Thuốc Nam là gì?- Thuốc Bắc là gì? Y Học Cổ Truyền Là Gì?

Trong quá trình chúng ta sống thì đến một ngày nào đó bạn sẽ càn tìm thấy rất nhiều thông tin liên quan tới sức khỏe và vấn đề thuốc là một trong những vấn đề chúng ta cần quan tâm.

Thông thường thì chúng ta sẽ tìm kiếm các loại thuốc tây từ Tây y hiện đại du nhập từ phương tây, châu Âu, tuy nhiên còn một nền y học nữa còn lại học cổ truyền có các sản phẩm về thuốc bắc, thuốc nam, thuốc đông y, thuốc Đông Tây y kết hợp.

Chính vì điều này có rất nhiều định nghĩa vật có nhiều điều mà chúng ta cần phải hiểu biết trước khi chúng ta quyết định sử dụng phương pháp nào để hỗ trợ điều trị cũng như là điều trị bệnh tật cho bản thân mình và người thân.

Trong bài viết này là những tài liệu tham khảo để bạn có thể hiểu hơn về định nghĩa các sản phẩm thuốc nam, thuốc Bắc hay các sản phẩm thuốc y học cổ truyền các sản phẩm Đông Tây y kết hợp.

Thuốc Nam - Thuốc Bắc là gì? Y Học Cổ Truyền Là Gì?
Thuốc Nam – Thuốc Bắc là gì? Y Học Cổ Truyền Là Gì?

Hầu hết các loại thuốc này đều được làm từ thảo mộc và nhìn qua thì rất khó phân biệt được cũng như không biết được thuốc nào tốt hơn.

Bác sĩ Trần Danh Tài – Chủ tịc Hội Đông y Lâm Đồng cho biết, nói một cách đơn giản thuốc Bắc là thuốc được đưa từ phương Bắc (ý nói nước Trung Quốc) vào nước ta; còn thuốc Nam là thuốc được thu hái và chế biến tại nước ta (Việt Nam). Nhưng thuốc tốt, nghĩa là phải có tác dụng chữa bệnh.

Thuốc Bắc hay thuốc Nam dù đắt hay rẻ mà không có tác dụng chữa bệnh, gây nguy hại cho người bệnh đều không tốt.

Ví dụ: Sâm Cao Ly (của Triều Tiên) hay Hồng sâm (của Trung Quốc) là những vị thuốc quý và đắt tiền thật sự. Nhưng ở một bệnh nhân đang bị tiêu chảy hay sốt cao mà dùng thì bệnh sẽ nặng hơn thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Còn cỏ mực là thứ mọc hoang ở mọi nơi, chỉ cần một vẹn tay (khoảng 100 gr) có thể cứu được một bệnh nhân băng huyết…

Cũng theo ông, Đông dược nói chung (kể cả thuốc Bắc và Nam) hầu hết đều sử dụng thảo mộc. Mà cây cỏ mọc ở xứ sở nào, địa phương nào thì phù hợp với con người (kể cả động vật) ở xứ sở đó, địa phương đó hơn, có tác dụng chữa bệnh tốt hơn.

Vị danh y Tuệ Tĩnh của nước ta trước đây (người đã được triều đình nhà Minh mời sang để trị bệnh cho vua Minh) đã có một câu nói rất nổi tiếng: “Nam dược trị Nam nhân” cho đến nay vẫn là một phương châm bất hủ về quan niệm dùng thuốc của nhân dân ta.

Khi có bệnh phải dùng đến thuốc thì không nhất thiết cứ phải là thuốc Bắc. Thuốc Bắc đắt (gấp nhiều lần so với thuốc Nam) mà nhiều khi chưa chắc là thuốc Bắc thật sự vì một số người đã lợi dụng tâm lý của người bệnh nên “biến” thuốc Nam thành thuốc Bắc. Người bệnh uống thuốc Nam lại phải trả tiền thuốc Bắc.

Thuốc hay (tức là chữa được bệnh), hoặc không hay (tức là không chữa được bệnh) là tùy thuộc vào trình độ, khả năng, kinh nghiệm của thầy thuốc và chất lượng của thuốc. Nhiều khi chỉ cần sử dụng mấy thứ cây cỏ xung quanh nhà hoặc mua một số vị thuốc Nam, không đáng bao nhiêu tiền nhưng lại chữa được bệnh.

Y học Cổ truyền Việt Nam

Y học Cổ truyền Việt Nam là một ngành y học nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức, kinh nghiệm trong phòng ngừa, chẩn đoán, duy trì, cải thiện, điều trị và phục hồi bệnh thể chất và tinh thần dựa trên các hiểu biết từ y học dân gian, y học phương đông và y học hiện đại.

Xem thêm:  Cherry: Điều Gì Khiến Chúng Dù Đắt Đỏ Vẫn Được Nhiều Người Ưa Chuộng?
Y học Cổ truyền Việt Nam
Y học Cổ truyền Việt Nam

Y học cổ truyền Việt Nam bị chi phối nhiều bởi Đông y với nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lý Quốc Sư, Hải Thượng Lãn Ông (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng “Nam dược trị Nam nhân” – thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam).

Lịch sử Y học cổ truyền

Y học cổ truyền Việt Nam phát triển cùng chiều dài lịch sử của dân tộc, chịu ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế nông nghiệp và nền văn hóa phương đông, hiện nay dưới ánh sáng của khoa học, Y học cổ truyền đã bước vào 1 giai đoạn mới.

Lịch sử Y học cổ truyền

Có thể được chia ra các giai đoạn:

  • Y học cổ truyền giai đoạn cổ đại
  • Y học cổ truyền giai đoạn phong kiến và đô hộ phương bắc
  • Y học cổ truyền giai đoạn cận đại, đương đại, hiện đại

Các phương thức

Thuốc và dược liệu

Sử dụng các dược liệu từ cây cỏ, động vật, khoáng vật bản địa quen thuộc, hay gọi là Thuốc Nam. Cách chế biến cũng chuộng cách dùng nguyên liệu ở dạng tươi hoặc sấy khô chứ không nấu ra thành cao hoặc bào chế cầu kỳ.

Những rau trái quen thuộc trong ngành ẩm thực như đậu xanh, rau sam, rau răm, kinh giới, cải cúc, rau muống đều được dùng như một vị thuốc. Cây cỏ hoang dại như vòi voi, cóc mẳn, mộc hương đều có mặt trong một số bài thuốc.

Thuốc và dược liệu

Một số loài hoa như thược dược,ngọc lan, nhài, hoa hồng, mào gà cũng được xem là vị thuốc để chữa bệnh. Đó là chưa kể những loài thảo mộc không ăn được như chùm kết, cà độc dược, lá tre, v.v.

Họa hoằn mới thấy có bài thuốc dùng động vật như con nhộng, con nhện, trứng gà, tiết vịt.

Ngoài những toa thuốc uống vào trong người, có loại dùng xoa đắp, bôi ngoài da hoặc xông hơi. Cách đo lường lượng thuốc so với thuốc Bắc cũng tương đối di dịch chứ không chính xác mấy. Thay vì cân đong thành từng chỉ, từng lạng thì đơn thuốc dùng muỗng, dùng chén.

Can thiệp

Y học cổ truyền có các phương pháp can thiệp cục bộ và toàn thân khá đa dạng dựa trên các kinh nghiệm điều trị lâu đời như:

  • Hào châm, trường châm, ôn châm, điện châm, từ châm…
  • Cứu: điếu ngãi, cách gừng
  • Chườm ngãi, chườm nóng, chườm muối, chườm túi thuốc, chườm đá nóng, đá lạnh…
  • Xoa bóp (ngày nay thông dụng còn phổ biến hình thức mát xa, vật lý trị liệu)
  • Bấm huyệt
  • Bó thuốc, bó nắn thạch cao
  • Kéo nắn cột sống, kéo dãn cột sống, kéo nắn xương, nắn khớp
  • Ngâm thuốc
  • Xông thuốc
  • Thủy châm
  • Xẩm
  • Cấy chỉ
  • Chích xơ trĩ
  • Chích lễ, rạch da…
  • Tập dưỡng sinh
  • Ăn uống trị liệu (Thực dưỡng trị liệu)
  • Tâm lý trị liệu
  • Ngoại khoa Y học cổ truyền: đã được nhắc tới trong các tác phẩm, giai thoại của các vị thầy thuốc y học cổ truyền cổ đại như phép cạo xương, lấy độc, mổ xẻ nhưng ngành này khá kém phát triển trong một thời gian khá dài, bị lu mờ bởi nội khoa y học cổ truyền.

Ứng dụng

Thường trị những căn bệnh phổ thông như đau lưng, cột sống, tê, đau, mỏi tay chân, ho, sốt, hóc xương cá, mệt mỏi, trúng độc, đầy bụng, bỏng da, trĩ. Bệnh yết hầu và đậu mùa vì là những chứng bệnh phổ biến nên cũng có nhiều bài thuốc để chữa trị trong sách cổ.

Nói chung bài thuốc về thuốc Nam so với thuốc Bắc sách vở không ghi chép lại nhiều vì phương thức có tính cách dân dã. Tuy nhiên thuốc Nam cũng có một truyền thống lâu đời như được ghi lại trong bộ Nam dược thần hiệu 11 cuốn của danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ 14), Nam dược chỉ danh truyền, Tiểu nhi khoa diễn Quốc âm v.v.

danh y Tuệ Tĩnh
danh y Tuệ Tĩnh

Làng Đại Yên thuộc Hà Nội cho đến cuối thế kỷ 20 còn là nơi chuyên trồng cây thuốc và họp chợ bán thuốc Nam.

Xem thêm:  Tác Dụng Cây Mộc Hương Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Trong dân gian người chữa bệnh tục gọi là thầy lang hay ông lang thường là người tự học hay tìm được thày giỏi mà biết được nhiều bài thuốc hay chứ không có trường dạy riêng nghề thuốc.

Trong hệ thống y tế do các bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền phụ trách.

Ngoài việc ứng dụng trong ngành y tế cho con người, thuốc Nam ngày nay còn được dùng trong ngành thú y như bệnh lở mồm long móng của loài mục súc hoặc nhiễm vi khuẩn E. coli của heo.

Y học cổ truyền hiện đại

Việc kết hợp giữa Y học cổ truyền và y khoa do bác sĩ y học cổ truyền đảm nhận, còn gọi là Đông Tây y kết hợp. Các bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền sử dụng các kiến thức, phương tiện y khoa hiện đại và hệ thống khám, lý luận của y học phương đông, dân gian để thực hiện chẩn đoán, quyết định phương thức điều trị thích hợp.

Các loại thuốc dược liệu, bài thuốc được các dược sĩ, công ty dược nghiên cứu, tạo ra nhiều chế phẩm dạng thuốc dễ sử dụng và bảo quản.

Thuốc nổi tiếng trong ngành này có thể kể đến là Berberin, các loại thuốc an thần, gây ngủ, hoạt huyết dưỡng não, xương khớp, tiêu hóa được sử dụng khá hiệu quả, không gây tác dụng phụ.

Thuốc Bắc là gì?

Thuốc Bắc là cách gọi ở Việt Nam đối với các loại thuốc được sử dụng trong Đông y của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam là thuốc theo Y học Cổ truyền Việt Nam.

Thuốc Bắc là gì?
Thuốc Bắc là gì?

Ở Trung Quốc gọi thuốc này là Trung dược (中药 – zhōngyào), Hán dược (汉药, 漢藥), v.v… Thuốc Bắc được sử dụng rộng rãi ở các nước có ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và trong cộng đồng người Hoa.

YouTube video

Phân loại

  • Phân theo tính, thuốc Bắc chia làm 5 tính căn bản: tính hàn (lạnh), lương (mát), nhiệt (nóng), ôn (ấm), bình (trung bình so với 4 tính kia).
  • Phân theo vị, thuốc Bắc chia làm 5 vị: ngọt, cay, đắng, chua, mặn.
  • Phân theo nguyên liệu có ba loại: thực vật, động vật, khác. Người làm thuốc Bắc có thể khai thác các phần khác nhau của một loài thực vật như: rễ, củ, thân, vỏ (vỏ rễ, vỏ thân, vỏ quả, vỏ củ…), lá, hoa, quả, hạt), các bộ phận cơ thể động vật như: xương, da, thịt, mỡ, nội tạng, (thậm chí cả sừng, vây, móng, lông… của chúng), một số loại khoáng chất và tinh thể như hoàng thổ, thạch tín, băng phiến,… làm thuốc Bắc.

Bào chế

Các loại thuốc Bắc có nguồn gốc thực vật nói chung hay được phơi khô, tẩm sấy. Tuy nhiên cũng có vị thuốc Bắc được giữ tươi như nhân sâm chẳng hạn. Các loại có nguồn gốc động vật có thể được đem sấy khô (như vây cá mập), ngâm rượu (như tắc kè, cá ngựa, các bộ phận sinh dục của con đực), nấu thành cao (cao hổ cốt, cao khỉ, v.v…).

Kê thuốc

Để có một đơn thuốc Bắc, các thầy thuốc thường áp dụng phương pháp chẩn đoán truyền thống của y học cổ truyền Trung Quốc là bắt mạch, xem sắc thái). Một khi đã xác định được bệnh, thầy thuốc thường kê nhiều loại thuốc Bắc phối hợp với nhau theo một phương thức và tỷ lệ nhất định vào trong một đơn vị gọi là thang thuốc.

thuốc Bắc phối hợp với nhau theo một phương thức và tỷ lệ nhất định vào trong một đơn vị gọi là thang thuốc.
thuốc Bắc phối hợp với nhau theo một phương thức và tỷ lệ nhất định vào trong một đơn vị gọi là thang thuốc.

Hiếm khi dùng chỉ riêng một loại thuốc Bắc. Nếu có, thường dùng để giải thuốc, cấp cứu hay dùng ngoài gọi là toa độc vị. Y học cổ truyền Trung Quốc dựa vào thuyết âm dương ngũ hành để phối hợp các vị thuốc Bắc.

Sử dụng thuốc

Người bệnh thường được đề nghị dùng nhiều thang, nhiều phương thang cho một đợt điều trị. Nhìn chung, điều trị bằng thuốc Bắc thường mất thời gian hơn so với điều trị bằng y học hiện đại đối với cùng một loại bệnh.

Thuốc Bắc được dùng qua đường miệng là chủ yếu. Thuốc đem luộc, hãm, ninh trong nước (sắc thuốc) theo tỷ lệ do thầy thuốc đề nghị, chẳng hạn như một thang thuốc với bao nhiêu bát nước và đun trong khoảng thời gian bao lâu để còn bao nhiêu bát thuốc nước.

Đối với người bệnh không có điều kiện sắc thuốc, thầy thuốc có thể cho dùng thuốc đã bào chế thành viên. Đối với thuốc Bắc ngâm rượu bao gồm cả bộ phận động vật ngâm rượu hay cao đem ngâm rượu, thầy thuốc cũng hướng dẫn cách sử dụng chặt chẽ về thời gian, thời điểm, khối lượng, đối tượng dùng, chỉ định và chống chỉ định.

Xem thêm:  Bé Bị Khản Tiếng Không Ho Nguyên Nhân Nào Cách Chữa Hiệu Quả

Ngoài ra, thuốc Bắc cũng có thể dùng để chườm, đắp, bôi, bó, xông hoặc để trong gối dùng khi đi ngủ.

thuốc Bắc cũng có thể dùng để chườm, đắp, bôi, bó, xông hoặc để trong gối dùng khi đi ngủ.

Thuốc Bắc còn có thể dùng làm thực phẩm trị liệu như tiềm (hầm) với gà, gân, nấu canh với cá, xương, nạc, nẫu lẩu, làm kẹo ngậm…

Để tránh phản ứng giữa các kim loại với chất hoạt tính sinh học trong thuốc, phương pháp sắc thuốc truyền thống là sử dụng nồi bằng đất nung hoặc gốm sứ. Với hàm lượng chất hoạt tính sinh học trong thuốc rất nhỏ, cỡ vài mg/lít và khi sắc thuốc, nước sôi đến 100 độ C nên rất dễ phản ứng với các tạp chất có trong nước như các kim loại chuyển tiếp Crôm, Niken, Sắt… tạo thành các chất cơ kim làm giảm tác dụng và gây các tác dụng phụ cho người uống thuốc. Để loại trừ các phản ứng của thuốc với tạp chất của nước thì tốt nhất là dùng nước cất để sắc thuốc bắc.

Tác dụng phụ

Nhiều người cho rằng thuốc Bắc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, nên không có tác dụng phụ. Điều này dẫn đến các cách sử dụng thuốc Bắc sai lầm như dùng quá liều quá lâu, phối hợp các vị thuốc không theo tỷ lệ hợp lý. Thực tế mỗi vị thuốc đều có thể tác động tới nhiều cơ quan. Trong quá trình điều trị bệnh phát sinh ở một cơ quan này, thuốc đồng thời gây ra tác dụng phụ không mong muốn ở cơ quan khác.

Các vị thuốc Bắc

Các vị thuốc Bắc được cất riêng theo vị tại một cửa hàng thuốc Bắc ở Vancouver, Canada.

Thuốc Bắc có rất nhiều vị. Người ta hay nói có 108 vị thuốc Bắc, nhưng con số này không chính xác. Trung Hoa dược điển của Trung Quốc cho biết có tới vài trăm vị.

Các vị thuốc Bắc được cất riêng theo vị tại một cửa hàng thuốc Bắc ở Vancouver, Canada.

Dân gian Việt Nam có bài thơ về mối tính nam nữ trong đó có nhiều từ mang đồng âm khác nghĩa trong đó có nghĩa các loại thuốc Bắc.

Trước kính lạy trông ơn bối mẫu,
Sau tỏ lòng thục nữ hồng hoa.
Đôi ta từ bán hạ giao hòa,
Lòng những ước liên kiều hai họ.
Duyên xích thược anh đà gắn bó,
Nghĩa quế chi em khá ghi lòng.
Mặc dù ai trỗi tiếng phòng phong,
Đôi ta nguyện cùng nhau cát cánh.
Ngồi nhớ tới đào nhơn cám cảnh,
Nỡ để cho quân tử ưu phiền.
Muốn sao cho nhơn nghĩa huỳnh liên,
Thì mới đặng vui vầy viễn chí.
Ngồi buồn chốn mạch môn thăn thỉ,
Nhớ thuyền quyên tục đoạn gan vàng.
Ơn cha mẹ nghĩa tợ hoài san,
Công song nhạc tình đà đỗ trọng.
Ngày vái tới thiên môn lồng lộng,
Đêm nguyện cùng thục địa chiếu tri.
Dạ muốn cho trọn chữ đương quy,
Vậy nên phải cạn lời bạch truật.
Bấy lâu tưởng linh tiêu phục dực,
Nay mới tường độc hoạt loan phòng.
Trách dạ em nhiều nỗi xuyên khung,
Chạnh tủi phận lòng này cam toại.
Vì nhẫn nhục không trông trái phải,
Nỡ phụ người bạch chỉ chi nhân.
Tưởng cùng nhau tụ hội châu trần,
Hay đâu bậu ký sanh viễn địa.
Này kinh giới chẳng toàn nhơn nghĩa,
Chốn tiền hồ nguyệt kết liễu châm.
Tai vẳng nghe nổi tiếng huỳnh cầm,
Chạnh tủi phận đằm đằm trạch tả.
Nhớ trinh nữ lòng dao cắt dạ,
Quặn nhơn bào tựa muối xát lòng.
Ngùi châu sa lụy ngọc ròng ròng,
Đoạn thần khúc đề thơ trách bậu.

(Vô danh)

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng có bài thơ nổi tiếng với tựa đề “Khóc chồng làm thuốc” trong đó có các từ đồng âm khác nghĩa mà có nghĩa chỉ các loại thuốc Bắc.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì?
Thương chồng nên nỗi khóc tì ti!
Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo,
Cay đắng chàng ơi vị quế chi.
Thạch nhũ, trần bì sao để lại,
Qui thân, liên nhục tẩm mang đi.
Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ.
Sinh ký chàng ôi tử tắc quy.

YouTube video

Kết luận Thuốc Nam – Thuốc Bắc:

Như vậy trên đây bài viết đã giúp bạn có nhiều thông tin hơn về định nghĩa thế nào là thuốc bắc thế nào là thuốc nam hay thế nào là các sản phẩm thuốc đông y và đông tây y kết hợp, thế nào là y học cổ truyền và cũng như xuất xứ của các nền y học này.

Hi vọng thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và sử dụng các phương pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình.

Bài viết có tham khảo:

  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Y_h%E1%BB%8Dc_C%E1%BB%95_truy%E1%BB%81n_Vi%E1%BB%87t_Nam
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BB%91c_B%E1%BA%AFc
  • http://vietycotruyen.com.vn/
  • youtube.com

Bạn vừa đọc xong bài viết: Thuốc Nam là gì?- Thuốc Bắc là gì? Y Học Cổ Truyền Là Gì?

Cảm ơn bạn đã ghé thăm website ThuocNamTrieuHoa.vn là nơi trưng bài các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả của Lương Y Triệu Thị Hòa . Nếu bạn có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với hotline của chúng tôi ở góc màn hình.

Lương Y Triệu Thị Hòa là ai?

Triệu Thị Bích Hòa thành lập Hội Đông Y xã Ba Vì - 30 Tháng 6 năm 1996 dưới sự đồng ý của Hội Đông Y Tỉnh Hà Tây (khi đó tỉnh Hà Tây chưa sát nhập vào thành phố Hà Nội). Sau này được Hội Đông Y Thành Phố Hà Nội công nhận Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao.

Lương Y Triệu Thị Hòa đặt nền móng cho cả Làng nghề Thuốc Nam Dân Tộc Dao Ba Vì hiện nay nói riêng và Dân Tộc Dao nói chung. Trên các mạng xã hội thậm chí các báo chính thống lớn tự đặt biệt danh cho Lương Y Triệu Thị Hòa là "Bà Trùm Đông Y". Xem thêm về Lương Y Triệu Thị Hòa.

Lương Y Triệu Thị Hòa đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cây Thuốc Người Dao Ba Vì"

Bìa sách Cây Thuốc Người Dao Ba Vì

Cuốn sách được tin tưởng và tài trợ bởi những quỹ uy tín bậc nhất thế giới Quỹ Rockefeller, Quỹ châu Á và Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, cuốn sách “Cây thuốc của người Dao Ba Vì” đã được biên soạn, góp phần cho cộng đồng người Dao ý thức trong bảo tồn và phát triển nghề.

Giấy phép xuất bản số: 92-2012/CXB/377-02/LĐ, in xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2012

Với hơn 507 cây thuốc quý hiếm được thống kê, hiệu đính về mặt chuyên môn của những chuyên gia đầu ngành dược Việt Nam, cũng chia sẻ những bài thuốc hay cho cộng đồng.

Lưu Ý: Lương Y Triệu Thị Hòa Nay Đã Ngoài 75 Tuổi Nên Không Thể Thường Xuyên Trực Tiếp Tư Vấn Cho Quý Khách Được, Mong Quý Khách Hàng Kính Mến Hết Sức Thông Cảm, Trí Tuệ Con Người Có Thể Để Lại Những Di Sản Vượt Xa Không Gian Thời Gian Nhưng Cơ Thể Vật Lý Không Thể Vượt Qua Giới Hạn Bất Biến Của Quy Luật Tuổi Tác, Tất Cả Các Sản Phẩm Tại ThuocNamTrieuHoa.vn Cam Kết 100% Sản Phẩm Chất Lượng Từ Lương Y và Được Tư Vấn Tận Tình Từ Dược Sĩ Đã Xác Minh Đủ Chuyên Môn Để Phục Vụ, Quý Khách Hàng Hoàn Toàn Có Thể Yên Tâm, Tại Đây Tuyệt Đối Không Có Dược Sĩ Giả, Sản Phẩm Giả.

Giao Hàng Tại Nhà Toàn Quốc Phục Vụ Quý Khách Kính Mến - Hãy Liên Hệ Hotline Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Sách cây thuốc người Dao Ba Vì

Thuốc Nam Triệu Hòa.vn Bảo Vệ Sức Khỏe Con Người Bằng Thảo Dược Quý Hiếm Từ Tản Viên Sơn Thánh

ZALO HN
ZALO HCM
HCM: 0385.034.610
HN: 0981.025.987