Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây chó đẻ răng cưa – Những công dụng chữa bệnh của cây chó đẻ có thể bạn chưa biết ?, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.
Bài viết Cây chó đẻ răng cưa – Những công dụng chữa bệnh của cây chó đẻ có thể bạn chưa biết ? được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.
Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây
Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây diệp hạ châu, cây cau trời. Trong Hán Việt gọi là trân châu thảo hay diệp hậu châu, tên khoa học là Phyllanthus urinaria L. Là một loại cây thuộc họ Phyllanthaceae. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những công dụng chữa bệnh của cây chó đẻ qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Giải độc gan, điều trị viêm gan siêu vi B
Cây thuốc có khả năng làm hạ men gan, tăng cường chức năng gan và ức chế sự phát triển của virus. Bảo vệ gan bắt đầu từ những chất chống oxy hoá có tính năng ức chế quá trình viêm gan phát triển.
Điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa
Trẻ em hay bị mụn nhọt độc vào mùa hè. Nếu như không điều trị có thể gây ra nhiễm trùng và sốt cho trẻ em. Bạn có thể sử dụng cây thuốc để giúp điều trị mụn nhọt. Cách làm rất đơn giản. Bạn hãy rửa sạch diệp hạ châu rồi giã nhuyễn với một ít muối. Sau đó chế nước sôi để nguội, thêm 1 chút đường để dễ uống. Sử dụng phần bã cây thuốc đắp vào vùng da bị mụn.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi mật
Những bí thuật điều trị bệnh của những vị pháp sư người da đỏ ở vùng rừng già Amazon được bật mí rằng, diệp hạ châu là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc bài trừ sạn thận, sạn mật. Dược liệu có tác dụng tiêu đinh, lợi tiểu có nghĩa là gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành những tinh thể calcium oxalate cũng như làm giảm kích thước những viên sỏi đã hình thành.
Ngoài ra, diệp hạ châu có nhiều công dụng khác như kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị một số bệnh đường hô hấp.
Cây chó đẻ răng cưa giúp trị khỏi sốt rét
Bạn chuẩn bị bài thuốc như sau: 10 gram lá thường xuân, 8 gram cây diệp hạ châu, 10 gram lá mãng cầu, 4 gram dây cóc, 4 gram hạt cau, và 4 gram ô mai. Tất cả nguyên liệu trên đem đi sắc cùng với nửa lít nước rồi chia làm 3 lần để uống trong ngày. Uống cho tới khi cơn sốt rét của bạn biến mất là được.
Điều trị xơ gan cổ chướng ở người
Bạn chuẩn bị khoảng 1 lạng lá cây diệp hạ châu, sử dụng lá đó để pha nước uống chia làm 3 lần mỗi ngày. Bạn có thể cho thêm đường vào cho dễ uống, uống liên tục trong vòng 1 đến 2 tháng để giảm bớt triệu chứng của bệnh.
Xem thêm:Cây Bồng Bồng có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?
Chữa suy gan do nhiễm độc, sán lá, lỵ
Sử dụng khoảng 20g cây chó đẻ, đắng hoặc ngọt đều được, 20g cam thảo đất. Sau đó mang tất cả đi xao khô và sắc nước uống, uống trong nhiều ngày.
Điều trị bệnh chàm mãn tính
Lấy khoảng một nắm cây chó đẻ, sau đó vò nát cây. Đắp phần vò nát vào vùng bị chàm, làm như vậy liên tục trong vòng nhiều ngày sẽ khỏi.
Đặc điểm
Cây chó đẻ răng cưa thân xanh, còn gọi là diệp hạ châu đắng (Phyllantus. amarus Schum. et Thonn.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây thuộc thảo, cao khoảng 40 cm, ít phân cành, màu lục. Lá mọc so le, xếp hai dãy đều trên cành trông như một lá kép lông chim. Hoa đơn tính, mọc ở kẽ lá, không có cánh hoa, màu lục nhạt.
Hoa đực có cuống ngắn xếp ở dưới hoa cái. Quả nang hình cầu nhẵn, hơi dẹt, chia thành 3 mảnh vỏ. Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để lấy nguyên liệu làm thuốc.
Sau khi thu hái, rửa sạch đất cát, phơi khô, cắt đoạn 3 – 5 cm, vi sao.
Cây phân bố ở đâu?
Cây chó đẻ thường mọc hoang vùng đồng bằng, trên bờ ruộng, bên bờ đường, các khu đất bỏ hoang. Cây có nhiều tại Việt Nam cùng một số nước khác như Trung Quốc, Lào, Thái Lan…Hiện nay người dân thường trồng cây chó đẻ để làm thuốc chữa bệnh.
Loại cây này có tên là chó đẻ răng cưa là vì người ta thường thấy chó sau khi đẻ thường ăn loại cây này. Mặt khác loại cây này có lá giống hình răng cưa nên mới có tên như vậy.
Thành phần
Trong Đông Y, cây chó đẻ là một loại thảo dược có vị đắng, ngọt, mát. Trong cây chứa các chất rất tốt cho sức khỏe như: lavonoit, alkaloid phyllanthin và các hợp chất khác như : phulteralin, nirathin, tamin,… Ngoài những hợp chất tốt cho sức khỏe thì cây chó đẻ còn có chứa một số độc tố gây hại đến cơ thể con người nếu sử dụng quá nhiều.
Phân loại
Cây chó đẻ thân xanh (diệp hạ châu đắng)
Diệp hạ châu đắng trong khoa học gọi là Phyllanthus niruri. Cây có lá màu xanh nhạt, thường ngắn và mỏng hơn bình thường, thân cây ngắn và ít phân nhánh. Cây khi nhai có vị đắng. Cây chó đẻ thân xanh là loại có công dụng mạnh nhất trong 3 loại và được sử dụng nhiều nhất.
Cây chó đẻ răng cưa xanh đậm
Cây chó đẻ xanh đậm có tên khoa học là Phyllanthus SP. Cây có màu xanh đậm, thân cây to, có các nhánh mọc rời rạc, có chóp nhọn và loại này không thể dùng làm thuốc.
Xem thêm:Cây Gai Cua là cây thuốc gì? Có đặc điểm, công dụng sử dụng ra sao?
Cây chó đẻ răng cưa thân đỏ (diệp hạ châu ngọt)
Tên cây theo khoa học gọi là Phyllanthus urinaria. Là loại cây có thân màu hanh đỏ, có màu đỏ đậm ở phía thân dưới, có lá dày hơn các loại thân xanh. Khi nhai có vị ngọt, nhưng vì có dược tính không mạnh nên cũng không được sử dùng làm thuốc nhiều.
Cách trồng cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ là loại cây dễ sống và dễ chăm sóc. Lấy hạt của cây, sau đó gieo hạt xuống đất, hoặc có thể dùng cây con để trồng. Đây là loại cây ưa nắng ấm, thích hợp trồng ở nơi nhiều nắng, thoáng có nhiệt độ khoảng 20 – 35 độ. Chờ đến khi cây lớn, khoảng ¾ cây có hoa và quả là có thể thu hoạch được. Khi thu hoạch thì cắt cả cây, chỉ để lại khoảng 20cm gốc để các mầm có thể mọc tiếp.
Cách trồng cây chó đẻ răng cưa
Cách trồng. Cây chó đẻ răng cưa được trồng bằng hạt, khi 3/4 số cây có hoa quả là thời điểm thu hoạch tốt nhất. Tiến hành cắt cả cây, để chừa lại 20cm gốc để các mầm ngủ nhanh tái sinh.
Bộ phận sử dụng diệp hạ châu: Bao gồm lá, cành, hạt
Cách chế biến cây chó đẻ răng cưa. Đem cây đã thu hoạch về phơi khô, khi phơi lót 1 tấm lót mỏng bên dưới để tránh làm mất hạt, qua vài nắng, bẻ thử thấy cành khô giòn là được. Tách lấy hạt làm giống hoặc làm dược liệu, lá và cành dùng để làm thuốc.
Cách chế biến cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ thường dùng lá, cành, hạt để làm thuốc. Đem cây về, sau đó phơi khô, phơi đến khi bẻ cành cảm thấy khô giòn là có thể dùng được. Tách vỏ lấy hạt để trồng tiếp hoặc làm dược liệu từ hạt, còn cành và lá để làm thuốc uống.
Cách sử dụng Diệp hạ châu hiệu quả
Diệp hạ châu có mùi thơm nhẹ, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, an thần vô cùng hiệu quả. Quý khách hàng có thể sử dụng theo cách đun sắc hoặc hãm trà đều được. Dược liệu Thái Sơn giới thiệu tới bạn đọc 2 cách sử dụng thông thường mà hữu hiệu:
Cách pha trà:
Bước 1: Dùng một nhúm diệp hạ châu ( 10g) khô cho 150 ml nước
Bước 2: Tráng trà, dùng nước sôi đổ 1 chút vào đảm bảo nước tưới qua 1 lượt trà lắc đều ấm rồi đổ nước này đi.
Bước 3: Cho nước sôi ấm pha trà theo tỉ lệ pha, đợi 5-7 phút cho nước ngấm vào trà. Thưởng thức khi trà còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn.
Cách nấu trà:
Nếu như bạn không có thói quen nhâm nhi ly trà vào mỗi sáng thì cũng có thể sử dụng để nấu nước uống thay nước hàng ngày.
Mỗi ngày lấy khoảng 50-80g phơi khô đem nấu với 1.5 lít nước uống.
Nếu như bạn không bị bệnh thì không nên sử dụng cây chó đẻ
Nếu như bạn không mắc các bệnh liên quan đến gan và thận, có một cơ thể khỏe mạnh thì không được sử dụng các bài thuốc hay uống nước từ cây chó đẻ. Nếu bạn sử dụng sẽ gây ra ngộ độc cho cơ thể và gây hại lên gan và thận của bạn. Sử dụng cây chó đẻ đúng cách để tránh gây hại cho cơ thể
Xem thêm:Kim Ngân Hoa là cây gì? Tác dụng ra sao?có thể trồng tại nhà được không?
Đối tượng sử dụng
– Những người mắc các bệnh về gan như gan, sỏi thận, mụn nhọt, mẩn ngứa thì nên sử dụng loại cây này để chữa trị. Khi sử dụng những bài thuốc có chứa thành phần là cây chó đẻ cần tham khảo và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ uy tín để có thể sử dụng an toàn và hiệu quả.
– Những người mắc bệnh huyết áp thấp: Nếu những người bị chứng huyết áp thấp sử dụng cây chó đẻ sẽ bị nôn mửa, chóng mặt, ngất…
– Trẻ em không nên sử dụng các bài thuốc từ loại cây này, bởi trong cây có chứa độc tố, cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện để có thể chống lại những loại độc tố này.
– Phụ nữ có thai: Tuyệt đối không được uống nước từ cây chó đẻ khi có thai bởi vì sẽ gây ra sảy thai, cực kỳ nguy hiểm.
– Người tỳ vị hư hàn với biểu hiện lạnh bụng. Thường xuyên đầy bụng khó tiêu, sợ lạnh đại tiện lỏng nát. Những người như vậy không nên dùng diệp hạ châu vì vị thuốc này có tính mát dễ làm nặng thêm tình trạng tiêu hóa không tốt của người bệnh.
– Nhiều người thắc mắc có nên uống diệp hạ châu hàng ngày không? Theo ý kiến của các bác sỹ Đông y, người khỏe mạnh, không có bệnh lý gan mật không nên dùng chó đẻ răng cưa thường xuyên. Bởi sẽ làm tăng gánh nặng đào thải cho gan, mật và thận.
– Phụ nữ có thai không được dùng chó đẻ răng cưa. Diệp hạ châu có tác dụng gây co mạch máu và tử cung dễ gây trụy thai.
– Cũng không nên uống một mình diệp hạ châu. Cần phối hợp diệp hạ châu với các vị thuốc khác. Diệp hạ châu có tác dụng phụ gây giảm hồng cầu, hạ huyết áp và tăng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch.
Như vậy, ThuocNamTrieuHoa.vn đã cung cấp một số thông tin về cây chó đẻ răng cưa và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây. Tuy nhiên tác dụng của các bài thuốc điều chế từ cây chó đẻ thuộc vào cơ thể của mỗi người. Bạn không nên sử dụng tùy ý mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bạn nhé!
Xem thêm:Cây Tắc Kè Đá là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng
Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:
Tổng kết về Cây chó đẻ răng cưa – Những công dụng chữa bệnh của cây chó đẻ có thể bạn chưa biết ?:
Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây chó đẻ răng cưa – Những công dụng chữa bệnh của cây chó đẻ có thể bạn chưa biết ?. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.
Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài viết Cây chó đẻ răng cưa – Những công dụng chữa bệnh của cây chó đẻ có thể bạn chưa biết ?, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.
Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.
Xem thêm:Cây Bèo Đất có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?