mạch trĩ có thể gây hoại tử búi trĩ hoặc các vùng quanh hậu môn.
Tuy nhiên, tỉ lệ tắc mạch trĩ xuất hiện ở trĩ nội thấp hơn so với trĩ ngoại.
Hoại tử búi trĩ nội
Hoại tử búi trĩ có nhiều nguyên nhân gây ra như: viêm nhiễm trùng búi trĩ không được chữa trị kịp thời; do bị sa nghẹt hậu môn hoặc tắc mạch trĩ…
Nhưng dù là lý do gì thì hoại tử búi trĩ cũng là một biến chứng nặng của bệnh trĩ. Nếu không được xử lý kịp thời nó có thể bị lây lan gây vùng hoại tử rộng hơn, thậm chí là hoại tử hậu môn
Nứt kẽ hậu môn
Biến chứng này khiến bệnh nhân đau đớn nhiều khi đi đại tiện. Nếu bệnh nhân chỉ có búi trĩ nhỏ nhưng lại đau nhiều khi đi đại tiền thì rất có khả năng có nứt hậu môn kèm theo.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội hình thành chủ yếu do hai nguyên nhân chính là: Do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong và các yếu tố bên ngoài tác động.
Do sự giãn nở quá mức các tĩnh mạch trĩ trong
Trong cấu tạo vùng hậu môn – trực tràng, dây chằng Park nằm giữa các đám rối tĩnh mạch trĩ trong và các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Nó có nhiệm vụ nâng đỡ các tĩnh mạch trong, ngăn cách không cho đám tĩnh mạch trĩ trong và trĩ ngoài nối với nhau.
Do bị viêm, sưng hoặc các yếu tố bên ngoài tác động, dây chằng Park dần bị trùng nhão và thoái hóa. Nó mất dần khả năng chặn đỡ các đám tĩnh mạch trĩ trong. Từ đây làm cho các đám tĩnh mạch trĩ trong giãn nở mất kiểm soát và tạo thành các búi trĩ nội.
Theo thời gian, các búi trĩ nội được máu nuôi dưỡng với kích thước lớn dần và sa lòi ra ngoài hậu môn gây ra bệnh trĩ nội.
Các yếu tố bên ngoài tác động gây trĩ nội
Ngoài sự giãn nở quá mức của đám rối tĩnh mạch trĩ trong, các yếu tố sau đây cũng tác động không nhỏ đến sự hình thành bệnh trĩ:
Táo bón tác động gây ra bệnh trĩ. Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho rằng: táo bón lâu ngày là nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu. Khi bị táo bón, phân khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Nếu thường xuyên bị táo bón và phải rặn nhiều sẽ làm tĩnh mạch vùng trực tràng bị giãn quá mức dẫn đến bị trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.
Bị trĩ do chế độ ăn uống nghèo nàn chất xơ và rau xanh. Trong việc ăn uống hàng ngày, người bệnh không cung cấp đủ chất xơ, rau xanh vào cơ thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể bị táo bón, việc đi đại tiện khó khăn, từ đó tác động gây ra bệnh trĩ.
Bị trĩ do ngồi làm việc nhiều, liên tục. Công việc với đặc thù ngồi liên tục trong thời gian dài, ít vận động như: nhân viên văn phòng, công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp… làm vùng trực tràng – hậu môn chịu áp lớn, liên tục có thể khiến dây chằng Park bị thoái hóa, các tĩnh mạch trĩ trong bị giãn “mở đường” cho bệnh trĩ nội phát triển.
Bị trĩ do thói quen uống ít nước lọc hàng ngày cũng là một tác nhân gây ra bệnh trĩ.
Quá trình mang thai và sinh nở ở phụ nữ gây trĩ. Khi mang thai, trọng lượng thai nhi và túi nước ối đè nén lên vùng xương chậu và vùng trực tràng của các mẹ bầu trong thời gian dài; quá trình rặn sinh em bé là nguyên nhân chính gây trĩ nội ở phụ nữ.
Bị trĩ do thường xuyên uống nhiều các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
Bị trĩ do thói quen đi đại tiện quá lâu, xem điện thoại, ipad… không tập trung đại tiện cũng là nguyên nhân gây ra trĩ nội.
Do bị mắc hội chứng ruột kích thích. Những người mắc hội chứng ruột kích thích thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện mỗi ngày dẫn đến phải đi đại tiện và rặn nhiều, làm tăng áp lực lên gây tăng nguy cơ bệnh trĩ nội.
Cách chữa trị bệnh trĩ nội theo từng cấp độ
Tùy theo từng cấp độ bệnh trĩ nội mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác điều điều trị trĩ nội phù hợp với mức độ trĩ nhẹ – nặng của bệnh nhân. Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh trĩ nội theo từng cấp độ Thuocnamtrieuhoa.vn tổng hợp được. Mời bạn cùng tham khảo:
Cách chữa trị nội cấp độ nhẹ – trĩ độ 1, độ 2
Bệnh trĩ nội có thể chữa được và đạt hiệu quả điều trị dứt điểm cao nhất khi chớm ở giai đoạn khởi phát – trĩ nội cấp độ 1. Trĩ nội độ 2 chữa trị sẽ mất thời gian nhiều hơn trĩ độ 1, tuy nhiên người bệnh vẫn nên chủ động chữa trĩ nội ngay ở giai đoạn trĩ nhẹ – trĩ độ 1 và độ 2 để tránh bệnh trĩ phát triển lên cấp độ trĩ nặng hơn.
Để chữa trĩ nội cấp độ 1, 2 , người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Nam chữa trĩ tại chỗ và kết hợp với một số thuốc Tân dược để làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ.
Một số cây thuốc Nam được dân gian lưu truyền có hiểu trong điều trị bệnh trĩ nội:
- Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
- Chữa trị bệnh trĩ bằng lá trầu không
- Chữa trị bệnh trĩ bằng sung quả
- Chữa trị bệnh trĩ bằng dầu dừa
- Chữa trị bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía
- Chữa trị bệnh trĩ bằng lá ngái
- …
Do cách áp dụng từng cây thuốc Nam vào chữa trĩ là khác nhau nên để xem chi tiết từng cách chữa bệnh trĩ nội bằng cây thuốc Nam mời độc giả tìm hiểu dưới đây:
Một số thành phần thuốc Tân dượccó tác dụng điều trị bệnh trĩ nội:
- Thành phần thuốc chống viêm tại chỗ giúp giảm viêm, giảm ngứa khó chịu cho hậu môn và búi trĩ: hydrocortison 0,25-1%.
- Thành phần thuốc chống kháng sinh tại chỗ: Neomycin, framycetin…
- Thành phần thuốc nhuận tràng giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm tình trạng đi cầu ra máu tươi: thuốc Forlax 10g; Sorbitol 5g; Duphalac 10g/15ml…
- Thành phần thuốc bảo vệ da: giúp giảm kích ứng các mô ở trực tràng – hậu môn, làm giảm ngứa, chống viêm vùng trĩ như: kẽm oxit, lanolin, glycerin…
- Thuốc giảm đau cho vùng hậu môn: lidocain 2-5%, benzocain 5-20%…
- Thành phần thuốc co mạch giúp giảm chảy máu, giảm ngứa và viêm tạm thời cho thương tổn như: phenylephrin HCl 0,25%, ephedrin sulfat 0,1-0,125%…Lưu ý các thuốc này chống chỉ định các bệnh: phì đại tuyến tiền liệt, tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, cường giáp .
Cách điều trị trĩ nội cấp độ 3
Việc chữa trị trĩ nội độ 3 sẽ kéo dài hơn nhiều so với chữa trị nội cấp độ nhẹ bởi lúc này bệnh trĩ đã phát triển nặng, kích thước búi trĩ lớn nên cần nhiều thời gian để làm teo rụng búi trĩ.
Trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật không? Câu trả lời là KHÔNG. Trĩ độ 3 dù là cấp độ bệnh trĩ nặng nhưng vẫn còn hi vọng điều trị bằng thuốc nội khoa nên người bệnh hãy kiên trì dùng thuốc chữa bệnh, không nên vội vã áp dụng phẫu thuật cắt mổ trĩ từ trĩ cấp độ 3.
Để điều trị trĩ nội cấp độ 3 hiệu quả, trước tiên bạn cần đi thăm khám tại các cơ sở Y tế uy tín để biết chính xác mức độ bệnh trĩ và kích thước búi trĩ hiện tại. Dựa vào các kết quả xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn lời khuyên và chỉ định chữa trĩ độ 3 phù hợp với tình trạng của bạn hiện tại. (Tham khảo: Khám bệnh trĩ ở đâu?)
Trong một số trường hợp trĩ nội độ 3 có kích thước búi trĩ lớn, bác sĩ cũng có thể cân nhắc điều trị bằng các thủ thuật xâm lấn tối thiểu như: thắt búi trĩ; tiêm xơ búi trĩ; làm đông máu bằng tia laser hoặc tia hồng ngoại…
Cách chữa trị trĩ nội cấp độ 4 để tránh biến chứng
Ở bệnh trĩ nội cấp độ 4, do bệnh quá nặng nên cách uống thuốc điều trị nội khoa gần như không còn tác dụng. Thông thường, với bệnh nhân trĩ nội độ 4 các bác sĩ có thể cân nhắc đưa ra chỉ định mổ phẫu thuật cắt búi trĩ nhằm giải quyết nhanh chóng búi trĩ độ 4 lòi ra ngoài hậu môn, ngăn ngừa các biến chứng trĩ có thể xảy ra.
Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến hiện nay như:
- Cắt trĩ bằng phương pháp PPH
- Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT
- Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo
- Phẫu thuật cắt trĩ bằng tia Laser
- Cắt trĩ bằng Milligan Morgan
- …
Người bệnh trĩ sau phẫu thuật cắt trĩ vẫn có nguy cơ bị tái phát lại bệnh trĩ do không cân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Bởi vậy, để việc chữa trị bệnh đơn giản hơn và tránh phải cắt mổ trĩ thì chủ động chữa trĩ từ giai đoạn đầu là việc làm rất cần thiết.
Hướng dẫn cách giúp giảm đau búi trĩ tại nhà
Bạn có thể khắc phục bệnh trĩ nội tại nhà bằng các biện pháp dưới đây giúp giảm đau nhẹ, giảm sưng và giảm viêm trĩ búi trĩ:
Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Chất xơ không tan sẽ trương phồng và làm mềm phân, kích thích ruột co bóp và chống táo bón, điều này sẽ giúp bạn tránh được sự căng thẳng có thể làm các triệu chứng từ bệnh trĩ nội trầm trọng thêm. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn từ từ để tránh các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi và tiêu chảy.
Ngâm hậu môn bằng nước ấm thường xuyên. Ngâm vùng hậu môn của bạn trong nước ấm từ 10 đến 15 phút và 2-3 một ngày sẽ giúp dịu các cơn đau do trĩ nội gây ra.
Giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ. Tắm hàng ngày để làm sạch da xung quanh hậu môn của bạn một cách nhẹ nhàng bằng nước ấm. Tránh dùng khăn lau có cồn hoặc nước hoa. Lau vùng hậu môn một cách nhẹ nhàng.
Không nên vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh thường. Loại giấy này vừa thô vừa chứa nhiều hóa chất tẩy trắng dễ làm trầy xước niêm mạc hậu môn và nhiễm trùng khiến bệnh càng trở nên nặng hơn. Tốt nhất khi nên rửa hậu môn bằng nước sạch rồi dùng khăn bông mềm, nhẹ nhàng lau khô vùng hậu môn, và dù có ngứa cũng không được mạnh tay mà cần nhẹ nhàng để tránh cọ xát sát vào búi trĩ gây chảy máu, nhiễm khuẩn.
Chườm lạnh. Đây cũng là cách giúp giảm đau trong điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể đặt một túi nước đá chườm nhiều lần mỗi ngày giúp giảm đau, sưng. Nếu những cách giảm đau nói trên không hiệu quả bạn cần tìm đến gặp bác sĩ.
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến, chiếm khoảng 35 – 50% dân số. Ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh trĩ, đặc biệt là thói quen ngồi quá nhiều, thói quen ăn uống các thực phẩm không có lợi cho tiêu hóa… càng gia tăng số lượng bệnh nhân trĩ trong thời gian gần đây.
Bệnh nhân cần có thái độ chủ động phòng và điều trị từ sớm, không nên để bệnh tiến triển nặng rồi mới điều trị, vừa gây đau đớn cho bản thân lại mất nhiều tiền của, thời gian để trị bệnh.
Tổng kết bệnh trĩ nội là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân cách điều trị:
Như vậy bài viết Thuốc Nam Triệu Hòa chia sẻ trên đây về Bệnh trĩ nội là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân & cách điều trị đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và khách quan hơn từ đó xem bạn cần hỗ trợ như thế nào để có thể khỏe mạnh hơn trong tương lai.
Nếu như ngay lúc này bạn hoặc người thân của bạn có mắc bệnh này thì hãy đừng ngại ngùng điều trị ngay để có thể quay lại cuộc sống bình thường.