Chào bạn chúng ta lại gặp nhau trong bài viết này, đây là bài viết nằm trong chuyên mục những cây thuốc quanh khu vườn quanh gia đình, Thuốc Nam Triệu Hòa.vn xin chia sẻ về bài thuốc chữa bệnh từ cây bằng lăng – sâm đất – cây xương khỉ – quả sấu bao gồm những thông tin hữu ích cho bạn để bạn có thể hiểu thêm về bài thuốc chữa bệnh từ cây bằng lăng – sâm đất – cây xương khỉ – quả sấu.
Ngoài ra còn có những cách sử dụng tuyệt vời cho loại cây thuốc hay – kỳ diệu này.
Khi chúng ta có những kiến thức hữu ích và có có tính xác thực từ những đơn vị uy tín thì bạn có thể sử dụng những loại cây thuốc xung quanh nhà để hỗ trợ cho việc bảo vệ sức khỏe dễ dàng hơn.
Bởi vì đây tất cả là những cây thuốc bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm xung quanh khu vườn nhà mình.
Bình thường chúng ta luôn luôn thấy những cây này nhưng chúng ta không biết đây là một cây có thể hỗ trợ cho bạn về vấn đề sức khỏe rất tốt. Không để bạn đợi lâu, bây giờ mời bạn đọc tiếp bài viết để hiểu rõ về bài thuốc chữa bệnh từ cây bằng lăng – sâm đất – cây xương khỉ – quả sấu.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây bằng lăng
– Bệnh tiểu đường: Dùng 50g lá già hoặc 50g quả khô với 0,5 lít nước, sau đó đun sôi. Chắt lấy phần nước, uống 4-6 cốc trong ngày có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt.
– Giảm cân: Lấy lá bằng lăng đun nước uống vừa giúp ngăn chặn sự tích tụ carbohydrate vừa giảm sự hình thành mỡ. Đặc biệt, đây là cách giảm cân hiệu quả đối với người bị bệnh tiểu đường loại 2.
– Bệnh gout: Lá bằng lăng có chứa valoneic acid dilatone có khả năng ức chế xanthine oxidase giúp giảm acid uric trong máu. Nhờ vậy, người bệnh gout có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình.
– Tiêu chảy, kiết lỵ: Vỏ thân bằng lăng tía 20-30g, cắt nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần/ngày; có thể tán bột hoặc nấu cao rồi bào chế thành viên để uống; dùng từ 7 – 10 ngày.
– Chữa bỏng: Vỏ thân bằng lăng tía 300g. Lấy 100g nấu với nước cho đặc dùng để rửa. Lượng còn lại 200g, băm nhỏ, nấu với 2 lần nước, lọc rồi cô thành cao lỏng; ngày bôi từ 2 – 3 lần. Lớp cao bôi lên vết thương sẽ se lại thành màng, có độ mềm và dai, tránh được bụi bẩn nên không cần băng.
– Chữa nấm da (hắc lào): Vỏ thân bằng lăng tía thái nhỏ, ngâm với cồn 600 với tỷ lệ 20 – 30% dùng bôi vào vùng có nấm da hoặc hắc lào.
– Làm giảm nhiễm khuẩn: Dùng vỏ bằng lăng nấu nước rồi cô đặc lại thành cao. Khi bôi lên vết thương sẽ giúp tạo lớp màng che phủ bảo vệ tránh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, cao này còn có tác dụng làm giảm cảm giác đau đớn mỗi lần thay băng.
– Bằng lăng giúp hỗ trợ bệnh lợi tiểu: Hãm lá bằng lăng như nước trà uống hằng ngày là một cách hiệu quả giúp lợi tiểu và phòng tránh các bệnh về đường tiết niệu.
Xem thêm: Tìm bài thuốc chữa bệnh từ cây vọng cách – cây dâu tằm – Cây cỏ tranh
Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất
1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Chuẩn bị: 75g sâm đất tươi hoặc 25g dược liệu này ở dạng khô.
Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc chung với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng từ 10 – 15 phút. Dùng mỗi ngày chỉ 1 thang thuốc duy nhất trong 1 tháng liên tục.
2. Điều trị tiêu chảy do hệ tiêu hóa hoạt động kém
Chuẩn bị: 15 – 30g sâm đất cùng với 15g đại táo.
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị rồi đun sôi với 1 – 1,5 lít nước để uống trong ngày như nước lọc. Chú ý mỗi ngày chỉ uống đúng 1 thang thuốc.
3. Chữa tiểu tiện quá nhiều
Chuẩn bị: 60g sâm đất kết hợp cùng với 50g rễ cây kim anh.
Thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 550ml đun trên lửa nhỏ. Tắt bếp ngay khi lượng nước rút xuống còn khoảng 250ml. Chia nước thuốc làm 2 lần uống/ngày. Sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc liên tục trong khoảng 5 ngày.
4. Điều trị chứng táo bón
Chuẩn bị: 30g lá sâm đất, 20g rễ đinh lăng, 30g lá vông non, 30g vừng đen rang nổ, 20g lá thiên lý non.
Thực hiện: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch với nước rồi nấu canh để ăn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng táo bón biến mất.
5. Điều trị kiết lỵ
Chuẩn bị: 100g lá sâm đất cùng với khoảng 100g cỏ sữa (có thể thêm 20g cỏ nhọ nồi nếu có biểu hiện đại tiện nhiều lần).
Thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm sắc chung với 400ml nước lọc trên lửa nhỏ. Khi lượng nước rút còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 lần uống/ngày. Nên uống khi thuốc còn hơi ấm.
6. Bài thuốc trị sỏi thận
Chuẩn bị: 1 lượng sâm đất khô vừa đủ.
Thực hiện: Đem tán nguyên liệu đã chuẩn bị thành bột mịn. Mỗi lần lấy khoảng 10g rồi hòa tan trong 1 lít nước sôi và uống như nước trà hằng ngày.
Xem thêm: Cây Dầu Giun là cây thuốc gì? Dùng chữa bệnh gì? Đặc điểm và cách trồng
Bài thuốc với cây xương khỉ
Dùng cho bệnh nhân ung thư:
Cây xương khỉ 30g, cây xạ đen 40g, hoa đu đủ đực 30g nấu với 1,5lít nước uống trong ngày.
Bệnh về gan:
Dùng toàn cây xương khỉ khoảng 30g (đã khô), 20g râu ngô, 12g lá cây vọng cách, 12g lá quao, 16g sâm đại hành, 10g trân bì. Sau đó dùng hỗn hợp trên sắc với 1.000ml nước sôi, đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Hỗ trợ chữa bệnh lở miệng:
Dùng 60g lá cây xương khỉ tươi, rửa sạch và để ráo. Sau đó thêm chút nước sạch và giã nát rồi lọc lấy nước. Dùng hỗn hợp đã giã nát ngậm và nuốt dần trong ngày. Ngoài ra, bạn nên xúc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày kết hợp với việc chải răng và vệ sinh sạch sẽ.
Hỗ trợ chữa khớp xương sưng đau:
Khi bị sưng đau khớp xương, dùng 30g cây xương khỉ, 20g rễ và thân cây gối hạc, 20g trâu cổ và 20g cây dâu tằm cùng với 1.200ml. Dùng sắc lấy 300ml và chia làm 3 lần sau bữa ăn trong ngày và uống liên tục trong 15 ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ để hỗ trợ điều trị bệnh
Cần phải lưu ý, không được sử dụng thuốc Tây y cùng lúc với cây xương khỉ. Nếu có sử dụng chung thì dùng cách nhau trong khoảng thời gian từ 45 – 60 phút.
Thực hiện đúng liều lượng thuốc được bào chế từ cây xương khỉ.
Không nên sử dụng chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh, như: Rượu, bia, thuốc lá.
Bệnh nhân ung thư nên kiêng tối đa thịt đỏ (bò, heo, dê), tôm, cá và sữa.
Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Xem thêm: Cây Cỏ Mực Là cây gì? Có dùng làm thuốc được không? Có hiệu quả không?
Bài thuốc chữa bệnh từ sấu
Điều trị nôn nghén, khó chịu ở phụ nữ mang thai
Cách 1: Phụ nữ mang thai hay nôn ói, lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt dùng ăn kèm cơm.
Cách 2: Sử dụng quả sấu xanh mang đi ngâm với đường dùng uống cũng hỗ trợ giảm nôn ói, khó chịu.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không dùng sấu quá thường xuyên hoặc quá nhiều. Điều này có thể làm tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai.
Chữa ho cho trẻ em
Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.
Chữa say rượu
Dùng 4 – 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống.
Chứng nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng
Lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong 1 tuần liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày.
Chữa lở ngứa
Lá sấu rửa sạch, sắc lấy nước để chữa mụn loét, hoại tử, vết thương lâu lành.
Tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng: 200g quả sấu tươi đã cạo vỏ đem hấp với đường, khi dùng pha với nước uống trong ngày. Ngày uống 2 – 3 lần.
Hoặc có thể dùng quả sấu để nấu canh chua với thịt nạc băm hoặc thái miếng nhỏ mỏng, món này vừa dễ làm, bổ dưỡng có thanh nhiệt và kích thích tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng.
Tăng cường tiêu hóa với sấu
Cách 1: Dùng sấu hấp với đường phèn để làm nước giải khát uống trong ngày.
Cách 2: Sử dụng quả sấu để nấu canh chua ăn ngay trong ngày.
Trị bỏng bằng sấu
Sử dụng vỏ sấu rửa sạch, giã nát bôi lên vết bỏng có thể làm mát da và hỗ trợ làm lành da.
Như vậy bài viết trên đây thuốc nam Triệu Hòa đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất và hữu ích nhất vềbài thuốc chữa bệnh từ cây bằng lăng – sâm đất – cây xương khỉ – quả sấu. Hi vọng góp phần giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định và sử dụng hợp lý những loại cây thuốc tuyệt vời này. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thuốc nam Triệu Hòa tại đây.
Bài viết này được nhóm biên tập viên của Thuốc Nam triệu Hòa tham khảo từ những đơn vị uy tín, và theo như yêu cầu được ghi rõ có tham khảo Nguồn từ Bandantoc.vn.
Xem thêm: Mời bạn xem bài thuốc từ cây lức dây – cây địa liền – cây tần quy