Cây Cứt Lợn Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

Bạn đang tìm kiếm thông tin hữu ích về Cây Cứt Lợn, đây chính là nơi bạn cần đến. Trong chuyên mục vườn thuốc quanh nhà hôm nay Thuốc Nam Triệu Hòa mời bạn tìm hiểu thêm một loại cây mới đóng góp vào kho kiến thức cây thuốc y học cổ truyền.

Bài viết Cây Cứt Lợn được nhóm biên tập viên tìm kiếm lọc từ những nơi uy tín được xác minh bởi các thầy thuốc, lương y, bác sĩ nên bạn đọc có thể yên tâm nguồn gốc cây thuốc này.

Ngoài ra một nguồn uy tín bạn có thể tham khảo về là từ bách khoa toàn tư, hãy tìm thêm về cây thuốc này tại đây

Cây Cứt Lợn còn có tên gọi khác là cây cỏ hôi, hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây bù xích, thắng hồng kế hay cỏ cứt heo. Tên cây theo khoa học là Ageratum conyzoides L. Đây là một loài thực vật thân thảo và thuộc họ Cúc, thường mọc dại tại nhiều nơi của nước ra. Hoa có kích thước nhỏ, nhiều màu, mùi hắc và không thơm. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dược liệu này qua bài viết dưới đây để sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Cây Cứt Lợn - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 6

Tổng quan về Cây Cứt Lợn

  • Tên gọi khác: Cỏ hôi, cây hoa cứt lợn, cây bù xít, thắng hồng kế, cỏ cứt heo, nhờ hất bồ, bù xích, cỏ thối địt, cây hoa ngũ sắc
  • Tên gọi khoa học: Ageratum conzoides L.
  • Thuộc họ: Cúc – Asteraceae

Những đặc điểm thực vật của cây

  • Thân: Cây cứt lợn còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cỏ hôi – một loại thực vật nhỏ có thân mềm, mọc thẳng, chiều cao trung bình của cây khoảng 25 – 50 cm. Thân màu xanh hoặc tím, bên ngoài bao phủ một lớp lông ngắn màu trắng.
  • Lá cứt lợn: Hình trứng, mọc đối xứng, có cuống ngắn, một đầu ngọn, kích thước mỗi lá tầm 2 – 6 cm ( chiều dài ) và 1- 3 cm ( bề ngang ). Hai bên mép lá có hình răng cưa tròn. Mặt trên và dưới lá đều có lông. Lá màu xanh nhưng mặt dưới nhạt hơn. Vò lá đưa lên mũi ngửi thấy có mùi rất hắc.
  • Hoa: Mọc thành chùm ở đầu ngọn, màu tím, trắng hay tím xanh. Mỗi bông được tạo thành bởi nhiều cánh nhỏ li ti. Dựa vào màu sắc của hoa mà dân gian chia thảo dược này thành 2 loại gồm cây hoa cứt lợn trắng và cây hoa cứt lợn tím.
  • Quả: Cây hoa cứt lợn cho quả bế, màu đen, có 3 – 5 sống dọc

YouTube video

Cây phân bố ở đâu?

Cây cứt lợn có thể thích nghi được với mọi loại đất nên có thể mọc hoang ở khắp nơi. Từ các khu đất trống, bên vệ đường, bờ ruộng hay trong vườn nhà đều có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này.

Bộ phận sử dụng chủ yếu

Trừ rễ ra thì tất cả các bột phận còn lại của cây đều có tác dụng trị bệnh

Thu hái – Sơ chế

Cây cỏ hôi mọc quanh năm nên có thể thu hái bất cứ lúc nào. Những cây trưởng thành được nhổ về, cắt bỏ rễ và loại bỏ những lá sâu bệnh, héo úa. Tiếp đó, dược liệu được rửa đi rửa lại qua nhiều lần nước để loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Có thể dùng tươi hoặc khô.

Nếu dùng tươi, cần ngâm với nước muối pha loãng để khử trùng. Trường hợp dùng khô, băm nhỏ cây hoa cứt lợn thành những khúc ngắn cỡ 2 – 3 cm trước khi đem phơi hoặc sấy khô.

Xem thêm:  Bài thuốc hay bạn nên biết từ cây xuyên tâm liên - hành củ - cây trinh nữ hoàng cung

Cách bảo quản thế nào?

Với dược liệu tươi, bạn nên dùng ngay để giữ được trọn vẹn dược tính có trong cỏ hôi. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì phải để thật ráo nước, cho vào túi ni lông rồi đục vài lỗ nhỏ. Tuy nhiên làm như vậy cũng chỉ tích trữ được thuốc từ 2 – 3 ngày.

Khi bảo quản cứt lợn khô, bạn chỉ cần tránh để nơi ẩm ướt là được.

Các thành phần hóa học của cây

  • Tinh dầu
  • Saponin
  • Caryophllen
  • Ancoloid
  • Demetoxygeratocromen
  • Cadinne
  • Acid fumaric,
  • Phenol
  • Quercetin
  • Cumarins
  • Resins
  • Tanins
  • Kaempferol
  • Charomones
  • Acid cafeic

Xem thêm:Cây Ba gạc là cây gì? Giúp chữa bệnh gì không?

Vị thuốc cứt lợn

Cây Cứt Lợn - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 7
Vị thuốc cứt lợn

Tính vị thế nào?

Cứt lợn tính mát, vị cay, đắng nhẹ

Quy kinh

Cứt lợn có khả năng tác động tới 2 kinh gồm:

  • Kinh Thủ thái âm Phế
  • Kinh Thủ quyết âm Tâm bào

Cây cứt lợn có tác dụng gì?

– Theo y học cổ truyền:

Đông y cho rằng cây cỏ cứt lợn có tác dụng giải nhiệt, tiêu sỏi, thải độc, giảm sưng, chống chảy máu. Chủ trị các chứng bệnh sau:

  • Mụn nhọt
  • Viêm họng
  • Rong huyết, băng huyết sau sinh
  • Sỏi đường tiết niệu
  • Viêm mũi xoang
  • Đau nhức xương khớp, phong thấp…

– Theo y học hiện đại:

  • Cây cứt lợn thể hiện rõ đặc tính kháng viêm, tiêu sưng
  • Năm 2012, một công bố được đăng tải trên tạp chí African Health Sciences cho biết: Thử nghiệm chiết xuất từ cây cứt lợn trên chuột bị bệnh đái tháo đường, các nhà khoa học nhận thấy lượng đường huyết của chúng đã giảm xuống 39,1%.
  • Với hàm lượng magie cao, chiết xuất cỏ hôi cũng rất có ích trong việc ngăn ngừa và chống lại các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ.
  • Cây hoa cứt lợn cũng giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào nhờ chứa hàm lượng chất xơ và protein dồi dào.
  • Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Pathog Glod Health vào năm 2014 chiết xuất từ cứt lợn có thể ức chế hoạt động và tiêu diệt ký sinh trùng Trypomastigote và gây độc tính lên các nhóm ký sinh trùng khác là Leishmania, Leishmania
  • Ngoài ra, thành phần etanol trong cứt lợn còn có khả năng làm se bề mặt các vết lở loét ở ngực phụ nữ cho con bú do dòi gây ra. Tỷ lệ lành bệnh lên đến 92,7%.

 Cách dùng và liều lượng

– Liều lượng khi dùng theo đường uống: 15 – 30g cứt lợn khô ( tương đương 30 – 60g tươi )

– Hình thức sử dụng:

  • Sắc uống
  • Giã nát, lọc nước cốt uống hoặc bôi ngoài da
  • Nấu nước xông
  • Đốt cháy để hun khói

Độc tính như thế nào

Nghiên cứu đã xác định được lượng độc tố cấp LD-50 khi dùng cây cứt lợn theo đường uống với liều lượng 82g/kg.

Xem thêm:Bại Tương Thảo Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bài thuốc chữa bệnh có cây cứt lợn

Cây Cứt Lợn - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 8
Bài thuốc chữa bệnh có cây cứt lợn

1. Trị gàu, giảm ngứa da đầu, làm tóc suôn mượt

  • Lấy 200g cây tươi đem nấu chung với 20g quả bồ kết nướng
  • Dùng nước này gội đầu 3 lần trong tuần

2. Điều trị bệnh viêm họng

  • Kết hợp cây cứt lợn và kim ngân hoa ( mỗi vị 20g), cam thảo đất (16g), lá giẻ quạt (6g)
  • Sắc một thang thuốc lấy 300ml nước chia 2 lần uống hết trong ngày.

3. Trị cảm mạo gây sốt ( theo Quảng Tây trung thảo dược)

  • Chuẩn bị 60g cây cỏ hôi tươi
  • Sắc nước chia 3 – 4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh
Xem thêm:  Tiêu Lốp Là Gì? Cây Hay Quả? Có Tác Dụng Làm Thuốc Gì Không

4. Chữa rong huyết ở phụ nữ sau sinh

  • Chuẩn bị 30 – 50g cây cứt lợn tươi
  • Rửa sạch dược liệu, ngâm với nước muối pha loãng để tiệt trùng
  • Giã nát, lọc lấy nước cốt uống làm 3 lần trong ngày
  • Dùng thuốc trong 3 – 4 ngày liền để điều hòa kinh nguyệt, chấm rứt hiện tượng rong kinh sau sinh.

5. Điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng

  • Cách 1: Lấy lá cứt lợn giã nát rồi dùng bông gòn thấm nước nhét vào bên lỗ mũi bị bệnh
  • Cách 2: Dùng 15 – 30g cành và lá khô của cây hoa cứt lợn sắc với 1/2 lít nước lấy 200ml. Khi thuốc còn đang bốc hơi mạnh, lấy xông mũi cho đến khi nguội thì chia 2 lần uống.
  • Cách 3: Chuẩn bị thang thuốc gồm có các thành phần 30g cây cứt lợn, 12g thương nhĩ tử (ké đầu ngựa), 20g kim ngân hoa và 16g cam thảo đất. Sắc lấy nước chia làm 3 lần uống. Dùng mỗi ngày 1 thang để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang từ bên trong.
  • Cách 4: Kết hợp 100g cây hoa cứt lợn với 10g lá chanh và 50g long não. Tất cả các vị trên dùng ở dạng tươi, đem sắc với 300ml cho cạn còn 100ml. Dùng xông mũi ngày 3 lần trong 10 ngày liên tục.

6. Chữa mụn nhọt độc gây sưng đau

  • Chuẩn bị 1 nắm cây cứt lợn ( dùng cả thân, lá, hoa ), rửa sạch với nước muối, cắt nhỏ
  • Trôn dược liệu chung với cơm nguội và 1 thìa muối, giã nát
  • Dùng làm thuốc đắp trực tiếp lên khu vực có nhọt độc
  • Băng gạc cố định lại, thay thuốc mỗi ngày 2 lần

7. Chữa đau nhức, sưng tấy do sái khớp, giãn gân ( theo Phúc Kiến dân gian thảo dược)

  • Cây cứt lợn đem rửa sạch, phơi khô
  • Khi sử dụng lấy một nắm đốt cháy, đưa chỗ đau lại gần để hun khói

8. Điều trị xuất huyết do ngoại thương

  • Dùng 1 nắm cây hoa cứt lợn, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối
  • Giã nát đắp lên khu vực bị tổn thương ngày 2 lần

9. Trị cảm mạo, sốt rét ( theo Văn Sơn trung thảo dược )

  • Chuẩn bị cành và lá cây cỏ hôi khoảng 15 – 20g
  • Sắc kỹ lấy nước đặc chia uống 2 lần trong ngày

Xem thêm:Cây Lưỡi Bò Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

10. Điều trị bệnh ở yết hầu

– Cách 1:

  • Dùng 30 – 60g lá của cây cứt lợn, giã nát
  • Thêm vào 1 cốc nước đun sôi để nguội, khuấy đều, lọc lấy nước cốt
  • Số thuốc thu được chia làm 3 lần sử dụng. Khi uống pha thêm chút đường phèn cho vừa đủ ngọt

– Cách 2:

  • Hái lá cây hoa cứt lợn số lượng lớn, đem rửa sạch
  • Phơi hoặc sấy khô thuốc rồi tán thành bột mịn
  • Mỗi ngày 3 lần lấy một ít bột thuốc ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ cho trôi xuống cổ họng.

11. Chữa mụn nhọt có mủ nhưng chưa vỡ ( theo Quảng Tây trung thảo dược )

  • Chuẩn bị: 1 nắm cứt lợn, 1 ít đường đỏ
  • Cả hai cho vào cối giã chung, đắp vào nơi bị mụn nhọt

12. Điều trị chứng “ngư khẩu tiện độc” ( sưng hạch bên trái hoặc bên phải do bị giang mai )

  • Kết hợp 100 – 120g lá cây cỏ hôi và 15g trà bính
  • Giã nát tất cả rồi đem sao nóng đắp vào khu vực bị bệnh
  • Kiên trì áp dụng theo bài thuốc này đều đặn hàng ngày để mau thấy kết quả.

13. Điều trị bệnh viêm miệng áp tơ (nga khẩu sang ), mụn đinh nhọt sưng đau và tấy đỏ

  • Hái 10 – 15g cành và lá cây cứt lợn
  • Rửa qua vài lần nước cho sạch hết đất cát, bụi bẩn
  • Sắc lấy 500ml nước chia uống vài lần trong ngày cho hết
Xem thêm:  Bạch Cập là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng

14. Chữa đau nhức xương khớp, phong thấp, gãy xương ( sau khi đã được băng cố định )

  • Hái 1 nắm cây hoa cứt lợn tươi rửa cho thật sạch sẽ, để ráo nước
  • Giã nát, đắp vào khu vực bị đau nhức

15. Điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu

  • Dùng cây cỏ cứt lợn và mã đề ( mỗi vị 20g ), bạch nhĩ thảo ( 16g ), râu ngô ( 12g, xa tiền (20g), cam thảo đất (16g).
  • Sắc mỗi ngày 1 thang uống làm 2 – 3 lần. Kết hợp uống nhiều nước để dễ dào loại bỏ viên sỏi ra ngoài
Cây Cứt Lợn - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 9
Điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu

16. Chữa viêm nhiễm ở đường hô hấp

  • Thành phần của bài thuốc gồm 16g bạch nhĩ thảo, 20g cỏ cứt lợn, 12g lá bồng bồng
  • Đem thuốc sắc với 500ml nước đến khi cạn còn 1/3
  • Chia 2 lần uống. Dùng khi còn ấm sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn

17. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư dạ dày

  • Dùng thang thuốc gồm 20g cây hoa cứt lợn, 30g cây cỏ mực, 30g kim nữu khấu, 30g bạch đầu ông, 15ml nước sắc cây ma phong.
  • Các vị thuốc rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt
  • Trộn thêm nước cây ma phong vào chia uống sau bữa ăn sáng và tối

18. Chữa băng huyết, chảy máu không ngừng ở phụ nữ sau sinh

  • Dùng 30 – 50 g cây hoa cứt lợn trắng hoặc tím, rửa và ngâm nước muối cho đảm bảo sạch khuẩn
  • Xay lấy nước uống trong 3 – 4 ngày liền để cầm máu

Xem thêm:Cây khiếm thực là cây gì? Có giúp bạn điều trị bệnh sinh lý?

19. Điều trị bệnh chàm da ( eczema ), chốc đầu

  • Hái 1 nắm cỏ hôi tươi đem nấu với1000ml nước
  • Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp
  • Chờ cho nước nguội lấy rửa vùng da bị tổn thương
  • Lặp lại theo cách tương tự mỗi ngày 2 lần

20. Điều trị viêm tai

  • Hái 1 nắm lá cứt lợn tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt
  • Dùng tăm bông thấm nước cứt lợn nhẹ nhàng ngoái vào bên tai bị viêm.

Lưu ý khi sử dụng cây hoa cứt lợn

Cây Cứt Lợn - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 10
Lưu ý khi sử dụng cây hoa cứt lợn
  • Không dùng cho các trường hợp bị dị ứng với thành phần của cây cứt lợn
  • Dùng dược liệu đúng liều lượng, không nên nấu uống hàng ngày thay thế hoàn toàn cho nước lọc trong thời gian dài.
  • Tránh nhầm lẫn giữa cây cứt lợn với cỏ lào hoặc cây ngũ sắc bởi chúng có tên gọi gần giống nhau.

Những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Cứt Lợn do ThuocNamTrieuHoa.vn đã tìm kiếm, biên tập theo đúng thông tin xác minh nhất đến quý độc giả. Cây Cứt Lợn là vị thuốc với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe mọi người, bạn có thể trồng hoặc nhân giống nếu có điều kiện.

Xem thêm video 70 cây thuốc quý Việt Nam – Bộ Y Tế:

YouTube video

Tổng kết về Cây Cứt Lợn:

Như vậy bài viết trên đây của nhóm biên tập ThuocNamTrieuHoa.vn vừa giúp bạn có thêm thông tin hay và hữu ích về Cây Cứt Lợn. Hãy chía sẻ bài viết nếu bạn thấy nó có thể giúp ích ai đó.

Tuy nhiên một điều quan trọng trước khi tiến hàng bất kỳ hoạt động nào liên quan đến sức khỏe hoặc sử dụng thông tin từ bài  viết Cây Cứt Lợn, bạn cần tham khảo người có chuyên môn được xác minh trước khi tiến hành.

Ngoài ra mời bạn tham khảo những sản phẩm thảo dược của Lương Y Triệu Thị Hòa đã hỗ trợ điều trị bệnh cho hàng triệu người khắp mọi miền đất nước, có thể bạn sẽ tìm thấy điều giá trị giúp bạn.

Xem thêm:Bèo Cái Có làm thuốc được không? Đặc điểm của cây là gì? Cách trồng ra sao?

Bạn vừa đọc xong bài viết: Cây Cứt Lợn Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987