Không phải ai cũng biết tác dụng của mướp hương dùng làm gì?. Quả mướp hương rất quen thuộc thường được sử dụng trong các bữa ăn ngày. Mời bạn cùng thuốc nam triệu hoà. vn chia sẻ những điều cần biết tác dụng của mướp hương nhé.
1.Đặc điểm nhận biết cây mướp hương
Cây mướp là loại dây leo bằng tua cuốn, thân nhẵn có cạnh và khía dọc nhỏ. Đặc điểm lá mọc so le, 5 thùy, mép khía răng, gân lá chân vịt, ở dưới nổi rõ.
Màu sắc vàng, đơn tính, cùng gốc, mọc ở kẽ lá, hoa đực tụ họp thành chùm nhiều hoa rất đẹp.
Mướp có hình trụ, dài, thẳng hoặc hơi cong qua thời gian lâu thì chín, già, vỏ quả giữa hóa xơ, gọi là xơ mướp (ty qua lạc). mướp được trồng phổ biến dễ thích nghi và phát triển mạnh.
2. Những tác dụng mướp hương dùng trong chữa bệnh
Ngoài giá trị lấy quả làm thực phẩm hàng ngày, như dùng ngọn, hoa, quả nấu canh ăn để giải nhiệt mùa hè, giúp lợi tiểu, lợi đại tiện.
Quả mướp nấu với móng giò lợn, có tác dụng lợi sữa sau khi sinh lá và xơ có các thành phần saponin tritecpenic, phần genin là a xít oleanolic, hederagenin.
Những tác dụng mướp hương trong chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ
Đặc biệt xơ mướp còn có flavonoid, lá mướp và xơ mướp có tác dụng kéo dài thời gian đông máu ở trên động vật thí nghiệm (thỏ).
Công dụng này ở lá, mạnh hơn ở xơ. lá mướp có tác dụng hạ huyết áp (thỏ). lá và xơ mướp đều có tác dụng chống ho rõ rệt trên động vật thí nghiệm (chuột nhắt); chống viêm trừ đờm.
Dựa theo Y học cổ truyền, mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ thời xa xưa. Những bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc), đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau rất tốt.
3. Những chứng bệnh thường dùng mướp để chữa trị
– Điều trị viêm họng, ho, nhiều đờm, đờm dính máu: lá mướp, ngày 10 – 15g sắc uống hoặc lấy lá tươi, rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống bệnh giảm hơn.
– Điều trị đờm, trị ho, hen, khó thở: quả mướp non mới ra được khoảng 20 ngày, hái về, thái mỏng, sao vàng, ngày 20 – 30g, đun uống đều đặn.
– Điều trị viêm mũi, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi tanh, viêm xoang, ho và đau nửa đầu, viêm tuyến vú: rễ mướp, thân cây mướp, hoặc gốc cây mướp, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống ngày 15 – 30g hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả .
– Điều trị đau tức sườn ngực, đau cơ nhục: xơ mướp cắt nhỏ, sao vàng, tán bột, ngày uống 8-10g đều đặn.
– Điều trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung: xơ mướp sao đen, tán bột mịn uống ngày 8 – 10g đều.
Những chú ý khi sử dụng mướp hương
Đại đa số ai ai cũng biết mướp là “bảo bối”, không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn có giá trị dược liệu cao có nhiều tác dụng .
Nhưng đối với những người có cơ địa đặc biệt như dị ứng hoặc những người đang ốm, cố gắng không ăn mướp, nếu không có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc gây khó chịu cho cơ thể mệt mỏi.
Dựa theo lý luận của y học cổ truyền Trung Quốc, mướp có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc, hoạt huyết, nhưng đối với những người có thể trạng yếu, lạnh thì không nên ăn mướp ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trường hợp những người bị tiêu chảy, kiết lỵ thì không nên ăn mướp trong thời gian bị bệnh, nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.
Các loại thực phẩm không nên ăn với mướp cần biết
Mướp và củ cải trắng đều là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, ăn riêng lẻ thì không có vấn đề gì.
Nhưng nếu cả hai ăn cùng nhau hoặc ăn cùng một lúc có thể gây khó chịu cho cơ thể mệt mỏi.
Đồng thời, theo y học cổ truyền Trung Quốc khi nam giới ăn cùng lúc 2 loại thực phẩm này có thể khiến chức năng tình dục bị giảm sút, sinh lực bị tổn hại sinh lý.
Tuy nhiên vẫn cần có thông tin nghiên cứu để xác thực thêm.
Bên cạnh đó, cả hai loại thực phẩm (củ cải trắng và mướp) đều là thực phẩm lạnh và ăn cùng nhau sẽ khiến cơ thể bị cảm lạnh và lạnh cùng một lúc, điều này sẽ dễ gây ra sự khó chịu mệt mỏi
Mướp và cải bó xôi cũng nó có tính lạnh, chứa nhiều chất xơ và chất bột đường, nếu ăn chung làm tăng nhanh nhu động đường ruột, có thể gây rối loạn đường tiêu hóa, thậm chí gây đi ngoài.
Nếu mướp bị nhiễm độc sẽ bị đắng do nhiều nguyên nhân như môi trường trồng không tốt hoặc bảo quản không đúng cách, mướp sẽ bị đắng.
Khi bón phân không đúng cách cũng sẽ làm mướp đắng hoặc nhiệt độ cao liên tục và thời tiết hanh khô hoặc không đủ ánh sáng liên tục trong quá trình sinh trưởng có thể khiến mướp bị suy dinh dưỡng .
Không nên ăn mướp hương bị đắng có thể gây chóng mặt, suy nhược, co thắt dạ dày và các triệu chứng ngộ độc khác sau khi ăn cần chú ý.
Bởi vì trong mướp đắng có chứa một chất alkaloid glycoside, nói đúng ra là một loại độc tố tồn tại trong thực vật, con người rất nhạy cảm với độc tính của loại độc tố này và rất dễ bị ngộ độc nguy hiểm.