Bồ Hòn là cây thuốc gì? Phân biệt công dụng của cây là gì?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Bồ Hòn – Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Bồ Hòn – Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Bồ Hòn có tên khoa học: Sapindus mukorossi Gaertn. Thuộc họ: Sapindaceae (Bồ hòn). Người ta hay có câu “ Ngậm Bồ hòn làm ngọt” ý nói rằng bồ hòn siêu đắng. Thể hiện sự chịu đựng của con người. Nhưng ngày nay Bồ Hòn là một chất giặt tẩy tự nhiên được cả thế giới săn đón và tin tưởng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng chữa bệnh của loài cây này trong bài viết dưới đây.

Bồ Hòn - Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng 5

Tổng quan về Bồ Hòn

  • Tên gọi khác: Bòn hòn, Vô hoạn.
  • Tên cây theo khoa học: Sapindus saponaria L
  • Thuộc họ: Bồ hòn (danh pháp khoa học: Sapindaceae)

Bồ hòn là cây thân gỗ, to, chiều cao trung bình từ 5 – 10m, một số cây có thể phát triển cao đến 13m. Cây rụng lá vào mùa khô, lá mọc so le, dạng kép lông chim, mỗi lá gồm có khoảng 4 – 6 đôi lá chét mọc đối xứng. Phiến lá có gân nổi rõ ở cả hai mặt, mép nguyên, đầu nhọn và gốc hơi lệch.

Hoa mọc thành cụm ở đầu cành, hoa nhỏ và có màu lục nhạt. Quả hình cầu, vỏ ngoài dày, có màu vàng nâu khi chín, bên trong chứa hạt tròn, màu nâu đen. Cây bồ hòn ra hoa vào tháng 7 – 9 và sai quả vào tháng 10 – 12.

Vỏ quả, rễ, lá, hạt và vỏ rễ đều được sử dụng để làm thuốc.

Cây bồ hòn phân bố rải rác ở những vùng á nhiệt đới và nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia và Srilanca. Ở nước ta, loài thực vật này mọc nhiều ở những vùng núi trung du như Tuyên Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Nghệ An, Yên Bái, Phú Thọ,…

Xem thêm:  Cây Sả Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

Thu hái hạt và quả vào mùa thu, dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Lá và rễ có thể thu hái gần như quanh năm.

Nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh nơi có độ ẩm cao và ánh nắng trực tiếp.

Quả bồ hòn chứa nhiều saponin (khoảng 18%), các saponin trong dược liệu đều có dược tính mạnh như Sapindosid A, B, E, E1, C, Y2, X, Y,… Ngoài ra hạt bồ hòn còn chứa 9 – 10% dầu béo.

Xem thêm: Bồ Hoàng Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Vị thuốc bồ hòn

Bồ Hòn - Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng 6
Vị thuốc bồ hòn

Rễ và quả bồ hòn có vị rất đắng, tính mát. Rễ hơi có độc.

Quy vào kinh Tỳ và Phế.

– Theo Đông Y:

  • Quả bồ hòn có tác dụng sát trùng, rễ có tác dụng hóa trệ và tiêu đờm.
  • Chủ trị: Hôi miệng, ho có đờm, sâu răng, cảm mạo, sốt cao, ho suyễn, viêm amidan, viêm khí quản, cổ họng sưng đau, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, trúng độc cá nóc (vỏ rễ), mụn nhọt, ho gà…

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng ra sao? kháng khuẩn: Cao chiết xuất từ quả bồ hòn có tác dụng ức chế các vi khuẩn thường gặp như Staphylococcus pyogenes, Staphylococcus aureus, Staphylococcus viridans, Corynebacterium diphtheriae, Diplococcus pneumoniae,…
  • Tác dụng ra sao? diệt tinh trùng: Cao chiết xuất từ phần trên mặt đất của dược liệu có tác dụng tiêu diệt tinh trùng. Khi tiếp xúc với cao dược liệu, 100% tinh trùng đều bị bất động.
  • Tác dụng ra sao? trị bỏng: Dùng cao lỏng bồ hòn lên vùng da bị bỏng do nhiệt, vôi tôi hoặc do sét đánh nhận thấy vết bỏng nhanh lên da non, không có hiện tượng tụ mủ và nhiễm trùng. Tuy nhiên cao từ dược liệu có thể gây nóng và xót da trong những lần sử dụng đầu tiên.

– Tham khảo thêm một số công dụng khác của bồ hòn:

  • Ngoài ra vỏ cây bò hòn còn được giã nát và lấy nước tắm cho động vật để trị chấy, rận và bọ.
  • Quả bồ hòn còn được dùng thay thế xà phòng để giặt quần áo.
  • Nhân dân Nepal sử dụng vỏ quả bồ hòn tán bột rồi đắp ngoài da để trị nấm da, ghẻ, diệt chấy và trị gàu.
  • Nhân dân Ấn Độ sử dụng vỏ quả bồ hòn trộn với mật ong để điều trị viêm phổi. Mỗi lần dùng 1 viên 2g uống với sữa nóng, ngày dùng 2 lần.
Xem thêm:  Con Bổ Củi Là Con Gì? Có Thành Phần Độc Bất Ngờ? Có Dùng Làm Thuốc Được Không?

Có thể dùng bồ hòn ở dạng sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột dùng ngoài. Liều dùng tham khảo: 3 – 9g/ ngày (quả), 12 – 16g/ ngày (rễ) và 6 – 9g/ ngày (vỏ rễ).

Xem thêm: Cây Mơ Tam Thể Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bài thuốc chữa bệnh từ rễ, hạt và quả bồ hòn

Bồ Hòn - Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng 7
Bài thuốc chữa bệnh từ rễ, hạt và quả bồ hòn

1. Bài thuốc điều trị viêm amidan, viêm họng gây nuốt đau, ho và ứ đờm

  • Bài thuốc 1: Vỏ quả bồ hòn đồ chín. Đem phơi khô, tán bột mịn, sau đó dùng một ít bột thổi vào họng.
  • Bài thuốc 2: Dùng vỏ quả bồ hòn đem rửa sạch, phơi khô và nhai trực tiếp, nuốt lấy nước. Hoặc dùng vỏ quả sắc lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

2. Bài thuốc trị chứng lỵ, tiểu buốt, tiểu ra máu và tiểu nhiều lần

  • Chuẩn bị: Vỏ quả bồ hòn.
  • Thực hiện: Sắc uống, chia nước sắc thành nhiều lần uống trong ngày.

3. Bài thuốc trị chứng sốt cao, khó thở và ho do cảm mạo

  • Chuẩn bị: Rễ bồ hòn.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

4. Bài thuốc trị ho gà

  • Chuẩn bị: Lá bồ hòn.
  • Thực hiện: Đem sắc uống cho đến khi khỏi bệnh.

5. Bài thuốc trị chứng hắc lào, ghẻ lở

  • Chuẩn bị: Vỏ quả bồ hòn phơi khô và dầu lạc.
  • Thực hiện: Đem nấu dược liệu trong dầu lạc, sau đó thêm bột diêm sinh và hạt củ đậu tán mịn vào. Dùng thuốc thoa lên vùng da cần điều trị nhiều lần trong ngày.

6. Bài thuốc trị đau nhức răng, hôi miệng, sâu răng

  • Chuẩn bị: Hạt bồ hòn.
  • Thực hiện: Giã nát, thêm nước sạch vào và vắt lấy nước. Dùng dịch vắt súc miệng, thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm dần.

7. Bài thuốc trị hắc lào

  • Chuẩn bị: Củ riềng già 10g và vỏ quả bồ hòn 20g.
  • Thực hiện: Tán nhỏ, đem ngâm với cồn 90 độ 20ml. Sau đó dùng cồn thoa lên vùng da cần điều trị.

8. Bài thuốc phòng ngừa đĩa cắn

  • Chuẩn bị: Quả bồ hòn.
  • Thực hiện: Chế thành dầu và thoa lên chân, bắp đùi trước khi lội xuống ruộng, ao hồ.

9. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm xoang

  • Chuẩn bị: Rễ bồ hòn, mẫu kinh, lá cây sanh và cây bạc đầu mỗi vị 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 500ml nước còn lại một nửa. Chắt lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày.

10. Bài thuốc trị ghẻ và lở loét ngoài da

  • Chuẩn bị: Quả bồ hòn, hạt máu chó và hạt củ đậu.
  • Thực hiện: Giã nát, nấu với dầu vừng và để nguội. Dùng thuốc thoa lên vùng lở loét đều đặn.
Xem thêm:  Cây Bần có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?
Bồ Hòn - Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng 8
Lưu ý, thận trọng khi sử dụng bồ hòn

Khi dùng bồ hòn, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn không nên dùng dạng thuốc mỡ bồ hòn để trị bỏng vì trên thực tế, vết thương bỏng có thể có nhiều mủ hơn.

Chưa thấy có tài liệu nói về độc tính của bồ hòn nhưng cần lưu ý tránh để nước bồ hòn rơi trực tiếp vào mắt sẽ gây kích ứng, đỏ mắt. Nếu thấy có triệu chứng như phát ban, đỏ da hoặc ngứa ngáy bất kỳ trên da hoặc tóc thì ngưng ngay lập tức vì có thể cơ địa bị dị ứng với saponin trong quả bồ hòn.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng bồ hòn với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Xem thêm: Cà Dại Hoa Tím Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Mức độ an toàn của dược liệu bồ hòn

Phụ nữ đang có thai những tháng đầu cũng được khuyến cáo không nên dùng nhiều bồ hòn.

Tương tác có thể xảy ra với bồ hòn

Bồ hòn có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi muốn dùng dược liệu này.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Bồ Hòn do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Bồ Hòn là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Bồ Hòn – Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Bồ Hòn – Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Bồ Hòn – Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Bạn vừa đọc xong bài viết: Bồ Hòn là cây thuốc gì? Phân biệt công dụng của cây là gì?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Sách cây thuốc người Dao Ba Vì

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

ZALO HN
ZALO HCM
HCM: 0385.034.610
HN: 0981.025.987