Cà Độc Dược có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cà Độc Dược – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dugnj, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cà Độc Dược – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dugnj được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cà Độc Dược đã được Bộ Y tế xếp loại thuốc độc bảng A. Tuy nhiên, hiện nay, Cà độc dược được sử dụng rộng rãi mà không phải ai cũng hiểu rõ về loài cây này. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay!

Cà Độc Dược - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dugnj 7

Tổng quan về Cà Độc Dược

+ Tên gọi khác: Mạn đà la

+ Tên cây theo khoa học: Datura metel

+ Thuộc họ: Cà (Solanaceae)

+ Đặc điểm sinh thái của cà độc dược

Là loại cây thân thảo, sống hằng năm với phần gốc của thân cây hóa thân gỗ. Cây cao khoảng 1 – 2 m. Thân và cành non có màu tím hay xanh lục, có sẹo lá và nhiều lông mịn. Lá cây mọc so le với phiến lá nguyên có hình trứng nhọn. Cả hai mặt lá đều có lông. Hoa có hình giống hoa loa kèn, mọc đứng và mọc đơn ở kẽ lá. Cánh hoa có màu trắng, đài hoa có màu xanh và phía trên có 5 răng. Quả có hình cầu, màu xanh và có gai. Khi chín, quả nở thành 4 mảnh. Hạt có màu nâu vàng và nhăn nheo.

+ Phân loại

Cà độc dược ở nước ta chia thành 3 loại chính như:

  • Cà độc dược hoa trắng, thân và cành xanh
  • Cà độc dược hoa đốm tím, thân và cành xanh
  • Loại thứ ba là lai giữa hai loại trên

+ Cây phân bố ở đâu?

Cây có nguồn gốc ở Peru và Mexico. Sau đó, chúng du nhập vào Việt Nam và mọc nhiều ở các tỉnh như Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp,…

+ Bộ phận sử dụng chủ yếu, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận sử dụng chủ yếu: Lá và hoa
  • Thu hái: Lá cây, đặc biệt là lá bánh tẻ thường được hái vào lúc cây sắp hoặc đang ra hoa. Còn đối với hoa thường hái vào mùa thu
  • Chế biến: Sau thu hoạch, hoa và lá được đem sấy hoặc phơi nhẹ
  • Cách bảo quản thế nào?: Nơi khô thoáng, tránh ẩm

+ Các thành phần hóa học của cây

Cà độc dược chứa nhiều ancaloid. Cụ thể, lá chứa 0,10 – 0,50%, quả chứa 0,12%, rễ 0,10 – 0,20% và hoa chứa 0,25 – 0,60%. Ngoài ra còn có các thành phần khác như norhyosyamin, vitamin C, atropin, scopolaminn, hyoscyamin.

Xem thêm: Cây Lá Móng Tay là cây gì? có đặc điểm nhận dạng tác dụng ra sao?

Vị thuốc

Cà Độc Dược - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dugnj 8
Vị thuốc

+ Tính vị thế nào?

Tính ôn, vị cay và có độc

+ Tác dụng ra sao? dược lý

Theo Đông y, cà độc dược có tác dụng giảm ho, ngừa suyễn, chống co giật, chống đau và trị phong thấp đau nhức. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đau bụng, say xe, Parkinson, ho gà, hen phế quản và đổ mồ hôi quá nhiều.

Xem thêm:  Đậu đỏ – Những công dụng đối với sức khỏe và cách dùng hiệu quả

Về mặt lâm sàng, cà độc dược còn dùng như vị thuốc chống trĩ và giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chữa đau khớp hoặc đau dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng trong thạch cao để điều trị chứng rối loạn hành vị và rối loạn tâm thần.

+ Cách dùng và liều lượng

  • Cách dùng: Thường dùng dưới dạng sắc
  • Liều lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề khác mà liều lượng dùng ở mỗi người không giống nhau

+ Tác dụng ra sao? phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Khô miệng
  • Sốt
  • Bí tiểu
  • Đổ mồ hôi
  • Co thắt
  • Da khô đỏ
  • Nhịp tim nhanh
  • Ảo giác
  • Co giật
  • Hôn mê
  • Đổ mồ hôi
  • Thị lực mờ

Ngoài các triệu chứng nêu trên, thuốc có thể gây nhiều phản ứng phụ khác nhau. Do đó, nếu gặp phải bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi dùng cà độc dược, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

Xem thêm: Cây Bông Gòn có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Bài thuốc chữa bệnh từ cà độc dược theo kinh nghiệm dân gian

Cà Độc Dược - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dugnj 9
Bài thuốc chữa bệnh từ cà độc dược theo kinh nghiệm dân gian

+ Điều trị đau nhức xương khớp

Sử dụng cành, lá, hoa và rễ cây cà độc dược đem rửa sạch, phơi khô và ngâm với rượu. Sau 10 ngày ngâm, dùng rượu thoa đề lên vùng xương khớp bị đau nhức. Kiên trì sử dụng một khoảng thời gian ngắn giúp giảm đau.

+ Trị đau thần kinh tọa

Sử dụng một nắm lá cà độc dược đem hơ nóng trên lửa rồi đắp vào vùng bị đau nhức. Mỗi ngày đắp 1 lần, kiên trì trong 1 tuần cơn đau do thần kinh tọa gây ra sẽ được đẩy lùi.

+ Chữa hen suyễn và ho

Dùng lá cà độc dược đem rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Sau đó cho vào giấy và cuộn lại như điếu thuốc lá rồi hút. Mỗi ngày chỉ hút khoảng 1 gram. Lưu ý, nên dừng hút ngay nếu có triệu chứng bị ngộ độc.

+ Trị mụn nhọt gây sưng đau

Sử dụng lá cà độc dược ngâm rượu và đắp lên nốt mụn, giúp giảm sưng và đau.

+ Điều trị nôn mửa

Dùng lá cà độc dược tươi đem rửa sạch và ngâm rượu. Mỗi ngày uống khoảng 15 giọt, giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

+ Chữa viêm xoang

Sử dụng 3 – 4 lá cà độc dược đem rửa sạch, thái nhỏ và cho vào lon sữa trống, đậy kín. Sau đó cho lon sữa lên bếp và đun dưới lửa nhỏ cho khói bay lên. Tiếp đó, dùng giấy cuốn thành hình phễu, đầu to đưa vào nơi khói bốc lên và đầu nhỏ đặt lên mũi. Hít bằng mũi và thở ra bằng miệng trong vòng 3 – 6 phút. Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày, sau 1 tháng sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Xem thêm: Cà Na có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?

Những ai không nên dùng cà độc dược?

Cà Độc Dược - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dugnj 10
Những ai không nên dùng cà độc dược?

Cà độc dược chứa chất độc nên không an toàn đối với những đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Một số nghiên cứu chứng minh, dùng cà độc dược không an toàn trong thời kỳ mang thai. Chất độc của thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, các hoạt chất chứa trong thảo mộc tự nhiên này có thể làm giảm sản xuất sữa, đồng thời đi vào sữa gây hại đối với trẻ.
  • Bệnh nhân bị suy tim: Không nên dùng thuốc bởi chúng làm tăng nhịp tim khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn
  • Người bị táo bón
  • Bệnh nhân mắc hội chứng Down
  • Người bệnh bị sốt, loét dạ dày hoặc trào ngược thự quản
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, tắc nghẽn đường tiêu hóa
  • Người bị huyết áp cao hoặc rối loạn tâm thần
  • Bệnh nhân mắc chứng khó đi tiểu, viêm đại tràng kết loét hoặc tăng nhãn áp góc hẹp
Xem thêm:  Cây Nam Sâm có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?

Xem thêm: An Tức Hương có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Cà độc dược tương tác với những thuốc nào?

Sử dụng chung cà độc dược với các loại thuốc, thảo dược khác có thể làm giảm tác dụng điều trị và tăng phản ứng phụ. Do đó, người bệnh không nên dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, không nên dùng thảo dược này chung với thuốc kháng cholinergic như scopolamine và atropine. Bởi tương tác thuốc có thể gây nên các phản ứng phụ như

  • Huyết áp thấp
  • Nhịp tim nhanh
  • Da khô
  • Chóng mặt

Lưu ý khi sử dụng cà độc dược

Cà Độc Dược - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dugnj 11
Lưu ý khi sử dụng cà độc dược

Khi sử dụng cà độc dược làm thuốc điều trị, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:

  • Những bệnh nhân có tiền sử dụng ứng với cà độc dược tốt nhất không nên sử dụng thuốc chữa bệnh
  • Không dùng thuốc ở những đối tượng có cơ địa quá mẫn cảm với thành phần hoạt chất chứa trong cà độc dược
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy bất kỳ biểu hiện khác thường nên ngưng dùng và đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra
  • Cà độc dược được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý mua và sử dụng khi chưa có hướng dẫn từ thầy thuốc
  • Khi bị ngộ độc cà độc dược (Atropin) nên ngưng dùng thuốc và nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách dùng nước chè đặc để gây nôn và rửa dạ dày. Sau đó, cho bệnh nhân nằm ở nơi yên tĩnh và giữ ấm cơ thể. Trong trường hợp ngộ độc nhẹ, người bệnh còn tỉnh táo hoặc sau khi cấp cứu qua cơn nguy hiểm, người nhà có thể dùng 200 gram kim ngân hoa, 400 gram vỏ đậu xanh, 10 gram cam thảo, 100 gram liên kiều đem sắc chung với 3 bát thuốc. Sau khi thuốc cạn còn 1 bát, cho người bệnh uống từng ngụm nhỏ để giải độc. Còn nếu bệnh nhân bị ngộ độc nặng nên chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Xem thêm: An Tức Hương có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Kỹ thuật trồng

Trộn đều phân và đất, lót xuống hố trước khi trồng cây. Trồng cây con ngập từ rễ đến sát lá gốc, ấn nhẹ xung quanh cho chặt và tưới nước quanh gốc. Tưới nước giữ ẩm cho cây sau khi trồng 2 – 3 ngày cho đến khi cây hồi xanh.

Chăm sóc

Xới xáo phá váng kết hợp với làm cỏ và bón phân cho cây. Đặc biệt giai đoạn đầu khi cây mới trồng thường xuyên làm sạch cỏ dại kết hợp với vun gốc cho cây.

Cà độc dược là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì thế thường xuyên cung cấp đủ nước cho cây. Nếu thời tiết quá khô hạn, đặc biệt sau mỗi lần bón phân hoặc thu hoạch, có thể tưới phun hoặc tưới ngấm.

Vào thời điểm mùa mưa thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu bệnh hại và tháo nước cho ruộng trồng, tránh để bị ngập úng cục bộ dễ làm cây bị thối rễ và chết.

Cà Độc Dược - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dugnj 12
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cà Độc Dược

Bón phân

Sau mỗi lần thu hoạch hoặc làm cỏ kết hợp với bón phân cho cây, bón cho từng cây và bón xung quanh cách gốc 5 – 7cm. Sau khi bón nên lấp đất và cung cấp nước cho ruộng trồng hoặc có thể bón trước hoặc sau khi thời tiết có mưa.

Xem thêm:  Bài thuốc từ cây quanh vườn chữa bệnh ngoài da, đẹp da, bổ máu, chữa bệnh tổ đỉa

Ngoài ra có thể bón bổ sung phân bón lá qua để tăng cường ra lá và hoa cho cây. Sử dụng phân bón lá ĐT 502 và ĐT 702 hoặc các loại phân bón lá khác trên thị trường.

Phòng trừ sâu bệnh

Cà độc dược có thể bị một số loại sâu, bệnh sau phá  hoại: Rệp bông  (Planococcus sp.)

Đặc điểm gây hại: rệp bông gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá non, chồi non, chùm hoa, cuống quả, quả  non , gốc cây. Trên thân mình chúng thường có một lớp sáp màu trắng trông giống như những sợi bông  không thấm nước. Rệp bông gây hại bằng cách chích hút nhựa cây làm cho vàng và rụng lá, hỏng hoa, rụng quả,làm cho cây còi cọc dẫn đến khô cả cây nếu bị nặng. Rệp bông sống tập trung thành đàn, gây hại hầu như quanh năm, nhất là các tháng mùa khô.

Xem thêm: Cây Tỏi Độc là cây gì? Đặc điểm nhận dạng và tác dụng của loại cây này

Biện pháp phòng trừ:

Tăng cường vệ sinh vườn cây như cắt tỉa hết các cành sâu bệnh, cành tăm, cành vô hiệu trong tán, cành sát mặt đất làm cho vườn cây thông thoáng, dọn sạch cỏ rác, lá cây mụơi quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến,hạn chế môi trường sinh sống, lan truyền của rệp bông.

Có thể dùng các loại thuốc sau đây: dầu khoáng (VD: citrole 96, 3EC,vicol 80 CE); hoạt chất Buprofezin, Acetamiprid. Phun ướt đều trên cây, phun đều cách nhau 7- 10 ngày để diệt rệp tiếp lứa non mới nở.

Các loại sâu hại lá ( bao gồm sâu xanh, sâu cuấn lá): gây hại không nhiều. Nếu mật độ sâu ít, có thể bắt sâu bằng tay. Mật độ sâu cao có thể sử dụng các loại thuốc phun trừ sau: hoạt chất Abamectin ( VD: catex 1.8 EC, 3.6 EC, Shephatin 50EC), chế phẩm BT ( là sản phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringienis)…

Bệnh thối rễ

Đặc điểm gây hại : triệu chứng điển hình là cây còi cọc, kém phát triển, cây bị thối, gốc thân có mầu nâu đen, bệnh nặng toàn cây bị héo rũ và chết. Bệnh phát sinh gây hại trong điều kiện ẩm ướt, đặc biệt sau các đợt mưa lớn, trên các vùng đất thoát nước kém. Bệnh thường bị nặng ở những ruộng trồng cà độc dược liên tục trong nhiều  năm.

Biện pháp phòng trừ

Chọn ruộng thoát nước tốt, cần lên luống cao đối với những chân ruộng thoát nước kém. Có thể dùng phân gà hoai bón ít nhất 2 tuần trước khi trồng để tiêu diệt mầm bệnh Pythium có trong đất.

Khi bệnh chớm suất hiện, có thể dùng thuốc trừ nấm có hoạt chất Metalaxyl, phosphorous acid. Tưới hoặc phun sát phần gốc cây theo nồng độ và liều lượng khuyến cáo trên bào bì.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cà Độc Dược do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả.Cà Độc Dược là vị thuốc quý với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cà Độc Dược – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dugnj:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cà Độc Dược – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dugnj. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cà Độc Dược – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dugnj, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cà Độc Dược có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987