Bệnh viện điều trị trĩ tốt nhất Hà Nội – TP Hồ Chí Minh?

Tìm kiếm một bệnh viện để chữa điều trị bệnh trĩ là một nhu cầu thiết yếu của những bệnh nhân bị bệnh trĩ, đến bệnh viện bạn không chỉ được thăm khám điều trị bệnh trĩ mà còn được tư vấn nhiều bệnh liên quan khác.

Đây là bài viết trong loạt bài viết về bệnh trĩ, trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề Bệnh viện chữa trị bệnh trĩ tốt nhất ở đâu?, đây là một vấn đề mà không chỉ một mình bạn mà rất nhiều người quan tâm hiện nay giúp bạn hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh lý.

Bệnh viện điều trị trĩ tốt nhất Hà Nội - TP Hồ Chí Minh?
Bệnh viện điều trị trĩ tốt nhất Hà Nội – TP Hồ Chí Minh?

Đặc biệt sau thời gian dịch bệnh kéo dài, mọi người cần ngồi làm việc tại nhà nhiều hơn, ít di chuyển hơn, nhờ thông tin đẩy đủ về Bệnh viện chữa trị bệnh trĩ tốt nhất ở đâu? mà bạn sẽ biết mình cần phải hỗ trợ như thế nào. ThuocNamTrieuHoa mời bạn theo dõi bài viết này.

Bệnh viện khám chữa trị bệnh trĩ nào tốt nhất? Nên đi khám chữa bệnh trĩ ở đâu? Quy trình khám trĩ như thế nào? Cần chuẩn bị những gì?… là những băn khoăn và lo lắng chung của người mắc trĩ khi muốn tới bệnh viện khám và điều trị bệnh trĩ.

Dưới đây là một số thông tin cho câu hỏi “Bệnh viện khám chữa trị bệnh trĩ tốt nhất ở đâu?” mà Thuocnamtrieuhoa.vn tổng hợp được. Mời bạn cùng tham khảo.

Thế nào là một bệnh viện khám chữa bệnh trĩ đủ tốt?

Tìm hiểu đánh giá một bệnh viện khám chữa bệnh trĩ nói riêng và nhiều loại bệnh thường gặp khác có đủ tốt hay không là cơ sở chính để người bệnh đưa ra quyết định có nên tới bệnh viện đó thăm khám và điều trị bệnh trĩ hay không?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 11 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 theo quy định pháp luật cho phép thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng hình thức Bệnh viện đa khoa khi đảm bảo được các tiêu chí đánh giá sau:

Bệnh viện Bộ Y tế hoặc các cơ quan thẩm quyền cấp phép hoạt động

Một số mục giấy tờ liên quan cần có để khẳng định một bệnh việm khám chữa bệnh đủ uy tín, chất lượng và an toàn:

  • Có giấy phép hoạt động do Bộ Y tế hoặc các cơ quan thẩm quyền cấp.
  • Có người đứng đầu, chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật và trách nhiệm pháp lý đối với bệnh viện.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất hoặc các tài liệu chứng minh cơ sở vật chất.
  • Các danh mục chuyên môn kỹ thuật đề xuất trên danh sách các danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. (Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 và Thông tư số 21/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017).
  • Quy trình hoạt động chung hoặc phương án hoạt động của bệnh viện.

Bệnh viện  đảm bảo các điều kiện cấp phép hoạt động của một bệnh viện

Các điều kiện cần và đủ để một bệnh viên đa khoa hoặc một bệnh viện chuyên khoa được cấp phép đi vào hoạt động chữa trị bệnh:

1.Quy mô

Quy mô tối thiểu là 30 giường bệnh.

2. Cơ sở vật chất

Các khoa khám bệnh, khu khám, phòng khám được xây dựng theo hình thức tập trung, liên hoàn, khép kín giúp thuận tiện cho việc di chuyển thăm khám chữa bệnh .

Một giường bệnh phải đảm bảo diện tích sàn xây dựng tối thiểu 50 m2/giường bệnh; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) tối thiểu là 10 m2.

Chất lượng thăm khám bệnh lâm sàng và cận lâm sàng đạt chuẩn. Thường thể hiện qua các quy trình khám bệnh đầu tiên (khám lâm sàng) và các bước xét nghiệm, chụp, chiếu hình ảnh… (khám cận lâm sàng) nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Hướng triển khai và hướng dẫn điều trị bệnh sau khi đã có kết quả thăm khám.

Luôn nghiên cứu, cập nhật và triển khai các quy trình, phương pháp thăm khám chữa bệnh mới.

Đảm bảo an toàn bức xạ, các quy trình xử lý chất thải Y tế, an toàn phòng cháy chữa cháy.Cơ cấu tổ chức khám chữa bệnh

Cần có ít nhất 02 trong 04 khoa: khoa nội, khoa ngoại, khoa sản, khoa nhi. Trường hợp với bệnh trĩ, bệnh viện thăm khám chữa bệnh trĩ cần phải có 2 phải có 2 khoa: khoa nội chữa trị bệnh trĩ cấp độ nhẹ và khoa ngoại nhằm phẫu thuật cắt trĩ, điều trị nhanh chóng bệnh trĩ cấp độ nặng để tránh biến chứng.

Khu khám bệnh: có nơi tiếp đón và hướng dẫn bệnh nhân; phòng khám bệnh lâm sàng; phòng cấp cứu; phòng tiểu phẫu; phòng hồi sức…

Khu khám cận lâm sàng: có tối thiểu 01 phòng xét nghiệm và 01 phòng chẩn đoán hình ảnh (nội soi, chụp CT…).

Khu Dược: có các vị trí thu tiền, cấp thuốc cho bệnh nhân, kế toán, hành chính…

3. Nhân sự

Số lượng Y, bác sĩ làm việc toàn thời gian đạt tối đa 50% tổng nhân sự.

Đội ngũ Y bác sĩ được đào tạo phát triển kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ứng xử, đạo đức nghề nghiệp.

Xem thêm:  Sự cần thiết của việc thực hiện chế độ kiêng theo hướng dẫn

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án được lưu giữ tối thiểu là 06 tháng.

Bệnh viện điều trị trĩ tốt nhất ở TP. Hà Nội

Bệnh viện điều trị trĩ tốt nhất ở TP. Hà Nội

Chữa trĩ ở bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian làm việc:

  • Từ thứ 2 – thứ 6: 7h00 – 17h00
  • Thứ 7: từ 7h30 – 16h30

Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của rất nhiều bệnh nhân. Người mắc bệnh trĩ có thể đến khám và điều trị trĩ tại khoa tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai. Bạch Mai là bệnh viện thuộc top các bệnh viện tốt, đứng tuyến đầu của thành phố Hà Nội nói riêng cũng như cả nước nói chung.

Khoa tiêu hóa của bệnh viện Bạch Mai là khoa phụ trách và cung cấp dịch vụ khám chữa trĩ cho người bệnh cả nước.

Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108

Địa chỉ: Số 01, phố Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 7:  từ 6h30 – 17h00

Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 được thành lập vào năm 1951 là bệnh viện tuyến Trung ương thuộc Bộ Quốc Phòng.

Với đội ngũ Y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao, các thiết bị cơ sở vật chất luôn được cải tiến, bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 là một trong những bệnh viện chữa trị bệnh trĩ tốt nhất nhì tại miền Bắc.

Ngoài khám chữa trị bệnh trĩ, các bệnh hậu môn – trực tràng, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 còn thăm khám và điều trị nhiều bệnh thuộc khoa nội iết; khoa tiêu hóa, khoa tim mạch, khoa chấn thương chỉnh hình; khoa răng – hàm – mặt…

Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

Địa chỉ: 29, Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội

Thời gian làm việc:

  • Thứ 2 – thứ 6: từ 7h30 – 16h30.
  • Thứ 7: Khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là bệnh viện đầu ngành về Y học Cổ truyền – Trung tâm hợp tác về y học cổ truyền (YHCT) của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam.

Với đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I và các bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điều trị, nghiên cứu, và giảng dạy về YHCT lớn nhất trong cả nước.

Cũng giống như Viện Y Dược Học Dân Tộc (TP.HCM), Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tập trung nghiên cứu các bài thuốc Cổ truyền, bài thuốc Đông y… nhằm điều trị bệnh trĩ.

Bệnh viện Việt Đức

Địa chỉ:  40 phố Tràng Thi, Thành phố Hà Nội.

Thời gian làm việc: Mở cửa cả ngày.

Bệnh viện Việt Đức là một bệnh viện ngoại khoa, là một trong những trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam, gắn với tên tuổi nhà phẫu thuật nổi tiếng Tôn Thất Tùng. Bệnh viện Việt Đức là tuyến cao nhất của ngành Ngoại khoa miền Bắc, Việt Nam. Mỗi năm bệnh viện Việt Đức tiến hành khoảng 28.000 ca phẫu thuật thuộc nhiều chuyên khoa sâu khác nhau.

Bệnh viện điều trị trĩ tốt nhất ở TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện điều trị trĩ tốt nhất ở TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM

Thời gian làm việc:

  • Từ thứ 2 – thứ 6: từ 6h30 – 16h30
  • Ngày thứ 7: từ 6h30 – 12h00.

Tại đầu cầu phía Nam, có lẽ bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh là một trong những bệnh viện chữa trị bệnh trĩ tốt nhất.

Sau khi được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được tư vấn các phương pháp điều trị cụ thể như: dùng thuốc chữa bệnh trĩ; thắt vòng cao su;  khâu triệt tĩnh mạch trĩ; phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Milligan Morgan; phẫu thuật Longo… theo từng mức độ bệnh hiện tại.

Chữa bệnh trĩ tại bệnh viện nhân dân Gia Định

Địa chỉ:  1 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Thời gian làm việc:

  • Từ thứ 2 – thứ 6: từ 6h00 – 16h00
  • Ngày thứ 7, CN: không khám bảo hiểm.

Bệnh viện Nhân dân Gia Định là một trong những bệnh viện đa khoa loại I trực thuộc Sở Y tế TPHCM. Với đội ngũ Y, Bác sĩ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm, bệnh viện có đủ các chuyên khoa lớn, nhiều phân khoa sâu, trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh.

Bệnh viện hiện tại triển khai 2 phương pháp phẫu thuật cắt trĩ chính là: Cắt trĩ bằng phương pháp Longo và mổ trĩ cổ điển. Ngoài ra còn có cách điều trị bằng thuốc Tây y đối với người bệnh trĩ độ nhẹ.

Chữa trị trĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy

Chữa trị trĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy
Chữa trị trĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: Cơ Sở 1 – Bệnh viện tại 215 Hồng Bàng, P. 11, Quận 5, TP. HCM

Thời gian làm việc:

  • Từ thứ 2 – thứ 6: từ 6h00 – 16h00
  • Ngày thứ 7: từ 7h00 – 11h00

Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện đa khoa trung ương phục vụ toàn nhân dân miền Nam. Bệnh viện thăm khám và chữa bệnh với nhiều chuyên khoa khác nhau trong đó có bệnh trĩ.

Bởi là một bệnh lớn tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế, nên người bệnh có thể an tâm khi tới thăm khám và điều trị chuyên khoa Tiêu hóa, Gan mật, Hậu môn trực tràng của bệnh viện Chợ Rẫy.

Điều trị trĩ ở viện Y Dược Học Dân Tộc

Địa chỉ: 273-275 Nguyễn Văn Trỗi, P10, Q.Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc:

  • Từ thứ 2 – thứ 6: 6h30 – 16h30
  • Thứ 7, CN: 7h30 – 16h30

Viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị phụ trách đầu ngành khám bệnh, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền với các bài thuốc vị thuốc Đông y được tinh chế giúp người bệnh dễ dàng sử dụng. Đến thăm khám bệnh trĩ tại Viện Y Dược học dân tộc, người bệnh có thể đến khoa ngoại tổng hợp để thăm khám trĩ.

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc uống kết hợp thuốc bôi là phương pháp Viện Y Dược Học Dân Tộc thường áp dụng. Các bài thuốc chủ yếu là sự kết hợp các vị thuốc Đông y, các vị thuốc Nam hoặc các bài thuốc cổ truyền.

Xem thêm:  Bệnh Đau Lưng Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả An Toàn Nhất Hiện Nay

Chữa trĩ ở bệnh viện Bình Dân

Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ- Phường 4- Quận 3- TP.HCM

Thời gian làm việc:

  • Từ thứ 2- thứ 6: từ 6h00 – 16h00.
  • Thứ 7: 7h00 -11h

Được thành lập từ năm 1954, đến nay bệnh viện Bình Dân đã trở thành bệnh viện lớn tại TP.HCM với đội ngũ Y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao cùng với cơ sở vật chất và các trang thiệt bị hiện đại phục vụ cho việc điều trị. Bệnh viên có hướng điều trị chuyên sâu nhiều loại bệnh lý trong đó có bệnh trĩ.

Bệnh viện Bình Dân áp dụng cả điều trị nội khoa bằng thuốc và điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ như: cắt trĩ bằng phương pháp PPH, phương pháp Longo, tiêm xơ búi trĩ…

Các bước quy trình khám chữa bệnh trĩ như thế nào?

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp ở vùng hậu môn – trực tràng, nguyên nhân gây ra khi các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nở quá mức. Tùy vào mức độ giãn nở và sưng phồng của đám rối trĩ khác nhau mà bệnh trĩ phân ra làm 4 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng.

Dấu hiệu bệnh trĩ thường được biểu hiện qua 3 triệu chứng: đi ngoài ra máu, sa búi trĩ, xuất hiện dịch nhầy và có cảm giác đau khi đi đại tiện. Mỗi mức độ bệnh khác nhau thì triệu chứng bệnh trĩ cũng khác nhau từ mức độ không thường xuyên đến xuất hiện thường xuyên và biến chứng.

Các bước quy trình khám chữa bệnh trĩ như thế nào?
Các bước quy trình khám chữa bệnh trĩ như thế nào?

Việc người bệnh chần chừ và “ái ngại” không muốn đi thăm khám và điều trị trĩ đồng nghĩa với việc “mở đường” giúp bệnh trĩ phát triển và tàn phá sức khỏe của bạn.

Vì vậy, để tránh tình huống xấu xảy ra, người bệnh nên thu xếp thời gian đi khám trĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh trĩ để có hướng điều trị bệnh trĩ từ giai đoạn đầu. Quy trình khám trĩ tại các bệnh viện đầu ngành thường bao gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Bạn cần mua sổ và đóng viện phí

Đây là bước đầu tiên và là bước cơ bản của mọi bệnh viện.

  • Người bệnh đăng ký mua sổ với nhân viên lễ tân của bệnh viện.
  • Người bệnh điền đầy đủ thông tin cá nhân; Nói mong muốn khám chữa bệnh trĩ và hỏi đường tới khu khám chuyên khoa (địa chỉ tùy vào từng bệnh viên).
  • Bệnh nhân đóng viện phí cho nhân viên thu ngân, lấy phiếu số thăm khám và đến phòng khám theo tờ hướng dẫn (thường được kẹp liền với phiếu số).

Bước 2: Tiến hành thăm khám bệnh trĩ

1.Hỏi bệnh

Ban đầu, bệnh nhân sẽ kể lại các triệu chứng bệnh mà mình đang gặp, ví dụ thấy hiện tượng đi ngoài ra máu, mủ, rỉ ướt từ hậu môn, thấy đau rát khó chịu, đau liên tục, đau sau khi đại tiện hoặc thấy một khối u vùng hậu môn. Bác sĩ cũng sẽ hỏi một số thông tin cần thiết như: Bị mắc bệnh lâu chưa? Thấy các triệu chứng bệnh như thế nào? Có tự điều trị tại nhà hay chưa? Có mắc thêm bệnh nào khác không?…

Sau đó tiến hành thăm khám với 2 bước: khám lâm sàng và khám cận lâm sàng.

2. Thăm khám lâm sàng

Người bệnh được phát y phục bệnh nhân và thay để tiện cho quá trình khám trĩ. Phòng khám lâm sàng thường là phòng riêng hoặc có rèm che kín đáo, giường và bàn khám tư thế phụ khoa.

Dụng cụ thăm khám của bác sĩ gồm: gạc, nến parafin, khay quả đậu, nilon

Bệnh nhân lên bàn khám theo tư thế được hướng dẫn:

Nằm trên bàn khám tư thế phụ khoa

  • Với nam giới: thường được chỉ định nằm ngửa, hai chân gấp tối đa, hai bàn tay bệnh nhân cầm hai đầu gối ép hai đùi vào thành bụng.
  • Với nữ giới: thường nằm nghiêng sang một bên, quay lưng về phía bác sĩ và lưng hơi cong lên, đầu hơi gập, chân trái duỗi, chân phải co để bộc lộ vùng hậu môn trực tràng, và giúp cho tâm lý của người bệnh giảm được căng thẳng, cảm thấy thoải mái hơn.

Thăm khám lâm sàng, các bác sĩ chuyên khoa quan sát, có thể sờ, nắn vùng hậu môn để phân loại bệnh trĩ cũng như mức độ bệnh.

Quan sát:

Bác sĩ đứng bên phải bệnh nhân hoặc giữa hai đùi và tiến hành quan sát hậu môn:

Lỗ hậu môn đóng kín là tình trạng bình thường

Nếu hậu môn tổn thương thì có thể gặp các trường hợp sau:

  • Lỗ hậu môn không đóng kín do áp xe Douglas.
  • Có lỗ rò cạnh hậu môn: rò hậu môn.
  • Các búi giãn tĩnh mạch hậu môn: trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp
  • Niêm mạc lỗ hậu môn nứt, phù nề, chảy máu.
  • Niêm mạc trực tràng sa ra ngoài lỗ hậu môn và trực tràng

Khám vùng hậu môn

Bác sĩ khám bằng ngón tay có đeo găng qua lỗ hậu môn

Tình trạng bình thường là khi cơ vùng hậu môn bó chặt lấy ngón tay; niêm mạc hậu môn trực tràng nhẵn, mềm mại có thể chạm ít phân; khi đầu ngón tay của bác sĩ đụng vào thành trực tràng giáp với các túi cùng phúc mạc thì bệnh nhân không đau

Nếu hậu môn tổn thương thì có thể gặp các trường hợp sau:

Cơ vùng hậu môn thắt chặt quá, bệnh nhân có cảm giác: nứt hậu môn, hẹp hậu môn trực tràng.

Cơ vùng hậu môn giãn, không có cảm giác bó lấy ngón tay trong áp xe Douglas, áp xe tuyến tiền liệt.

Sờ trong hậu môn trực tràng có búi giãn tĩnh mạch không có cuống như hạt ngô, nằm dưới niêm mạc, có loét chảy máu hoặc bị chắc lại khi viêm các tĩnh mạch này.

Sờ thấy u bằng đầu ngón tay có cuông: polyp hậu môn.

Sờ thấy u sần sùi không có cuống, chạm vào dễ chảy máu trong ung thư hậu môn trực tràng.

Sờ qua thành trực tràng khối u đè ép thành trực tràng như u tuyến tiền liệt, u ở tiểu khung như u bào thai trẻ em.

Đối với cấp độ trĩ nặng, bác sĩ có thể yêu cầu tiếp tục khám cận lâm sàng để biết chắc chắn tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Xem thêm:  Ashwagandha: Thảo Dược Thần Kỳ Cho Sức Khỏe Tổng Thể - Cải Thiện Chức Năng Não Bộ

3.Thăm khám cận lâm sàng

Khám cận lâm sàng thường là xét nghiệm máu và nội soi hậu môn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh nhân mà các bác sĩ có thể yêu cầu khám cận lâm sàng khác nhau. Người mắc bệnh càng nặng (đồng thời mắc nhiều bệnh cùng lúc) thì càng phải thực hiện nhiều mục khám cận lâm sàng.

Dụng cụ nội soi gồm ống soi hậu môn bằng kim loại, dài 6 cm, đường kính 2-3 cm, đầu vát, có nòng đầu tù.

Các thương tổn được phát hiện thường là trĩ nội, nứt hậu môn, ung thư ống hậu môn và trực tràng,

Qua ống soi bác sĩ cũng có thể làm các thủ thuật như tiêm xơ búi trĩ, thắt búi trĩ, cắt và đốt điện các polyp, sinh thiết các khối u vùng hậu môn trực tràng.

Bước 3: Tư vấn điều trị

Sau khi có kết quả khám trĩ, bác sĩ có hướng tư vấn điều trị cho bệnh nhân. Tùy thuộc mức độ và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp bằng phương pháp nội khoa – sử dụng thuốc hoặc phương pháp ngoại khoa – phẫu thuật cắt trĩ từ gốc.

Để đạt được hiệu quả điều trị cao, người bên nên tuân thủ theo đúng liệu trình do bác sĩ đề ra, không nên tự ý ngưng điều trị giữa chừng, tự ý thay đổi liều lượng thuốc… vì nó có thể khiến cho bệnh khó chữa khỏi hơn, gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị về lâu về dài.

Bước 4: Kết thúc quy trình khám trĩ

Người bệnh được tư vấn một số cách chăm sóc sức khỏe sau khi thực hiện phẫu thuật hoặc sau khi thăm khám để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, hạn chế bệnh tái phát. Người bệnh cũng có thể chủ động hỏi bác sĩ các vấn đề bản thân thắc mắc để có thêm kiến thức điều trị bệnh trĩ và chăm sóc bản thân.

Có nên cắt trĩ hay không?

Trên thực tế, bệnh trĩ có nên cắt hay không cần dựa vào mức độ bệnh trĩ của có nặng hay không để xác định. Bệnh trĩ trình hình thành và phát triển theo 2 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ bệnh trĩ cụ thể:

Ở bệnh trĩ cấp độ 1 và trĩ cấp độ 2: đây là giai đoạn hình thành bệnh trĩ. Các triệu chứng của bệnh xảy ra ở mức độ ít và không thường xuyên, mức độ bệnh còn nhẹ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị tại nhà, các phương pháp dân gian ngâm rửa, xông hơi búi trĩ hoặc dùng các loại thuốc bôi, kem bôi trĩ điều trị tại chỗ thay vì cắt trĩ.

Ở bệnh trĩ giai đoạn nặng – trĩ độ 3 và trĩ độ 4: các triệu chứng bệnh rõ rệt, xảy ra với tuần suất dày làm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh.

Để ngăn chặn bệnh trĩ phát triển nhanh, người bệnh cần đi khám trĩ để các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh trĩ có thể biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh. Trong trường hợp bệnh quá nặng (trĩ độ 4) các phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng, các bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra chỉ định cắt trĩ để người bệnh có thể tìm hiểu và lựa chọn điều trị tiếp hay không?

Cắt trĩ có đau không?

Phẫu thuật cắt trĩ là liệu pháp cuối cùng có thể áp dụng để điều trị bệnh trĩ tận gốc.

Cắt trĩ có đau không?
Cắt trĩ có đau không?

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên phương pháp này chỉ được các bác sĩ chỉ định áp dụng trong trường hợp bệnh trĩ quá nặng, các cách điều trị nội khoa hoàn toàn mất tác dụng. Nhưng vấn đề khiến nhiều người bệnh lo lắng là: cắt trĩ có đau không?

Các phương pháp cắt trĩ cổ điển trước đây sau khi thực hiện có thể gây đau đớn kéo dài, vết thương dễ nhiễm trùng và có thể gây biến chứng sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của Y học hiện đại và các máy móc, kỹ thuật tiên tiến, bệnh nhân mắc trĩ hiện nay được lựa chọn nhiều phương pháp cắt trĩ tiên tiến, cải thiện nhiều nhược điểm của các cách làm cổ điển như: ít đau đớn, người bệnh có thể vận động đi lại và phục hồi trong thời gian ngắn, tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật  và tỉ lệ tái phát bệnh thấp.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân không tránh khỏi một số cơn đau tại vùng hậu môn sau khi tan hết thuốc tê. Đặc biệt là cơn đau ở làn đi ngoài đầu tiên, do vết cắt nằm ngay trên đường lược cạnh hậu môn. Tuy nhiên, các cơn đau sẽ nhanh chóng giảm dần và mất đi trong những ngày tiếp theo.

Những lưu ý khi đi khám trĩ

Người bệnh hãy một số điều dưới đây khi đi thăm khám trĩ để có sự chuẩn bị tốt nhé:

  • Đi khám sớm: Ở các bệnh viện lớn số lượng người đến khám trĩ cũng như các bệnh khác rất đông nên để tránh tình trạng xếp hàng chờ đợi mệt mỏi, người bệnh nên thu xếp thời gian đi sớm để được tư vấn, khám trĩ sớm.
  • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái: Đồ rộng đặc biệt là quần rộng giúp người bệnh dễ vận động, hoặc tiến hành các yêu cầu của bác sĩ trong quá trình khám trĩ.
  • Nên nhịn ăn sáng: Đi khám trĩ, có thể bệnh nhân phải khám cận lâm sàng nội soi hậu môn. Để tránh phải “tháo thụt” nhiều lần người bệnh nên nhịn ăn sáng trước khi đi khám trĩ. Người bệnh có thể ăn ngay sau khi khám xong để cơ thể đỡ mệt.
  • Khi khám trĩ, nói các tiền sử bệnh lý, bệnh lý đang mắc và các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ điều trị kê đơn thuốc và điều trị tránh làm ảnh hưởng đến bệnh khác.
  • Nhiều giáo sư, bác sĩ chuyên khoa có tiếng thường chỉ làm việc một số ngày trong tuần. Vì vậy, nếu muốn được khám với những bác sĩ này, người bệnh nên tìm hiểu trước thông tin về lịch làm việc, thời gian làm việc để thuận tiện sắp xếp kế hoạch đi khám.
  • Người bệnh và người nhà lưu ý tự bảo vệ tài sản cá nhân của mình để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.

Tổng kết Bệnh viện chữa trị bệnh trĩ tốt nhất ở đâu?

Như vậy bài viết Thuốc Nam Triệu Hòa chia sẻ trên đây về Bệnh viện chữa trị bệnh trĩ tốt nhất ở đâu? đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và khách quan hơn từ đó xem bạn cần hỗ trợ như thế nào để có thể khỏe mạnh hơn trong tương lai.

Thêm một chú ý quan trọng khác là trong quá trình tìm kiếm nơi điều trị bệnh trĩ đó chính là khi đi thăm khám cần luôn chú ý đến các vấn đề khác liên quan như an toàn vệ sinh ăn uống ven đường hoặc cần có người thân biết đường đi cùng hoặc nếu có người quen biết trong bệnh viện có thể liên hệ trước nhờ sự trợ giúp phù hợp, chú ý chọn thời gian đến thăm khám, đường đi, ăn ở trọ….!


Mời bạn tham khảo sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tuyệt vời giúp hàng triệu người khỏe mạnh tự tin hơn mỗi ngày: Cao trĩ Triệu Hòa

Giúp người muốn tăng cường sức khỏe cho hệ thống tĩnh mạch trĩ, nhuận tràng. Người hay bị táo bón, đi đại tiện chảy máu tươi, đau rát hậu môn. Người bị trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ tổng hợp, sa búi trĩ..

YouTube video

Bạn vừa đọc xong bài viết: Bệnh viện điều trị trĩ tốt nhất Hà Nội – TP Hồ Chí Minh?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987