Chia sẻ bài thuốc chữa bệnh từ cây bồng bồng – cây bán hạ nam – cốt khí củ

Chào bạn chúng ta lại gặp nhau trong bài viết này, đây là bài viết nằm trong chuyên mục những cây thuốc quanh khu vườn quanh gia đình, Thuốc Nam Triệu Hòa.vn xin chia sẻ về bài thuốc chữa bệnh từ cây bồng bồng – cây bán hạ nam – cốt khí củ bao gồm những thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về bài thuốc chữa bệnh từ cây bồng bồng – cây bán hạ nam – cốt khí củ.

Ngoài ra còn có những cách sử dụng tuyệt vời cho loại cây thuốc hay – kỳ diệu này.

Khi chúng ta có những kiến thức hữu ích và có có tính xác thực từ những đơn vị uy tín thì bạn có thể sử dụng những loại cây thuốc xung quanh nhà để hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe dễ dàng hơn.

Bởi vì đây tất cả là những cây thuốc bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm xung quanh khu vườn nhà mình.

Bình thường chúng ta luôn luôn thấy những cây này nhưng chúng ta không biết đây là một cây có thể hỗ trợ cho bạn về vấn đề sức khỏe rất tốt. Không để bạn đợi lâu, bây giờ mời bạn đọc tiếp bài viết để hiểu rõ về bài thuốc chữa bệnh từ cây bồng bồng – cây bán hạ nam – cốt khí củ.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bồng bồng

Điều trị ho: Cam thảo đất 16g, rau khúc 30g, lá bồng bồng 20g. Sau khi rửa sạch thì cho vào nồi nấu với 600ml nước. Đun còn 1/3 thì lấy nước đấy chia làm 2 lần để uống trong ngày. Dùng đến khi bệnh đỡ.

Chữa trị bệnh hen suyễn: 12g lá bồng bồng, 12g lá cỏ sữa to cùng với 20g lá dâu. Những vị thuốc cho vào ấm, đổ thêm 1 thăng nước đun trên lửa nhỏ đến lúc còn phân nửa. Chia đều cho 3 lần uống khi nước thuốc còn ấm nóng, dùng mỗi ngày 1 thang.

Chữa viêm đường hô hấp: 12g lá bồng bồng, 16g cam thảo đất cùng với 20g cây cứt lợn. Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào ấm sắc chung với nửa lít nước trong khoảng 20 phút. Chia đều lượng thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Chỉ sử dụng đúng 1 thang mỗi ngày.

Chữa đau răng: 1 ít nhựa từ cây bồng bồng. Bôi trực tiếp lên vị trí răng đau nhức sẽ giúp giảm sưng đau và giảm viêm vô cùng nhanh.

Trị những bệnh phế quản: 7 – 10 lá bồng bồng. Cho dược liệu vào nồi nấu trên lửa nhỏ với 1 lít nước. Thu lấy 500ml và chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Sử dụng duy trì 1 thang/ngày đến khi bệnh hết hẳn.

Diệt chấy: Nhựa cây bồng bồng cùng dầu dừa với lượng bằng nhau. Cho 2 nguyên liệu trên vào nồi rồi đun nóng trên lửa nhỏ cho tan vào nhau. Chờ thuốc ấm rồi thoa lên tóc và ủ trong khoảng 1 giờ. Như vậy gội lại đầu với nước sạch.

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng những bài thuốc từ cây bồng bồng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong thời kỳ cho bé bú, trẻ em dưới 1 tuổi.

Xem thêm: Xem ngay bài thuốc dân gian từ cây cam thảo đất – cây sâm bố chính – cây bách bộ

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bán hạ nam

Bán hạ nam có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp.

Trị các chứng ho, nhiều đờm (hàn), ho lâu ngày: Gây nôn lợm, bán hạ nam 12g, trần bì, bạch phục linh, mỗi vị 10g, cam thảo 8g, dưới dạng thuốc sắc.

Xem thêm:  Cây xạ đen là cây gì? Công dụng ra sao? Trồng và chăm sóc thế nào?

Trị chứng ho, nhiều đờm, thượng vị trướng tức, nôn mửa: Bán hạ nam, trần bì, bạch phục linh, mỗi vị 250g, cam thảo 75g. Đem 4 vị thuốc trên tán mịn, trộn với dịch sinh khương làm hoàn, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 9 – 15g.

Trị chứng ho đờm, hoặc sốt kèm theo ho, miệng khát khó thở: Bán hạ nam 6g, ma hoàng, tô tử, đình lịch tử, mỗi vị 8g, xạ can, hạnh nhân, mỗi vị 10g, sinh khương 4g, thạch cao 20g, đại táo 12g. Sắc uống ngày một thang.

Trị chứng ho, khó thở, hen suyễn lâu ngày: Bán hạ nam, tô tử, hạnh nhân, mỗi vị 8g, trần bì, bạch linh, cam thảo, mỗi vị 10g. Sắc uống, ngày một thang.

Trị chứng hen suyễn lâu ngày, da xanh xao, thiếu máu: Bán hạ nam 8g, trần bì, phục linh, cam thảo, mỗi vị 10g, đương quy, thục địa, mỗi vị 12g, dạng thuốc sắc, ngày một thang.

Trị chứng buồn nôn, đầy trướng bụng: Sử dụng bán hạ nam, cam thảo, bạch linh và trần bì, mỗi vị 12g sắc chung với 12g sinh khương. Hoặc cũng có thể dùng 40g bán hạ nam, 32g phèn chi và 28g chỉ xác. Sắc mỗi ngày 1 thang.

Trị tâm hồi hộp, đờm hàn, ho, chứng khó ngủ: Bán hạ nam 8g sắc với trúc nhựa 8g, bạch linh, trần bì và cam thảo, mỗi vị 10 gram

Trị rắn cắn, ong đốt: Rửa sạch củ bán hạ nam, gọt vỏ, giã nát và đắp lên chỗ bị ong đốt. Đối với trường hợp rắn cắn, đầu tiên cần loại bỏ hết chất độc rồi đắp củ bạn hạ nam đã giã nát lên. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần theo dõi, tránh trường hợp chất độc còn sót lại gây nguy hại đến tính mạng.

Trị trẻ nhỏ tiêu chảy, nôn mửa do tỳ vị hư hàn: Bán hạ ngâm rửa 7 lần, Trần thương mễ, mỗi thứ 4g, gừng sống 10 lát, sắc uống nóng.

Trị trẻ nhỏ hay mửa ra đàm, ho phát sốt, ăn vào nôn ra: Bán hạ (ngâm rửa) 280g, đinh hương 4g. Lấy bán hạ trộn với nước, bọc đinh hương, rồi lấy miến làm bánh bao ngoài, đem nướng cho chín, xong chỉ lấy bán hạ và đinh hương trộn với gừng làm viên, to bằng hạt mè. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước trần bì.

Trị các loại đau nhức ở đầu: Bán hạ tán nhỏ, 1 chút bách thảo sương, lấy giấy cuốn thuốc vào đốt xông khói vào mũi, trong miệng phải ngậm nước. Khi có đờm dãi ra thì súc miệng ngậm nước khác.

Cách chế biến và dùng bán hạ nam

Khi dùng cần chế biến thật kỹ để loại đi các chất gây tê, gây ngứa. Có thể đem bán hạ nam ngâm vào nước sạch 15 ngày, mỗi ngày đều quấy đảo và thay nước 1 lần. Vớt ra, rửa sạch, để ráo nước rồi ngâm tiếp vào hỗn dịch gồm gừng tươi giã nhỏ đã trộn với vôi tôi và phèn chua dạng dung dịch. Ngâm tiếp 10 ngày. Vớt ra rửa sạch, rồi ngâm tiếp 1 tuần lễ nữa với nước sạch. Vớt ra, phơi khô, rồi sao với trấu tới khi toàn bộ bên ngoài có màu vàng chanh.

Xem thêm: Cây Quế Chi – Những bài thuốc chưa bệnh thần kỳ từ cây quế chi có thể bạn chưa biết

Lưu ý:

Phụ nữ có thai, chứng táo nhiệt, không được dùng.

Xem thêm:  Cây Trắc Bách Diệp có đặc điểm và tác dụng gì với sức khỏe con người?

Khi bị trúng độc bán hạ: Ngoài việc theo các nguyên tắc cấp cứu nhiễm độc thuốc, có thể dùng 1 – 2% tannic acid rửa bao tử, cho uống lòng trắng trứng gà, giấm loãng hoặc nước chè (trà) đậm. Cũng có thể dùng giấm loãng 30 – 60ml gia ít nước gừng uống hoặc ngậm nuốt từ từ. Cũng có thể dùng gừng tươi gia đường sắc uống. Kết hợp các phương pháp cấp cứu triệu chứng. Nhưng tốt nhất vẫn nên đến bệnh viện và tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ./.

Bài thuốc dân gian từ cốt khí củ

>Bài thuốc dân gian từ cốt khí củ

Chữa đau nhức xương do phong thấp: Cốt khí củ 12g, đơn gối hạc 12g, cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, binh lang 6g. Các vị sao vàng hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày, ngày 1 thang. Dùng liền10 ngày.

Chữa va đậm bầm tím bên ngoài: Cốt khí củ 20g, lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, hoà thêm 20ml rượu, chia làm 2 lần uống trong ngày để giảm đau, tan huyết ứ.

Hỗ trợ trị viêm gan siêu vi thể vàng da: Cốt khí củ 20g, lá liễu tươi 30g, địa cam thảo tươi 30g, sắc uống ngày 1 thang, uống liền trong 10-15 ngày.

Hỗ trợ điều trị xơ gan: Cốt khí củ 20g, đan sâm 15g, hồng hoa 3g, chỉ sát 10, trạch tả 15g, trư linh 30g, trần bỡ 6g, sơn tra 15g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống trong vòng 1 tuần.

Cách chữa sưng vú: Cốt khí củ 12g, rễ cây lá lốt 10g, hạt muồng 12g, rễ bồ công anh 10g, bạch truật 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa phong thấp, viêm khớp, đau chân: Củ cốt khí 15g, cây bìm bìm 10g, cây gối hạc 15g, mộc thông 10g. Sắc tất cả dược liệu với 4 bát nước, sắc cạn còn 2 bát chia 2 lần uống trong ngày. Chúng ta có thể sử dụng các vị trên ngâm rượu uống cũng có tác dụng tương tự. Ngoài công dụng của cốt khí củ giúp chữa đau nhức xương thì vị thuốc này còn có tác dụng ngăn ngừa về giãn cơ, giãn xương như chân tay sưng tấy đỏ.

Chữa chấn thương, tụ máu bầm chân tay: Cốt khí củ khoảng 30 gam, với cây bìm bìm, cây gối hạc mỗi loại 20 gam, mộc thông. Sắc với khoảng 2 lít nước. Đun thuốc cho đến khi cạn còn 1 lít thì chia làm 2 lần uống sáng chiều.

Chữa đau bụng do ứ huyết: Củ cốt khí 10 gam, lá móng 10 gam. Sắc chung với một chút rượu trong khoảng 15 phút rồi chia làm 2 lần uống. Thuốc sẽ có tác dụng rõ rệt ngay sau 2,3 ngày uống thuốc.

Hạ huyết áp, ổn định huyết áp: Củ cốt khí với trục diệp, lá tre, gừng tươi, thổ phục linh, mỗi loại 5g để dùng. Sắc chung với một ít nước để dùng hàng ngày. Bài thuốc này thích hợp cho những người có huyết áp lên xuống không ổn định, lượng đường huyết trong cơ thể thay đổi thất thường. Cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đầu óc choáng váng, đứng không vững, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ….

Trị viêm gan do thấp nhiệt: Bán chi liên 20g, hồng táo 20g, cốt khí củ 20g, phục linh 10g, nhân trần 20g, đan sâm 20g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, hy thiêm 20g, kim tiền thảo 20g, hoạt thạch 10g, hoắc hương 6g, cam thảo 6g, đại hoàng 5g. Sắc với lượng nước vừa đủ, uống nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.

Xem thêm:  Cây Bông Gòn có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Chữa bỏng lửa và bỏng nước: Củ cốt khí và dầu lạc. Đem rán củ cốt khí trong dầu lạc, sau đó để nguội và lấy dầu thoa lên vết bỏng. Kiên trì sử dụng hàng ngày cho đến khi vết bỏng mờ dần và da lành hẳn.

Chữa bầm máu do té ngã: Củ cốt khí, hồng hoa, một dược, củ cốt khí và nhũ hương, gia giảm liều theo từng trường hợp bệnh. Đem sắc các vị với nước trong khoảng 15 phút và chia dùng hết trong ngày.

Chữa rắn độc và ung nhọt: Dược liệu gồm có bồ công anh, cốt khí củ, liên kiều và kim ngân hoa. Dùng các dược liệu tươi đem rửa sạch, để ráo nước và giã nát rồi đắp lên da.

Trị viêm họng gây ho: Hoàng cầm tỳ bà diệp, cốt khí củ và ngân hoa. Sắc tất cả dược liệu và uống hàng ngày, dùng trong nhiều ngày cho đến khi khỏi.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ: Cốt khí củ, lá lốt, cỏ xước, dây đau xương mỗi loại 15g. Sắc với 1 lít nước, khi nào nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp, chắt lấy nước thuốc và chia uống 2 lần trong ngày.

Xem thêm: Cây Nhân Sâm có đặc điểm gì dễ nhận ra? Tác dụng trong làm thuốc của cây?

Lưu ý:

Cây cốt khí có tác dụng hoạt huyết mạnh nên không dùng cho phụ nữ mang thai. Sử dụng có thể tăng co bóp tử cung và gây sảy thai, sinh non.

Mặc dù cốt khí củ có tác dụng tốt cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh hay sưng vú,… Song, vì tính dược liệu trong dược liệu dễ khiến cơ thể mẫn cảm, khó khăn trong việc mang thai khi quá lạm dụng.

Tránh dùng đồng thời với các loại thuốc chống đông máu và thuốc co mạch, không dùng cho người bị rong kinh.

Hạn chế không sử dụng vị thuốc này cho trẻ dưới 13 tuổi, vì cây có thể gây đột biến, biến đổi mà chúng ta không thể lường trước được.

Khi dùng dược liệu phải sao kỹ để giảm bớt anthranoid, nếu dùng sống dễ bị đi ngoài phân lỏng.

Nên sử dụng thuốc sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút, uống thuốc khi nóng.Tuy nhiên nên tốt nhất là uống lúc thuốc còn nóng. Không dùng thuốc đã để qua đêm vì các vi sinh vật lên men có thể gây đầy bụng, đau bụng.

Khi đang dùng thuốc nên kiêng ăn một số loại thực phẩm như đồ cay, rau muống, đồ tanh, đỗ xanh, rượu, bia và các chất kích thích làm mất tác dụng của thuốc hoặc phản tác dụng./.

Như vậy bài viết trên đây thuốc nam Triệu Hòa đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất và hữu ích nhất vềbài thuốc chữa bệnh từ cây bồng bồng – cây bán hạ nam – cốt khí củ. Hi vọng góp phần giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định và sử dụng hợp lý những loại cây thuốc tuyệt vời này. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc nam Triệu Hòa tại đây.

Bài viết này được nhóm biên tập viên của Thuốc Nam triệu Hòa tham khảo từ những đơn vị uy tín, và theo như yêu cầu được ghi rõ có tham khảo Nguồn từ Bandantoc.vn.

Xem thêm: Bạn có biết bài thuốc từ cây sim – củ nâu – bòng bong – cây muồng trâu

Bạn vừa đọc xong bài viết: Chia sẻ bài thuốc chữa bệnh từ cây bồng bồng – cây bán hạ nam – cốt khí củ

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

CHAT ZALO
HN: 0981.025.987